Factom(FCT) là một giao thức gồm lớp dữ liệu nguồn mở nằm trên Bitcoin, cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng trên công nghệ Blockchain của Bitcoin. Các thẻ token của tiền mã hóa thuộc mạng lưới Factiom được gọi là Factoids. Đặc tính chủ chốt của Factom đó là nó khiến cho mọi người không thể điều chỉnh được những ghi chép – một hệ thống sổ cái không thể thay đổi.
Các doanh nghiệp và các chính phủ cũng có thể sử dụng Factom để lưu trữ thông tin của họ để không thể sửa đổi, xóa hoặc backdated. Công nghệ của Factom Coin phân quyền lưu trữ hồ sơ bằng cách bảo đảm rằng toàn bộ dữ liệu được lưu trữ vẫn còn nguyên vẹn, cung cấp sự minh bạch hoàn toàn, đồng thời duy trì sự riêng tư của người dùng trong một thế giới ngày càng kỹ thuật số.
Nếu ứng dụng của bạn cần một máy chủ trung tâm để phối hợp các quy trình, bạn có thể loại bỏ máy chủ trung tâm để sử dụng Factom. Không giống hầu hết các cơ sở dữ liệu, blockchain được phân phối trên Internet, làm cho nó không thể tắt được. Trong khi Bitcoin blockchain là một bản ghi của các giao dịch tài chính, Factom được thiết kế để lưu trữ bất kỳ loại dữ liệu. Điều này làm cho Factom trở thành nền tảng lý tưởng cho nhiều ứng dụng, bao gồm hệ thống tài chính, hồ sơ bệnh án, quản lý chuỗi cung ứng, hệ thống bỏ phiếu, sở hữu tài sản, các ứng dụng pháp lý và nhiều hơn nữa.
Factoids là gì?
Factoid là mã thông báo cơ bản cho phép bạn băm gì đó vào mạng Factom. Nguồn cung ban đầu sẽ được xác định bởi số lượng Factoids được bán trong quá trình bán phần mềm. Factoids được sử dụng như là một kỹ thuật chống thư rác, như bạn mua các khoản tín dụng đầu vào với các thẻ của bạn cho phép bạn thực hiện một hành động với Factom.
Bạn có thể sử dụng Factoids để mua Entry Credits với một giao dịch đơn giản. Giao thức làm việc chuyển đổi, do đó bạn có hiệu quả mua các tín dụng đầu vào từ giao thức. Bạn gán các khoản tín dụng đầu vào cho khóa công khai và sau đó không thể chuyển nhượng được.
Factom giải quyết vấn đề gì?
Vấn đề mà Factom giải quyết có lẽ là vấn đề cố hữu mà các blockchain luôn gặp phải. Điển hình là blockchain của bitcoin. Vì do quá chú trọng đến tính năng của blockchain là phi tập trung nên dẫn tới các vấn đề như sau:
- Tốc độ giao dịch của blockchain Bitcoin là rất chậm. Vì nó phi tập trung và do thuật toán của POW nên dẫn đến tình trạng xác nhận giao dịch phải mất tối thiểu 10 phút cho một giao dịch. Cộng thêm việc cần tới 6 xác nhận từ cộng đồng đôi khi một giao dịch cần tới hơn 1 giờ mới có thể hoàn tất.
- Phí giao dịch của Bitcoin mặc định là 0.01 mBTC. Nếu giá BTC theo USD tăng thì phí giao dịch cũng sẽ tăng theo. Đây có thể coi là một rào cản khá lớn đối với các ứng dụng mà có số lượng giao dịch lớn, sẽ làm cho chi phí cần trả cho các giao dịch sẽ không phải là một con số nhỏ.
- Sự quá tải do kích thước cho một khối của blockchain BTC chỉ là 1mb, nên chỉ có thể chứa được 7 giao dịch trong 1 giây. Tất cả mọi ứng dụng cần lưu trữ thì cần phải thêm vào lưu lượng giao dịch. Việc mở rộng lại khá khó khăn vì việc mở rộng blockchain đều vấp phải sự phản đối vì những người này sợ sẽ ảnh hưởng tới sự phân quyền của BTC.
Nên Factom ra đời để giải quyết ba vấn đề cố hữu này. Factom xây dựng một nền tảng mà trong đó các ứng dụng sẽ nhanh hơn, rẻ hơn nhưng lại không làm cho blockchain của BTC bị quá tải.
Giải pháp của Factom là gì?
