Quyền riêng tư của Bitcoin luôn là một chủ đề gây khó hiểu đối với ‘lính mới’. Một mặt, tiền điện tử được lựa chọn sử dụng cho thị trường darknet và phục vụ các hoạt động bất hợp pháp trực tuyến khác. Mặt khác, mọi giao dịch trong toàn bộ lịch sử mạng Bitcoin đều có thể xem công khai trên blockchain.
Nói cách khác, thực tế quyền riêng tư Bitcoin khá phức tạp. Mặc dù có các ví như Wasabi và Samourai giúp người dùng ẩn danh tốt hơn nhưng rõ ràng vẫn còn nhiều chỗ cần cải thiện.
Hai đề xuất cải tiến Bitcoin (BIP) hiện đang được xem xét là Schnorr và Taproot. Nếu chúng đạt được sự đồng thuận giữa các node trên mạng thì có thể tạo ra những thay đổi quan trọng.
Schnorr và Taproot là gì?
Schnorr có tác dụng tăng quyền riêng tư Bitcoin và giảm chi phí cho người dùng đang sử dụng bảo mật đa chữ ký. Bên cạnh đó, Taproot là cải tiến cho phép thực thi nhiều chức năng hợp đồng thông minh Bitcoin hơn mà không tạo ra các vấn đề riêng tư khác.
Mối quan hệ cộng sinh giữa quyền riêng tư và khả năng mở rộng đã được nhiều nhà phát triển Bitcoin thảo luận từ lâu và Taproot là một minh họa hoàn hảo cho điều này. Càng có ít thông tin về giao dịch trên blockchain thì các công ty phân tích blockchain càng tìm được ít dữ liệu. Nếu kết hợp Schnorr và Taproot thì những người quan sát blockchain càng khó thực thi nhiệm vụ vì có nhiều tính năng khác của Taproot được áp dụng.
Một trong những tính năng chính của Schnorr và Taproot là các loại giao dịch khác nhau hoạt động trông giống nhau đến mức khó phân biệt trên blockchain. Giao dịch đóng kênh Lightning Network theo cách cộng tác trông giống như giao dịch 1 – 1 đơn giản từ người dùng này sang người dùng khác.
(Cần lưu ý rằng Schnorr và Taproot còn có những lợi ích tiềm năng khác đối với Bitcoin, nhưng trọng tâm của bài viết này chủ yếu tập trung vào ý nghĩa đối với quyền riêng tư người dùng).
Schnorr và Taproot hỗ trợ quyền riêng tư Bitcoin như thế nào?
Nói một cách đơn giản, nhờ vào đề xuất Schnorr, không thể phân biệt giao dịch đa sig và đơn sig bằng cách kết hợp các chữ ký liên quan đến giao dịch trước khi phát chúng lên mạng Bitcoin lớn hơn. (Tham khảo mô tả chi tiết hơn về cách thức hoạt động của tính năng này tại link sau: Bitcoin Optech Newsletter).
Công dụng này có ảnh hưởng tích cực đối với quyền riêng tư, vì các nhà quan sát blockchain không thể thấy quá trình sắp xếp giao dịch đa sig M-of-N cụ thể, có khả năng ràng buộc giao dịch với phần mềm ví Bitcoin.
Tương tự, định dạng giao dịch không thể phân biệt này cũng được vận dụng trên Taproot. Tức là chức năng hợp đồng thông minh mới của Taproot giống hệt với các giao dịch điển hình, gây khó khăn cho những người quan sát blockchain.
Nói cách khác, nhiều loại người dùng khác nhau được đặt trong cùng một bộ ẩn danh. Điều này cực kỳ quan trọng đối với quyền riêng tư, vì người dùng dễ bị lạc trong đám đông.
Có lẽ khía cạnh thú vị nhất của Schnorr từ góc độ quyền riêng tư là khả năng cải thiện tính hữu dụng của các giao dịch hoán đổi nguyên tử. Mặc dù chức năng này thường được nói đến trong bối cảnh hoán đổi một loại tiền điện tử này sang loại khác theo cách ít tin cậy (chẳng hạn như BTC đổi sang ETH) nhưng hoán đổi nguyên tử cũng có thể được sử dụng để tăng cường quyền riêng tư của người dùng.
Vấn đề của các giao dịch hoán đổi Bitcoin hiện nay là bằng chứng kết nối giữa hai đầu ra Bitcoin còn sót lại trên chuỗi. Với chữ ký thích ứng được Schnorr kích hoạt, có thể tránh được mối tương quan rõ ràng này. Doanh nhân nguồn mở và người đóng góp Max Hillebrand của Ví Wasabi đã có một cuộc nói chuyện về lợi ích riêng tư tiềm năng của các giao dịch hoán đổi Bitcoin nguyên tử tại sự kiện Hackers Congress 2019 gần đây ở Prague. Hillebrand:
“Với thủ thuật đơn giản này, chúng tôi phá vỡ giả định yếu tố đầu vào phải trả cho đầu ra trong một giao dịch. Theo đó, không chỉ đối với bất kỳ ai sử dụng tập lệnh không có script mà còn cho bất kỳ ai sử dụng Taproot. Hoặc là khóa đơn Taproot, hoặc MuSig Taproot, hoặc Taproot kết hợp với phím tắt Lightning, hoặc cụm kênh Taproot mở, hoặc quỹ Taproot Statechain, hoặc quỹ sinh thái Taproot, hoặc bất kỳ phép thuật nào khác mà chúng ta có thể làm với Taproot phiên bản 1 của SegWit. Bất cứ ai sử dụng sơ đồ chữ ký này đều bất ngờ phủ nhận khả năng thực hiện hoán đổi nguyên tử. Do đó, mọi người đều không có biểu đồ giao dịch đầu ra trả cho đầu vào. Thật tuyệt vời!”.
