Như đã biết, giá Bitcoin tăng hơn 10% trong tuần qua, do đó, hoàn toàn bình thường khi chúng ta liên tục bắt gặp các dòng tweet bàn về xu hướng tăng giá trên Twitter. Nhưng BTC đã hình thành đáy của đợt giảm cuối năm 2019 chưa? Phải chăng giá sẽ downside nhiều hơn trước khi chúng ta tiếp tục xu hướng tăng?
Chỉ số MACD hàng tháng báo hiệu xu hướng giảm
Biểu đồ BTC/USD hàng tháng | Nguồn: TradingView
Trên các khung thời gian khác nhau, đường phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) đã lao dốc vào ngày 1/12 và nến đỏ đầu tiên trên biểu đồ được hình thành.
Bitcoin chưa bao giờ có nến trước khi thay đổi chiều hướng của MACD trong toàn bộ lịch sử. Vì đây là một trong những chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất báo hiệu giao dịch tăng nên chắc chắn xu hướng giảm sẽ dài hơn so với mong muốn của hầu hết các trader.
Tuy nhiên, một điều tích cực đáng lưu ý là giai đoạn tăng giá cuối cùng là giai đoạn ngắn nhất mà MACD đã có trên biểu đồ Bitcoin, chỉ 6 tháng xanh trước khi chuyển sang màu đỏ. Như vậy, suy đoán về việc thị trường gấu kéo dài trong bao lâu là không hề đơn giản.
Nếu các giai đoạn này ngày càng ngắn hơn, có thể chúng ta sẽ thấy đáy và động thái đảo ngược thực sự sau 4 tháng nữa, dự kiến vào ngày 1 tháng 4 năm 2020.
Dải Bollinger hàng tháng
Biểu đồ BB BTC/USD hàng tháng | Nguồn: TradingView
Sử dụng kết hợp chỉ báo dải bollinger (BB) và khối lượng hàng tháng của Bitcoin, có thể thấy khối lượng đã giảm trong 2 năm qua. Diễn biến này có thể được giải thích theo nhiều cách. Một số người xem các lần breakout trong những điều kiện này là pump rất ngắn hạn, vì ở đó, không có trader thực sự quan tâm đến tài sản hoặc một số coi đó là thời điểm để tham lam khi những người khác sợ hãi và bắt đầu tích lũy.
Ngoài ra, pump ngắn hạn cũng một phần do cá voi tiếp tục di chuyển coin trong khi chờ đợi đáy.
Đường trung bình động (MA) của BB cho thấy 7.100 đô la là ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho Bitcoin. Nếu giá giảm xuống dưới 7.100 đô la và trượt qua ngưỡng kháng cự thì có khả năng Bitcoin sẽ từ từ tiến tới mức hỗ trợ của BB, hiện tại là 2.500 – 3.200 đô la tùy thuộc việc bạn thiết lập BB.
Mức đáy của vùng hỗ trợ BB là 3.200 đô la. Tuy nhiên, trader Keith Wareing tin rằng giá sẽ không về mức thấp này. Vùng hỗ trợ ngay tại BB đang dần trở nên cao hơn theo tháng. Nếu tiếp tục theo quỹ đạo này, mức hỗ trợ có thể lên tới 3.800 đô la vào ngày 1/4/2020.
Đối với Keith, đây là ngày hợp lý để hình thành đáy vì dự kiến sẽ halving phần thưởng vào tháng 5 và anh không phải là người duy nhất có chung quan điểm này. Người dùng Twitter Looposhi từng dự đoán đáy năm 2019 với độ chính xác đáng kinh ngạc vào năm ngoái mới đây đã khẳng định giá Bitcoin sẽ giao dịch khoảng 3.797 đô la.
Giá bị BB hàng tuần từ chối
Biểu đồ BTC/USD hàng tuần | Nguồn: TradingView
Chuyển sang BB hàng tuần, chúng ta có thể thấy Bitcoin đã chùn bước vào tuần trước. Nó đã bị mức MA 8.462 đô la từ chối và đẩy giá xuống phần thấp hơn của BB.
Do đó, cho đến khi Bitcoin đánh bại MA để tạo ra vùng hỗ trợ, thì không có lý do thực sự nào để tăng giá cả.
Bên cạnh đó, ngưỡng hỗ trợ 6.330 đô la là thành trì cuối cùng trước khi Bitcoin bắt đầu chấp nhận khả năng giảm về 4.000 đô la. Tuy nhiên, nếu Bitcoin có các động thái chạy đua khác, vượt qua rào cản 10.000 đô la thì tình thế sẽ đảo ngược. Bên cạnh đó, khi giá cao hơn một chút vào khoảng 10.500 đô la, BTC sẽ một lần nữa chật vật để duy trì và tăng trưởng.
Hiện tại, còn quá sớm để biết chính xác tình huống nào sẽ xảy ra, nhưng như đã nói, chỉ số hàng tuần của MACD chắc chắn cho chúng ta lý do khiến bò trở nên phấn khích.
