Theo một số nguồn tin thì Facebook Inc. đang nghiên cứu để tạo ra một loại tiền mã hóa cho phép người dùng chuyển tiền trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp của mình, trước hết tập trung vào thị trường chuyển tiền ở Ấn Độ.
Công ty đang phát triển một loại stablecoin – một loại tiền mã hóa được gắn giá trị với đồng đô la Mỹ để giảm thiểu sự biến động. Hiện tại, Facebook chưa thể phát hành coin bởi vì họ vẫn đang thực hiện chiến lược bao gồm cả kế hoạch cho tài sản lưu ký hoặc các loại tiền tệ thông thường sẽ được giữ để bảo vệ giá trị của stablecoin.
Facebook từ lâu đã được kỳ vọng sẽ có một động thái trong dịch vụ tài chính, sau khi thuê cựu chủ tịch PayPal David Marcus điều hành ứng dụng Messenger vào năm 2014. Vào tháng 5, Marcus đã trở thành người đứng đầu các sáng kiến blockchain của công ty. Facebook đã và đang tuyển dụng các chuyên gia và hiện có khoảng 40 người trong nhóm nghiên cứu blockchain.
Một phát ngôn viên của công ty cho biết trong một tuyên bố:
“Giống như nhiều công ty khác, Facebook đang khám phá các cách để tận dụng sức mạnh của công nghệ blockchain. Nhóm phát triển mới này đang khám phá nhiều ứng dụng khác nhau. Chúng tôi không có gì để chia sẻ thêm”.
WhatsApp, ứng dụng nhắn tin di động được mã hóa của công ty, rất phổ biến ở Ấn Độ, với hơn 200 triệu người dùng. Ngân hàng Thế giới cho biết đất nước này cũng dẫn đầu thế giới về lượng kiều hối khi người dân đã gửi 69 tỷ đô la trở về Ấn Độ vào năm 2017.
Năm vừa qua đã chứng kiến sự bùng nổ trong các dự án tiền mã hóa liên quan đến stablecoin. Theo Stable.Report, một trang web theo dõi stable token, có lúc đã có hơn 120 quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực này. Khái niệm này được tạo ra để tạo ra một đồng tiền mã hóa sẽ dễ sử dụng hơn nhiều khi mua bán hàng ngày vì nó sẽ ổn định hơn so với các loại tiền tệ như Bitcoin.
Ý tưởng đã được chứng minh là khó để thực hiện trong cuộc sống thực với việc ít nhất một dự án cao cấp đã bị đóng cửa trong những tuần gần đây. Một stablecoin được gọi là Basis gần đây đã đóng cửa sau tám tháng. Công ty Hoboken, có trụ sở tại New Jersey cho biết không có cách thức rõ ràng nào xung quanh việc được phân loại là chứng khoán hay tiền tệ. Điều này có thể làm giảm đáng kể số lượng người mua tiềm năng. Sự sụp đổ nhanh chóng xảy ra sau khi Basis thu hút những người ủng hộ nổi tiếng như Andreessen Horowitz và Kevin Warsh, cựu thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Stablecoin được biết tới nhiều nhất cho đến nay, Tether, cũng đã dính líu vào vô số những tranh cãi. Trong khi những người tạo ra Tether cho biết mỗi token của nó được hỗ trợ bởi một đô la Mỹ nhưng việc từ chối kiểm toán của công ty đã đặt ra những câu hỏi về tính minh bạch của những tuyên bố.
Facebook, mạng xã hội có hơn 2,5 tỷ người dùng toàn cầu, doanh thu hàng năm hơn 40 tỷ đô la và có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề thuộc về quy định, có thể có cơ hội tốt hơn để tạo ra một stablecoin. Nó sẽ là công ty công nghệ lớn đầu tiên khởi động một dự án như vậy. Mối quan hệ của công ty với Ấn Độ đã bị ảnh hưởng mạnh, chủ yếu là do một số trường hợp tin tức giả mạo lan truyền qua WhatsApp đã dẫn đến bạo lực ở đất nước này. Tuy nhiên, Facebook có cơ hội phát triển to lớn tại đất nước này khi mà Ấn Độ có tới 480 triệu người dùng internet, chỉ đứng sau Trung Quốc. Theo Forrester Research Inc, con số đó được dự đoán sẽ tăng lên 737 triệu vào năm 2022.
Theo: TapchiBitcon/bloomberg
Xem thêm:
Tin nhanh: Nguyên nhân giá Bitcoin bay qua mốc $ 4,100 là đây
Báo cáo: Chỉ có 37% trong số 460 triệu địa chỉ Bitcoin ‘có giá trị kinh tế’
8 thành tựu của Bitcoin trong năm 2018