Bitcoin đã được coi là tài sản phòng hộ vĩ mô chống lại các nền kinh tế toàn cầu thất bại, nhưng một con số chính xác cho thấy điều này vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây của Nhà phân tích nghiên cứu cao cấp đã nhấn mạnh rằng có tồn tại mối tương quan giữa hai luận đề này và có lẽ mạnh hơn nhiều so với mọi người nghĩ.
Nhu cầu ngày càng tăng ở các nền kinh tế đang gặp khó khăn
Năm 2019, giá thị trường Bitcoin đã cho thấy mối tương quan 70% với tình hình hỗn loạn tăng cao dựa trên Chỉ số không chắc chắn của Chính sách kinh tế toàn cầu. Những phát hiện này xác nhận rằng sự không chắc chắn của chính sách kinh tế làm tăng vị thế của BTC như một kho lưu trữ giá trị cũng như một hàng rào tiềm năng cho thu nhập cao hơn.
Here’s another one on $BTC as a macro hedge – Global Economic Policy Uncertainty Index vs Bitcoin monthly closes.
So far this year, we’re at a 70% positive correlation. Similarly (63%) for the Global Geopolitical Risk Index.
Data from https://t.co/c2tSPLfdd3. pic.twitter.com/2XXiKkXQx1
— elias.eth (@eliasimos) 28 tháng 11, 2019
“Đây là một câu chuyện khác về BTC với vai trò hàng rào vĩ mô – Chỉ số không chắc chắn về chính sách kinh tế toàn cầu so với mức đóng hàng tháng của Bitcoin.
Cho đến nay, chúng tôi có mối tương quan tích cực 70%. Tương tự (63%) đối với Chỉ số rủi ro địa chính trị toàn cầu”.
Mối tương quan yếu hơn được tìm thấy với chỉ số rủi ro địa chính trị toàn cầu. Yếu tố vĩ mô tiềm năng phù hợp với hành vi của BTC, vốn chuyển động mạnh mẽ cùng nhận thức về rủi ro kinh tế, chẳng hạn như các can thiệp gần đây của Fed đối với việc thanh khoản qua đêm.
Nhu cầu Bitcoin cao hơn đáng kể ở các quốc gia có bất ổn về kinh tế và chính trị. Năm 2019, nhu cầu giao dịch OTC được mở rộng ở các nước Mỹ Latinh, thúc đẩy việc sử dụng LocalBitcoins. Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác cũng dần chấp nhận tiền điện tử.
Bitcoin đóng vai trò là một loại tiền tệ thay thế và là nguồn thu nhập dựa trên đồng đô la cho các quốc gia có nền kinh tế không vững chắc, tỷ giá hối đoái dao động hoặc hạn chế về thanh khoản. Năm 2019, lĩnh vực tiền điện tử của Nga tiếp tục phát triển, thúc đẩy khả năng áp dụng ở phương Tây.
Thật kỳ lạ, tài sản tiền điện tử vẫn đang được chấp nhận rộng rãi hơn ở các quốc gia phát triển và ổn định. Điều này có thể là do thanh khoản quá mức tích lũy trong thập kỷ qua, sau khi các ngân hàng trung ương quyết định nới lỏng định lượng chưa từng thấy.
Bitcoin có thể gặp suy thoái kinh tế đầu tiên
Nhu cầu BTC nói chung mở rộng tích cực vào năm 2019, được báo hiệu bởi hoạt động on-chain, địa chỉ hoạt động và sự tăng trưởng ví đáng kể. Sự hiện diện của Bitcoin được thiết lập với hơn 9.300 node trên toàn thế giới, một số trong đó xuất hiện ở các quốc gia có nền kinh tế khó khăn.
Nhưng ngay cả đầu cơ thị trường thuần túy cũng hướng theo tin tức về điều kiện kinh tế và chính trị nói chung thì Bitcoin hiện mong đợi tin tức kinh tế vĩ mô suy giảm ở các nước hàng đầu bất kể dữ liệu suy thoái vẫn chưa rõ ràng. Hiện vẫn chưa xác định chắc chắn liệu Bitcoin sẽ được coi là thiên đường chống lại rủi ro kinh tế hay chịu sự sụp đổ cùng với các loại tài sản khác?
Cho đến thời điểm hiện tại, Bitcoin sau một thập kỷ đã đạt được giá trị phục hồi đáng kể từ cuộc khủng hoảng thanh khoản năm 2008. Thập kỷ này cũng là một trong những sự kiện mở rộng kinh tế, trái ngược với khả năng suy thoái kinh tế hiện nay. Câu chuyện lớn khác ảnh hưởng đến BTC là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, có thể làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Năm 2019, nhu cầu bán lẻ BTC chiếm một phần nhỏ trong tất cả các giao dịch. Cá voi tiếp tục tích lũy coin, cùng với sự tăng trưởng quy mô lớn của ví tiền và nhiều lần chuyển tiền on-chain đáng kể.
- Thị trường tiền điện tử đang nói gì về tương lai của Bitcoin?
- Việc mở rộng bảng cân đối kế toán của Fed có ý nghĩa gì đối với Bitcoin
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Bitcoinist