Giải pháp cho thảm họa y tế của Trung Quốc có thể chỉ là một Blockchain

Updated: 31/07/2018 at 7:00

Vụ bê bối vắc-xin vẫn còn đang tiếp diễn ở Trung Quốc đã thúc đẩy một loạt các cuộc thảo luận trên mạng xã hội trong tuần qua về việc blockchain có thể ngăn chặn tình huống đó như thế nào – hoặc cách nó có thể được sử dụng để ngăn chặn điều tương tự trong tương lai.

ChangChun Changsheng Bio-technology, một công ty dược phẩm có trụ sở tại Cát Lâm, bị cáo buộc đã bán được khoảng 252.600 đơn vị vắc-xin DPT có vấn đề, không lâu sau khi công ty đại chúng niêm yết tại Thâm Quyến này bị phát hiện giả mạo dữ liệu trên khoảng 113.000 vắc-xin dại, theo một báo cáo từ Tờ Morning South China Post.

Đáng chú ý, đây không phải là vụ bê bối liên quan đến vắc-xin đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc trong năm qua. Một số công ty dược phẩm đã tham gia sản xuất và bán một số lượng lớn vắc-xin DPT, và phần lớn trong số chúng vẫn chưa được xử lí cho đến hiện tại.

Không nghi ngờ gì là sự phát giác hành vi sai trái mới nhất này đã gây ra một sự phản đối kịch liệt của công chúng đối với ngành công nghiệp dược phẩm đầy tai tiếng. Trung tâm của vấn đề này là một câu hỏi cốt lõi: làm thế nào các gia đình Trung Quốc có thể bảo vệ con cái của họ và bản thân họ?

Ý tưởng cho rằng blockchain có thể cho phép phân tán dữ liệu hiệu quả hơn về vắc-xin lan truyền ngay sau khi vụ bê bối vắc-xin dại bùng phát.

Một lập trình viên máy tính dưới tên người dùng @wstart đã đặt vấn đề này trên V2EX, một cộng đồng trực tuyến giống Reddit. Trong bài viết của mình, sau khi dành 14 giờ để khai thác và mã hóa dữ liệu, anh đã có thể xác định được vắc-xin có vấn đề ở 30 tỉnh.

Trong quá trình này, anh giải thích, rằng rất khó khi tìm cách thu thập tất cả thông tin anh cần, với việc một số vẫn còn chưa tìm được hoặc hoàn toàn không thể tìm kiếm được.

Và đó là khi cộng đồng tiền mã hóa ở Trung Quốc bắt đầu nổi lên và đề xuất blockchain như một giải pháp khả thi.

Chuỗi hóa dữ liệu

Như CoinDesk đưa tin hôm thứ Hai, Xiaolai Li, một trong những nhà đầu tư tiền mã hóa nổi tiếng nhất của nước này, cũng là một trong những nhà đầu tư đã châm ngòi cho cuộc thảo luận về việc chấp nhận áp dụng blockchain trong ngành dược phẩm.

Trong bài viết trên WeChat, nhà đầu tư tiền mã hóa cho rằng công nghệ có thể giúp cung cấp khả năng quan sát khi các loại thuốc di chuyển qua chuỗi cung ứng – như, khi chúng được vận chuyển từ cơ sở nơi chúng được tạo ra đến các bệnh viện phân phối chúng.

Theo một bình luận ẩn danh xuất hiện trên Jianshu, một trang blog ở Trung Quốc, tác giả cho rằng blockchain phần lớn đã bị “xấu xa hóa” bởi nhiều người vì đã xảy ra nhiều vụ bê bối bán token (Trung Quốc cấm ICO vào năm 2017).

Nhưng mọi người cũng nên tự nhắc nhở bản thân rằng blockchain chính nó chỉ là một công nghệ, những người đăng ẩn danh lập luận.

Và ý tưởng về việc các công ty Trung Quốc sử dụng blockchain cho các mục đích kiểm soát chuỗi cung ứng không phải là điều gì mới cả. Ví dụ, các công ty như JD.com và Walmart đã áp dụng công nghệ này để truy tìm các lô hàng thực phẩm.