Ông nói thêm:
“Với điều này, chúng tôi đã giải quyết được vấn đề riêng tư lớn nhất của Bitcoin. Đó là đầu vào có thể được liên kết với đầu ra. Và khi chúng tôi đạt được điều đó, chúng tôi hy vọng sẽ có quyền riêng tư Bitcoin khá tốt”.
Còn phải chờ bao lâu nữa?
Các BIP Schnorr và Taproot hiện đang trong giai đoạn xem xét quá trình phát triển Bitcoin. Tại thời điểm này, khó có thể ước tính khi nào những thay đổi nói trên sẽ được thêm vào phần mềm Bitcoin vì cần có sự đồng thuận trên toàn mạng. Hay nói cách khác là cần được mạng kích hoạt và người dùng chấp nhận.
Các bổ sung cần phải đáp ứng quy tắc đồng thuận của Bitcoin. Nếu được như vậy thì các đề xuất này sẽ không dẫn đến tranh cãi, nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp Segregated Witness (SegWit), gây chia rẽ nhiều hơn dự kiến. Nhiều người khẳng định một số phân khúc cụ thể trong cơ sở người dùng Bitcoin có thể chống lại các cải tiến về quyền riêng tư như các phân đoạn được Schnorr và Taproot kích hoạt, mặc dù tình trạng mạng Bitcoin hiện nay ít yếu tố chính trị hơn so với cuộc tranh luận về quy mô khối.
Trong trường hợp xấu nhất, có thể sử dụng soft fork do người dùng kích hoạt để làm cơ chế kích hoạt Schnorr và Taproot, như trường hợp của SegWit.
Ngoài ra, các nhà phát triển vẫn cần phải xây dựng ví kết hợp với công cụ mới để giúp người dùng bảo vệ quyền riêng tư và người dùng cần chủ động sử dụng chúng. Mặc dù Schnorr và Taproot được thiết kế để giảm bớt các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của Bitcoin nhưng nó vẫn đòi hỏi sự tham gia có chủ ý hơn so với coin tập trung vào quyền riêng tư như Monero, nơi mọi giao dịch đều mặc định tăng cường quyền riêng tư.
Cựu CTO Greg Maxwell của Blockflow và cũng là người tạo ra khái niệm Taproot đã nhấn mạnh vào điểm này trong một bình luận gần đây trên Reddit:
“Taproot không bảo vệ quyền riêng tư một cách kỳ diệu, các công cụ/giao thức/phần mềm cần được xây dựng để sử dụng nó và cần được triển khai rộng rãi trước khi bắt đầu cung cấp quyền riêng tư đó. Chỉ một tính năng kỹ thuật không thể làm cho cải tiến trở nên hoàn hảo. Bản chất của Taproot là nếu được triển khai thì thiết kế của nó sẽ giảm đi đáng kể nhưng không loại bỏ nhược điểm quyền riêng tư chọn lọc mà Monero có thể làm được”.
Như chúng tôi từng đề cập, người dùng Bitcoin không phải là những cá nhân chủ động nhất trong việc tìm kiếm quyền riêng tư. Địa chỉ tái sử dụng vẫn còn khá phổ biến trên mạng và CoinJoins chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các giao dịch Bitcoin.
Cuối cùng, có thể thêm aggregation đầu vào chéo vào Bitcoin, cho phép tổng hợp chữ ký cho các đầu vào liên quan đến giao dịch CoinJoin. Điều này kích thích người dùng Bitcoin sử dụng CoinJoin, vì tốn ít chi phí hơn khi tạo giao dịch qua CoinJoin so với phương thức truyền thống.
Một lần nữa quay trở lại mối quan hệ cộng sinh giữa quyền riêng tư và khả năng mở rộng. Khi được triển khai chính xác, blockchain riêng tư hơn cũng sẽ là một blockchain có khả năng mở rộng hơn.
Ngay cả với các khuyến khích thích hợp để thuyết phục người dùng theo đuổi quyền riêng tư tài chính, vẫn có những vấn đề còn sót lại, chẳng hạn như bản chất công khai của giao dịch Bitcoin. Đã có rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực giao dịch bí mật trên sidechain Liquid, nhưng hiện tại không rõ làm thế nào và khi nào loại tăng cường bảo mật cụ thể này sẽ xâm nhập vào chuỗi chính của Bitcoin.
Mặc dù vẫn còn cách cái gọi là ‘giải pháp hoàn hảo’ rất xa nhưng Schnorr và Taproot có thể đáp ứng được nhiều trường hợp sử dụng, giúp kích hoạt quyền riêng tư Bitcoin. Như Hillebrand từng nói, “đây không phải là viên thuốc ma thuật giải quyết mọi vấn đề mà nó là một mảnh ghép xây dựng các công cụ khổng lồ bảo vệ quyền riêng tư của Bitcoin”.
- Soft fork Schnorr + Taproot hứa hẹn những điều tốt cho Bitcoin
- Nhà phát triển Bitcoin công bố hai đề xuất cho soft fork Taproot
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Longhash