Factom blockchain ra đời như một layer 2 cho blockchain của BTC nên việc mở rộng blockchain sẽ dễ dàng hơn và không bị hạn chế ở nhiều mặt. Với việc xử lý tất cả nội dung dữ liệu ở Factom blockchain và sắp xếp nội dung một cách đồng bộ, với tiêu đề và ChainID của từng block, thì việc tra xét các dữ liệu được lưu trữ sẽ rất thuận tiện và dễ dàng, hơn nữa còn đảm bảo tính bảo mật cho từng dữ liệu cá nhân.
Bên cạnh đó với việc cập nhật block liên tục mỗi phút, thì dữ liệu sẽ có thời gian chính xác và thuận tiện hơn. Và do Factom xử lý nội dung ở một layer khác nên chi phí cho một giao dịch sẽ rất thấp, tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp.
Factom blockchain gồm 04 phần với cấp cao nhất là Directory layer:
- Directory layer: Là mức phân cấp cao nhất trong blockchain Factom. Nó xác định ChainID cho các nội dung được nhập vào. Và cứ sau 1 phút thì một Directory block sẽ được niêm phong với một tiêu đề riêng cho mỗi ChainID. Sau khi được niêm phong thì Directory block sẽ được lưu lại blockchain của Bitcoin. Với việc làm này thì cần không cần phải blockchain quá lớn nhưng vẫn đảm bảo việc bảo mật bằng sức mạnh các hàm băm của Bitcoin.
- Entry block layer: Đây là phân cấp thứ hai của Factom. Entry block bao gồm những nội dung đã qua xử lý và sẽ có một tiêu đề riêng cho một Entry block. Sau đó cứ mỗi tiêu đề nào phù hợp với ChainID thì sẽ được lưu ở ChainID đó.
- Entries được xây dựng bởi người dùng. Với các nội dung cá nhân, riêng tư thì sau khi được xử lý bởi các hàm băm thì sẽ được lưu vào Entries bao gồm nội dung và ChainID. Đối với những thông tin công khai thì không cần phải xử lý bởi hàm băm mà sẽ được lưu luôn vào Entries. Sau đó mỗi Entries bao gồm nội dung và ChainID sẽ được xử lý một lần nữa để lưu vào Entries block.
- Chain có thể nói đây là sự logic về quy trình của Factom. Như Directory block cho biết rằng Chain nào vừa được cập nhật và Entries block cho biết Block nào vừa được thêm vào Chain. Nói đơn giản thì Chain cho biết việc nào vừa xảy ra trong blockchain đó.
Tương lai của đồng FCT Token
Factom blockchain được xem là một layer 2 của blockchain Bitcoin, nên Factom sẽ giải quyết được những vấn đề mà blockchain của Bitcoin đang gặp phải. Bên cạnh đó, thì việc lưu trữ dữ liệu và mã hóa các tài liệu cá nhân đối với các doanh nghiệp thì đây là một việc rất quan trọng.
Và Factom blockchain là người đi đầu cho giải pháp lưu trữ dữ liệu vào blockchain một cách an toàn hiệu quả và rất dễ dàng. Với việc sắp xếp dữ liệu theo ChainID và theo từng khối có thời gian thực, không khó để tra cứu các dữ liệu này ở trên blockchain, là việc khá mất thời gian với lượng block mỗi ngày một tăng lên.
Do đó nhu cầu sử dụng giải pháp của Factom sẽ rất lớn nên các máy chủ liên mạng hay các node sẽ cần phải tăng lên để đáp ứng đủ việc xử lý các dữ liệu từ các doanh nghiệp. Và sẽ dẫn tới việc cần một lượng lớn Factoid để chi trả cho hệ thống máy chủ và node này. Hơn nữa khi người dùng muốn ghi dữ liệu thì cần phải quy đổi Factoid sang EC và Factoid khi đó sẽ bị hủy khỏi hệ thống, dẫn tới tình trạng khan hiếm Factoid.
Với việc mỗi tháng chỉ tung ra 73,000 FCT thì lượng Factoid lưu hành hàng tháng sẽ được giới hạn, nên nếu nhu cầu đổi qua EC cao hơn số lượng FCT này thì số lượng FCT token lưu thông sẽ có xu hướng giảm đi. Giá của FCT token ảnh hưởng trực tiếp bởi nhu cầu sử dụng EC hay nhu cầu sử dụng thực của các doanh nghiệp.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- DPoS là gì ?
- Terra là gì?
Theo Tạp Chí Bitcoin