Lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ Hàn Quốc đã chính thức công nhận sàn giao dịch tiền mã hóa như một tổ chức tài chính và ngân hàng hợp pháp.
Báo chí địa phương tại Hàn Quốc đã đưa tin rằng các cơ quan tài chính của Hàn Quốc đã hoàn thành kế hoạch phân loại các sàn giao dịch tiền mã hóa như một ngành được gọi là “Sàn giao dịch tiền mã hóa và môi giới” để cho phép các nền tảng giao dịch hoạt động với công suất lớn với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Từ nhà cung cấp đến các tổ chức tài chính
Trong nhiều năm, chính phủ Hàn Quốc đã xem xét hợp pháp hóa lĩnh vực tiền mã hóa với các quy định và chính sách thực tế, chủ yếu để ngăn chặn các cuộc tấn công quy mô lớn và những vi phạm an ninh có thể xảy ra, như đã thấy trong trường hợp của Bithumb và Coinrail vào đầu năm 2018.
Tuy nhiên, các cơ quan tài chính địa phương lo sợ rằng việc điều tiết thị trường tiền mã hóa sẽ khiến công chúng tin rằng chính phủ đã hợp pháp hoá lĩnh vực tiền mã hóa. Do đó, Hàn Quốc trì hoãn việc điều tiết các sàn giao dịch tiền mã hóa.
Tuần này, báo chí địa phương tiết lộ rằng chính phủ Hàn Quốc đã thống nhất rằng các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ được xem như các doanh nghiệp tài chính được hợp thức hóa, tạo ra một ngành công nghiệp mới dành riêng cho các nền tảng giao dịch tiền mã hóa.
Nói ngắn gọn, khung quy định mới được tạo cho sàn giao dịch tiền mã hóa có thể có tác động tiêu cực đến cả nền tảng giao dịch và nhà đầu tư, bởi vì điều đó có nghĩa là chính sách hiểu biết khách hàng (KYC), chống rửa tiền (AML) và xác minh khách hàng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Các sàn giao dịch tiền mã hóa như Bithumb, Coinone và Korbit cũng sẽ có khả năng cần phải sửa lại hệ thống quản lý nội bộ của mình và tăng cường đáng kể các biện pháp an ninh để duy trì tuân thủ các chính sách mới.
Tuy nhiên, về lâu dài, các nhà phân tích địa phương đã nói rằng quyết định của chính phủ để hợp pháp hóa lĩnh vực tiền mã hóa sẽ mang đến các tổ chức đầu tư quy mô lớn và các nhà bán lẻ vào thị trường tiền mã hóa, cho phép tài sản số được coi là một loại tài sản mới nổi.
Chính quyền Hàn Quốc cũng sẽ thay đổi các quy định hiện hành để tạo thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng phi tập trung và các lớp cơ sở như Ethereum và EOS.
Không còn sàn giao dịch tiền mã hóa nhỏ lẻ
Trước đây, sàn giao dịch tiền mã hóa được coi là nhà cung cấp truyền thông và nền tảng giao dịch chỉ bị yêu cầu mua giấy phép trị giá $20 để hoạt động. Trong những tháng tới, sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ được yêu cầu có sự chấp thuận cần thiết từ các cơ quan an ninh mạng của quốc gia và bộ phận tình báo tài chính.
Moon Byung-ki, giám đốc bộ phận công nghệ cao SK Infotech, một công ty con của tập đoàn viễn thông lớn nhất Hàn Quốc SKT, nói rằng do thiếu quy định, các sàn giao dịch mới hoạt động ngay trong nước mà không có bất kỳ hệ thống bảo mật nào.
“Sàn giao dịch tiền mã hóa quy mô vừa và nhỏ trì hoãn việc thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết và chỉ tập trung vào việc mở rộng kinh doanh”.
Trong những tháng sắp tới, các sàn giao dịch này thậm chí sẽ không được phép hoạt động trong khu vực trừ khi họ có được sự chấp thuận từ các cơ quan chính quyền địa phương.
Việc hợp pháp hóa các sàn giao dịch tiền mã hóa như các tổ chức tài chính sẽ cung cấp quyền kiểm soát trực tiếp Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) và quyền hạn đối với lĩnh vực tiền mã hóa. Như vậy, nói đến vấn đề cụ thể là bảo vệ nhà đầu tư, ngành công nghiệp tiền mã hóa ở Hàn Quốc dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể trong vài tháng tới.
- Các giao thức Blockchain sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn các giao thức HTTP?
- Báo cáo: Blockchain toàn cầu trong thị trường tiện ích năng lượng tăng trưởng 60% vào năm 2024