Bitcoin một lần nữa tận dụng tốt đường hỗ trợ trong khu vực 7,800 đô la để tránh áp lực giảm giá. Tính đến thời điểm bây giờ, BTC đã có động thái tương tự trong tuần thứ 5 liên tiếp. Với mức giá trở lại hơn 8,300 đô la, khả năng đảo chiều tăng đã bắt đầu xuất hiện.
Trong tất cả những điều này, số liệu chính về độ tin cậy của người khai thác cũng đưa ra một triển vọng tăng giá cho tài sản trong trung và dài hạn.
Hashrate, là chỉ số thể hiện mức độ hoạt động khai thác trên mạng Bitcoin, tăng 700% so với con số tương ứng vào giữa tháng 12/2017 khi BTC đạt được mức giá cao nhất mọi thời đại gần 20.000 đô la cho mỗi đơn vị.
Giá BTC và Hashrate: Giải thích cơ bản
Hashrate thường được coi là một loại thước đo để đánh giá niềm tin của người khai thác về khả năng Bitcoin đạt được bước tiến dài. Bản chất chính xác của mối tương quan này vẫn đang gây tranh cãi. Một số người tin rằng giá BTC tuân theo hashrate của mạng trong khi những người khác không đồng ý như vậy.
Trong cả 2 trường hợp, mối quan hệ có khả năng hình thành vòng lặp phản hồi tích cực một khi bắt đầu, khiến cho nguồn gốc của vòng lặp có phần không liên quan cho tất cả các mục đích thực tế tại thời điểm hiện tại.
Ví dụ, trong biểu đồ BitInfoChart, có vẻ như tâm lý cộng đồng khai thác đã theo sát cộng đồng đầu tư vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6/2019. Khi giá bắt đầu theo quỹ đạo tăng, tiếp theo sẽ có thêm sức mạnh hash.
Giá tiếp tục tăng mạnh trong những tháng sau đó, do vậy, hashrate cuối cùng cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại gần 108.5 triệu TH/s vào ngày 26/9.
Mặc dù các xu hướng như thế dường như là phản ứng của người khai thác đối với thị trường thay vì là một động thái chiến lược dài hạn nhưng chúng thực sự đóng vai trò là công cụ hữu ích để xác định xem Bitcoin đang hướng tới gấu hay bò.
Khi BTC bắt đầu tăng mạnh, việc khai thác mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều người khai thác tham gia mạng hơn. Cuối cùng, họ đã tích lũy được nhiều Bitcoin hơn so với khi thị trường giảm giá.
Vì vậy, bây giờ, với số lượng Bitcoin được xử lý nhiều hơn bình thường, rất nhiều thợ mỏ bán một phần BTC thông qua các sàn giao dịch. Trong số các ảnh hưởng tích cực khác, điều này cũng đảm bảo mức thanh khoản cao hơn cho tài sản. Mặt khác, khi càng nhiều Bitcoin được giao dịch tại thị trường rộng lớn hơn, giá sẽ càng tăng thêm. Điều này khuyến khích hơn nữa các hoạt động khai thác trên mạng, dẫn đến hashrate gia tăng.
Vòng phản hồi tích cực này tiếp tục cho đến khi xuất hiện yếu tố bên ngoài khiến giá giảm, do đó phá vỡ niềm tin của người khai thác về lợi nhuận trong tương lai. Yếu tố bên ngoài có thể là bất cứ điều gì, từ thao túng thị trường đến các quy định pháp lý phản đối tiền điện tử, …
Động thái lớn sắp đến?
Quay trở lại trạng thái hiện tại của mạng. Mặc dù bị mắc kẹt trong phạm vi 7.8k – 8.4k đô la trong nhiều tuần, Bitcoin dường như có đủ niềm tin vào các công ty khai thác để giữ hashrate luôn đứng vững tại khoảng 100 triệu TH/s.
Nguồn: Blockchain.com
Điều này đã khiến nhiều người trong cộng đồng tin rằng động lực tăng giá BTC từ đây có thể tạo ra một vòng phản hồi tích cực khác, sau đó có thể dẫn đến thanh khoản nhiều hơn và tăng giá hơn nữa.
Giá Bitcoin hôm nay | Nguồn : Coinmarketcap
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Crypto Compare: Khối lượng giao dịch Bitcoin – USDT đã giảm gần 1/4
- Thị trường tiền điện tử đẫm máu, giá Bitcoin bị kẹt dưới $ 8,100
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Beincrypto