Động lực tăng mạnh đang quay trở lại với chỉ số MACD
Biểu đồ RSI BTC/USD hàng tuần | Nguồn: TradingView
Trong khi Keith là fan hâm mộ lớn thường xuyên theo dõi chỉ số MACD hàng tuần vì anh cho rằng đây là chỉ số rất đáng tin cậy cho Bitcoin nhưng có một yếu tố không thể bỏ qua trong thiết lập hiện tại. Nếu giá Bitcoin tiếp tục duy trì trong phạm vi ngay bây giờ thêm 2-3 tuần nữa, đường MACD sẽ di chuyển lên.
Tuy nhiên, vị trí xung quanh đường zero không có vẻ quá ‘hot’. Nếu quan sát 2 lần giao cắt tăng giá gần nhất, chúng xảy ra tại – 472 và -899, trong đó, lần sau sẽ có nhiều động lực hơn.
Giao cắt ở -472 dẫn đến một số động lực tăng, nhưng ngay sau đó, giá Bitcoin lại giảm và đã chuyển sang xu hướng giảm. Với trường hợp hiện tại, liệu Bitcoin có giao cắt tăng giá trên chỉ báo MACD hàng tuần hay không mà nhiều trader cho rằng nó có khả năng xảy ra ở đâu đó khoảng -200 dưới đường zero? Nhưng điều đó có ý nghĩa gì cho động thái tăng giá tiếp theo?
Lịch sử cho chúng ta thấy rằng có lẽ còn quá sớm để hét lên “Bitcoin bull run” và cũng tương tự như vậy với chỉ số RSI khá yếu, hiện chỉ hiển thị mức 46,53 trên khung thời gian hàng tuần.
Tuy nhiên, các biểu đồ hàng ngày đang cho thấy những gì có thể mong đợi khi kết hợp cả 4 chỉ số được đề cập trong phân tích này.
Khung thời gian hàng ngày tăng hay giảm?
Biểu đồ BTC/USD hàng ngày | Nguồn: TradingView
Trên đây là những gì tác giả thấy như một thiết lập ngắn. Giá Bitcoin nằm ở đỉnh BB. Chỉ số RSI bị mua quá mức và khối lượng đang giảm, tuy nhiên, khối lượng thường ít hơn vào cuối tuần.
Điều cuối cùng mà tác giả đang chờ đợi là đường MACD chéo xuống. Hiện tại, chỉ báo MACD vẫn còn mạnh và chưa có dấu hiệu giảm.
Nếu có sự sụt giảm về giá, thì chỉ số MACD sẽ bắt đầu đi xuống và từ đây sẽ xem MA của BB là giá mục tiêu tại 7.400 đô la và mục tiêu này thực tế là do khoảng trống còn lại trên biểu đồ CME.
Biểu đồ BTC/USD hàng ngày | Nguồn: TradingView
CME hiện có khoảng trống ở mức 7.685 đô la. Mặc dù đây là một khoảng trống rất chặt chẽ mà một số người tranh luận gần như đã đóng vào tuần trước, nhưng thực tế vẫn còn đó trên biểu đồ và ai cũng nhìn thấy.
Đóng khoảng trống này chắc chắn sẽ buộc chỉ số MACD hàng ngày giảm và có khả năng chấm dứt đà tăng giá của Bitcoin.
Kịch bản giảm giá
Nếu khoảng trống CME được lấp đầy và Bitcoin tiếp tục giảm từ 7.865 đô la thì mức hỗ trợ sẽ là 7.400 đô la. Nếu mức này không giữ được, MA hàng tháng trên BB cho thấy 7.100 đô la là giá để bảo vệ.
Nếu cả hai mức này được giữ vững, thì cơ hội cuối cùng cho Bitcoin là 6.800 đô la trước khi ngày tận thế của hodler ập đến. Từ đây, sẽ xảy ra chu kỳ MACD tăng sang giảm khác trước khi tăng trở lại.
Kịch bản tăng giá
Không có nhiều thay đổi kể từ tuần trước. Chỉ báo MACD hàng ngày và hàng tuần đều tăng. Bitcoin sẽ tiếp tục trên con đường này nếu mức kháng cự chính 8.500 đô la bị phá vỡ.
Nếu thành công thì Bitcoin sẽ tăng ồ ạt, mở ra những bước nhảy vọt lớn hơn nhiều về mức giá 10.500 – 11.000 đô la. Như vậy, sau 2-3 tuần giá đi ngang, Bitcoin sẽ tăng giá không kém trong trung hạn.
Giá Bitcoin hôm nay | Nguồn : Coinmarketcap
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Tỷ lệ biến động Bitcoin gần đạt mức thấp của năm 2019 vào tháng 12
- Biến động Bitcoin tăng thúc đẩy khối lượng leo thang, OI Bakkt đạt ATH
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph