Một số Thống đốc và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) nói rằng cần tăng lãi suất nhiều hơn để kiềm chế lạm phát. Thống đốc Fed Lisa Cook cho biết:
“Chúng ta vẫn chưa hoàn thành việc tăng lãi suất”.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Minneapolis Neel Kashkari nhấn mạnh:
“Chúng ta cần tăng lãi suất mạnh mẽ để đặt trần lạm phát”.
Các quan chức Fed bàn về việc tăng lãi suất hơn nữa
Nhận xét của họ được đưa ra sau một tuyên bố tương tự của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Vào thứ 3, ông tuyên bố tăng bổ sung lãi suất sẽ là cần thiết để hạ nhiệt lạm phát.
Tại một sự kiện do Joint Center for Policy and Economic Studies tổ chức vào thứ 4, Thống đốc Fed Lisa Cook khẳng định:
“Chúng ta quyết tâm đưa lạm phát xuống mục tiêu … Vì vậy, tôi nghĩ vẫn chưa hoàn thành việc tăng lãi suất và chúng ta sẽ cần giữ lãi suất ở mức đủ hạn chế. Chúng ta hiện đang tiến từng bước nhỏ hơn. Điều này sẽ cho chúng ta thời gian để đánh giá tác động của những hành động nhanh chóng đối với nền kinh tế”.
Sau một loạt các đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản vào năm ngoái, Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản vào tuần trước lên 4,5-4,75%.
Trích dẫn báo cáo việc làm vào tháng 1 thể hiện tăng trưởng bảng lương phi nông nghiệp là 517.000, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết hôm thứ 4 tại Hội nghị Arkansas State University Agribusiness Conference:
“Chúng tôi đang thấy nỗ lực đó bắt đầu được đền đáp, nhưng còn phải đi xa hơn nữa. Đó có thể là một cuộc chiến đường dài, với lãi suất cao hơn trong thời gian lâu hơn so với một số người hiện đang mong đợi. Nhưng tôi sẽ không ngần ngại làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc của mình”.
Theo Chủ tịch Fed New York John Williams tại một sự kiện của Wall Street Journal hôm thứ 4, tăng lãi suất quỹ liên bang từ 5% đến 5,25% “có vẻ là một quan điểm rất hợp lý về những gì chúng ta cần làm trong năm nay để giảm tình trạng mất cân bằng nguồn cung và nhu cầu”.
Để không bỏ lỡ thông tin, mời quý độc giả theo dõi Telegram của chúng tôi: https://t.me/tapchibitcoinvn
Ngoài ra, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Minneapolis, Neel Kashkari, trả lời phỏng vấn hôm thứ 3:
“Chúng tôi có một công việc phải làm. Chúng tôi biết rằng tăng lãi suất có thể chấm dứt lạm phát. Chúng ta cần tăng lãi suất mạnh mẽ để thiết lập mức trần lạm phát, sau đó để chính sách tiền tệ vận hành tự nhiên xuyên suốt nền kinh tế… Tôi nhận thấy rằng chúng ta chưa đạt được đủ tiến bộ để tuyên bố chiến thắng”.
Fed New York: Bitcoin có hầu hết các tính năng của “kho lưu trữ giá trị”
Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho biết trong một báo cáo ngày 9/2 rằng Bitcoin hoạt động gần giống với kim loại quý như vàng nhưng cảnh báo nó chưa bao giờ có thể thay thế đô la Mỹ do tính biến động.
Sử dụng phương pháp định lượng phân tích thành phần chính, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra giá của Bitcoin dựa trên những thay đổi trong ngày của tỷ giá kỳ hạn trên thị trường tiền tệ trong khoảng thời gian 30 phút và 1 giờ trước và sau các thông báo của FOMC đã lên lịch.
Báo cáo dài 31 trang được Gianluca Benigno và Carlo Rosa chấp bút, đồng ý với khẳng định của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã vào năm 2021 rằng: “Tiền điện tử rất dễ biến động […] Nó giống tài sản để đầu cơ hơn, vì vậy chúng không được sử dụng đặc biệt như một phương tiện thanh toán. Về cơ bản, nó là một giải pháp thay thế cho vàng hơn là cho đô la”.
Báo cáo mới được xây dựng dựa trên phân tích của Powell để kết luận rằng Bitcoin hoạt động không phụ thuộc vào tin tức kinh tế vĩ mô:
“Kết quả chính là Bitcoin không có nhiều liên hệ với tất cả các tin tức vĩ mô mà chúng tôi xem xét ngoại trừ CPI. Điều này hoàn toàn trái ngược với các tài sản khác mà chúng tôi sử dụng để so sánh (vàng, bạc, S&P 500 và tỷ giá hối đoái song phương khác nhau). Tất cả các tài sản truyền thống khác phản ứng đối với tin tức kinh tế vĩ mô với hệ số kinh tế lớn và đáng kể”.
Báo cáo nhắc lại một niềm tin bấy lâu nay được giữ vững trong quy định rằng Bitcoin là “tài sản đầu cơ”, thêm vào đó hành động giá có xu hướng theo tin tức tiền tệ liên quan đến tương lai của chính sách, chẳng hạn như tuyên bố của FOMC về lãi suất và lạm phát, trong số các trường hợp khác – mà dường như đánh đố các nhà nghiên cứu.
Ví dụ, lạm phát ở Hoa Kỳ tăng đột biến có thể dẫn đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu cao hơn, khiến sản phẩm của một quốc gia kém hấp dẫn hơn trên thị trường toàn cầu. Các nhà nghiên cứu cho biết, điều này có thể khiến tiền tệ của quốc gia đó giảm giá trị, về mặt lý thuyết sẽ tương quan với gia tăng đột biến giá trị của Bitcoin.
Chỉ có bằng chứng là không thuyết phục.
Tuy nhiên, nếu Fed hành động để chống lại lạm phát bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn, điều này có thể dẫn đến tăng giá đô la Mỹ, có khả năng làm tăng tạm thời giá của tiền điện tử.
Fed đã phân tích phản ứng của giá Bitcoin trong khoảng thời gian 30 phút và 1 giờ so với các loại tiền fiat hàng đầu như yên Nhật (JPY), Euro (EUR), đô la Mỹ (USD) và bảng Anh (GBP) trong thời gian xảy ra sự kiện tin tức kinh tế vĩ mô quan trọng.
Thật thú vị, Fed nhận thấy Bitcoin không bị tin tức tiền tệ hoặc kinh tế vĩ mô ảnh hưởng. Tuy nhiên, Fed thừa nhận vẫn cần nghiên cứu thêm về dữ liệu rời rạc giữa Bitcoin và các yếu tố kinh tế vĩ mô để hiểu được những kết quả ban đầu này.
Cuối cùng, “chúng tôi thấy rằng Bitcoin không phản ứng với cả tin tức tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, Bitcoin không phản ứng với tin tức tiền tệ là điều khó hiểu vì nó đặt ra một số nghi ngờ về vai trò của lãi suất chiết khấu trong việc định giá Bitcoin”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- dForce bị tấn công lần nữa và hacker lấy đi 3,6 triệu đô la
- Top nhà phân tích cập nhật triển vọng giá cho Bitcoin, ADA, FTM sau khi Fed tăng lãi suất
- Giá Bitcoin dự kiến sẽ tăng vọt với hy vọng Fed Hoa Kỳ ngừng tăng lãi suất
Đình Đình
Theo AZCoin News