Giá Bitcoin (BTC) đang chịu áp lực giảm trong thời gian gần đây, chủ yếu đến từ các yếu tố kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nhờ dòng vốn ổn định từ các quỹ ETF, đồng tiền điện tử hàng đầu vẫn cho thấy sự kiên cường và duy trì kỳ vọng cho một cú bứt phá trong thời gian tới.
BTC ETF hé lộ góc nhìn thực tế của giới đầu tư
Dù thị trường đang mang màu sắc tiêu cực, các quỹ Bitcoin ETF lại ghi nhận dòng vốn vào đều đặn. Trong nhiều tháng qua, các quỹ ETF này chỉ chứng kiến 3 phiên bị rút vốn – kể cả khi xảy ra căng thẳng giữa Israel và Iran. Riêng trong tháng 7, các quỹ này đã thu hút tới 4,5 tỷ USD, nâng tổng dòng tiền tích lũy lên 48,95 tỷ USD.

Điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức vẫn xem Bitcoin ETF là một kênh đầu tư hấp dẫn. Tuy vậy, theo chia sẻ từ ông Mete Al – đồng sáng lập ICB Labs – Bitcoin vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi diễn biến của thị trường chứng khoán.
Dữ liệu on-chain cho thấy Bitcoin đang có động lực vĩ mô khá vững vàng nhờ vào vùng hỗ trợ lớn nằm từ 100.000 đến 103.000 USD. Trong vùng này (chính xác hơn là từ 100.668 đến 103.876 USD), các nhà đầu tư đã gom vào khoảng 574.170 BTC, tương đương hơn 61,4 tỷ USD.

Dù thị trường có điều chỉnh, BTC vẫn thường bật lại từ khu vực này, mang lại cảm giác ổn định nhất định. Mặc dù vùng cầu phía trên khoảng giá này vẫn tồn tại, nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện được lực hỗ trợ đủ mạnh để ngăn chặn khả năng giá tiếp tục giảm sâu.
Vùng cầu này cho thấy Bitcoin nhiều khả năng sẽ giữ vững được mốc trên 100.000 USD, và Mete AI cũng đồng tình với quan điểm này.
“Có vẻ như vùng cầu này sẽ còn duy trì thêm một thời gian nữa. Hiện đang có một số lượng lớn các lệnh mua giới hạn (limit bid) và quyền chọn mua (call option) được đặt quanh vùng giá này. Trừ khi có tin tức tiêu cực mạnh khiến giá đóng cửa dưới mốc 100.000 USD thì lực mua bắt đáy sẽ tiếp tục giữ vững vùng hỗ trợ này”, Mete chia sẻ.
BTC cần thêm thời gian để thực sự breakout
Theo dữ liệu từ Tạp Chí Bitcoin, BTC hiện đang giao dịch quanh mức 105.930 USD và tiếp tục gặp khó khăn trong việc giữ vững mốc 108.000 USD – điều càng củng cố mô hình nêm giảm (descending wedge) đã hình thành từ tháng trước. Việc không thể trụ lại ở 108.000 USD cho thấy áp lực bán vẫn còn khá lớn.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy tháng 7 thường là tháng “xanh” đối với Bitcoin, với mức lợi nhuận trung bình là 8,09%. Điều này mở ra khả năng BTC sẽ phục hồi trong tháng này. Dù vậy, kịch bản đó có thể đi kèm một đợt giảm về dưới 101.000 USD trước khi bật tăng lên khu vực 110.000 USD.

Dù các yếu tố tích cực vẫn hiện diện, nhà đầu tư vẫn nên chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Nếu thị trường tài chính toàn cầu rơi vào khủng hoảng mạnh, Bitcoin hoàn toàn có thể rơi về dưới 105.000 USD, thậm chí đâm thủng mốc 100.000 USD. Khi đó, các vùng hỗ trợ trọng yếu sẽ bị phá vỡ, khiến kịch bản tăng giá mất hiệu lực và mở ra một chu kỳ điều chỉnh sâu hơn cho Bitcoin.
- Bitcoin giữ vững khi các chất xúc tác chính hướng đến mục tiêu vượt qua mức 110.000 đô la
- Số liệu về stablecoin cho thấy đợt tăng giá của Bitcoin còn lâu mới kết thúc
Justin
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thẻ đính kèm:
- Bitcoin