Zhipeng Cheng, một nhà bình luận tài chính tại China Finance Online, một công ty thông tin tài chính có trụ sở tại Trung Quốc, đã đưa ra một kế hoạch chi tiết hơn về cách blockchain có thể được sử dụng trong ngành dược trong một bài xã luận đầu tuần này.

Bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, ông cho biết trong bài viết của mình, Viện kiểm soát thực phẩm và dược phẩm quốc gia (NIFDC) có thể thiết lập một chuỗi công khai cho công nghệ kiểm tra của mình và chia sẻ công nghệ cho việc theo dõi vắc-xin. Các viện và tổ chức có thể áp dụng và tham gia vào chuỗi công khai, ông lập luận.

Mặc dù chỉ là một công nghệ, Cheng tin rằng đất nước nên “tiếp nhận blockchain và đưa nó vào sử dụng thực tế”.

Từ ý tưởng đến thực tế?

Các tin tức tại địa phương cho thấy rằng phong trào này đã và đang diễn ra.

Tin tức Bắc Kinh, một thông tấn xã của chính phủ Bắc Kinh, đã đưa tin vào ngày 24 tháng 7 rằng một số công ty blockchain ở Trung Quốc đã phản hồi với những cuộc thảo luận ngày càng gia tăng về việc làm vắc-xin an toàn hơn và đã trả lời bằng cách đưa những từ khóa như “vắc-xin” và “vắc-xin nhúng vào chuỗi” trên tài khoản truyền thông xã hội của họ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhiệt tình về khái niệm này.

Câu hỏi “Một thuật toán toán học thực sự có thể giải quyết một cuộc khủng hoảng?” đã được đăng bởi một nhà bình luận trên DoNews, một trang web tin tức công nghệ ở Trung Quốc vào đầu tuần này.

Họ lập luận:

    “Công nghệ Blockchain không thể chấm dứt việc sản xuất vắc-xin có vấn đề và thậm chí sẽ khó thay đổi hiện trạng – bởi vì hoạt động của ngành công nghiệp này được tập trung hóa một cách sâu sắc. Nó chỉ đơn giản là một hộp đen ‘vô tận’. Không ai có thể biết được chắc chắn về tình trạng của hoạt động nội bộ cho đến khi bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào bị rò rỉ một lần nữa. Một khi điều đó xảy ra, “hệ thống” của nó sẽ cung cấp cho bạn một số loại ‘dữ liệu’ khiến cho bạn cảm thấy ngu ngốc”.

Tác giả sau đó kết luận rằng blockchain chỉ là một công nghệ, sẽ không giải quyết được các vấn đề xã hội phức tạp hơn nhiều vốn đã bắt rễ sâu trong xã hội Trung Quốc.

Một bài báo khác từ ngày 23 tháng 7 xuất hiện trên Zhihu, phiên bản Trung Quốc của Quora, cũng nghi ngờ tính khả thi của việc áp dụng blockchain từ một khía cạnh công nghệ.

Mọi người không thể đảm bảo “tính xác thực của thông tin gốc”, tác giả lập luận. “Ví dụ, thông tin về việc sản xuất vắc-xin có thể sai ngay cả trước khi nó được đưa vào chuỗi”.

Thật vậy, ít nhất một startup đã thu hút sự quan tâm từ các nhà quản lý về một tuyên bố rằng họ đang thiết lập một nền tảng blockchain cho mục đích này, như CoinDesk đã đưa tin trước đó.

Hoạt động kiểm duyệt

Các ví dụ cho thấy rằng có một cuộc thảo luận nghiêm túc đang diễn ra trong hệ sinh thái mạng truyền thông xã hội của Trung Quốc về tình trạng tiến thoái lưỡng nan này.

Nhưng vấn đề kiểm duyệt nhà nước hiện tại khiến cho việc nắm bắt chi tiết các cuộc hội thoại trở nên khó khăn và vượt ra ngoài tầm với của các thông tấn xã và các bài đăng trên blog cũng như các nhận xét đi kèm với chúng.

Ví dụ, trên Weibo, không có kết quả nào được hiển thị khi tìm kiếm từ khóa “blockchain” và “vắc-xin” – dấu hiệu cho thấy các bài đăng đó đang bị che giấu. Tuy nhiên, có thể chính blockchain sẽ cho phép các cuộc hội thoại diễn ra xoay quanh vấn đề vắc-xin.

Bài báo gốc – được mang tên là “Vị vua của Vắc-xin,” vốn đã công khai vụ bê bối mới nhất – hiện đang bị chặn trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, ai đó đã ghi lại vĩnh viễn nó trên blockchain ethereum, như được hiển thị trên Etherescan.

Bài đăng trên BTC123.com, một cộng đồn tiền mã hóa trực tuyến tại Trung Quốc, giải thích:

    “Vào lúc 2,49, 54 (s) ngày 22 tháng 7 năm 2018, một bài viết có tên ‘Vị vua của Vắc-xin’ đã được ghi lại vĩnh viễn trên Etherescan tại 6007493. Nó có thể chỉ là một bước nhỏ trong thế giới blockchain. Một ngày nào đó, nó có thể trở thành một bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại”.

Nguồn: Tapchibitcoin.vn/coindesk

Xem thêm:

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Vào ngày 13 tháng 5, giá Bitcoin (BTC) chứng kiến một đợt giảm giá tạm thời, xuống còn $101.870 sau khi đạt đỉnh $105.819. Mặc dù có sự điều chỉnh này, bức tranh tổng quan vẫn cho thấy diễn biến khá bất ngờ, đặc biệt khi những tin tức tích... ...

Dù Ethereum (ETH) hiện có vẻ “lặng sóng” quanh mốc 2.500 đô la, nhưng đằng sau sự im ắng đó là những tín hiệu mạnh mẽ cho một bước ngoặt lớn. Theo các nhà phân tích, Ethereum đang âm thầm tích lũy sức mạnh để chuẩn bị cho một cú... ...

Các token Solana như HOTMOM, DOOD và IKUN đang thu hút được sự chú ý tích cực và được bàn tán trên mạng. HOTMOM đang dẫn đầu xu hướng memecoin với vốn hóa thị trường 54 triệu USD và sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người nổi tiếng. DOOD,... ...

Solana (SOL) đã ghi nhận mức tăng ấn tượng 17% trong tuần qua, củng cố đà phục hồi bằng loạt tín hiệu kỹ thuật đầy tích cực. Trên biểu đồ Ichimoku Cloud, SOL tiếp tục duy trì xu hướng tăng rõ nét khi giá bám sát phía trên đám mây... ...

Bitcoin khởi đầu tuần mới một cách dè dặt, trượt xuống dưới ngưỡng $103.000, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu sôi động sau tin tức về một thỏa thuận thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 (SPX) và... ...

Các altcoin như PI, SUI và FARTCOIN đang ghi dấu một mùa tăng trưởng bứt phá trong tháng 5/2025, với khả năng thiết lập những đỉnh giá lịch sử mới. PI dẫn đầu làn sóng khi bật tăng hơn 100% chỉ trong một tuần, được tiếp sức bởi kỳ vọng... ...

Ngày 12/5, Bitcoin ghi nhận mức giá cao nhất trong hơn ba tháng, đạt 105.720 USD. Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu khi giá nhanh chóng điều chỉnh về mức 102.000 USD – một diễn biến gây bất ngờ cho giới đầu tư, đặc biệt trong bối... ...

Thị trường crypto đang sôi động với làn sóng lạc quan khi Tổng thống Trump liên tục đưa ra những cập nhật tích cực. Chỉ trong hai ngày, ông đã công bố lệnh ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan, khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Zelensky và Putin,... ...

Trong ngày hôm nay, Pi (PI) là đồng altcoin ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất khi tăng gần 50% lên mốc 1,57 USD trước khi giảm nhẹ về mốc 1,2 USD ở thời điểm viết bài. Đà nhảy vọt này đã nối tiếp chuỗi tăng gần 120% trong... ...

Hoạt động giao dịch crypto hôm nay đang gia tăng, sau một thông báo đột phá về quan hệ thương mại toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý tạm thời giảm thuế đối với hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày. Trong bối cảnh nhu cầu... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode