Hashrate của Bitcoin ghi nhận sự suy giảm 36% kể từ mức cao nhất vào tháng 10 nhưng kể từ đó đã phục hồi 10% trong năm 2019.
Hashrate có tương quan trực tiếp với độ khó mạng lưới Bitcoin, nó tăng lên khi có nhiều thợ đào tham gia vào mạng lưới.
Hashrate dài hạn vẫn cho thấy sự gia tăng ổn định, điều này chỉ ra một triển vọng lành mạnh chung cho thị trường tiền điện tử.
Hashrate là gì?
Hashrate hay còn gọi là tỷ lệ băm – là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của thiết bị đào coin, trong đó bao gồm Bitcoin. Một Hash là đầu ra của một hàm băm. Việc đào Bitcoin bao gồm việc giải các thuật toán để xác nhận giao dịch, do đó đòi hỏi phải có thiết bị mạnh, giúp tìm ra hash cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất. Việc kiểm soát được nhiều hơn 50% hash rate trong khai thác cryptocurrency là 1 cách tấn công của các hacker, hay còn gọi là tấn công 51%.
Hashrate là một chủ đề đáng chú ý để phân tích khi cố gắng đánh giá “sức khỏe” tổng thể của thị trường tiền mã hóa ngoài yếu tố giá cả. Hashrate chỉ đơn thuần là tổng số lượng băm được tính mỗi giây trong mạng lưới Bitcoin. Càng nhiều người khai thác, thì càng nhiều phép tính được thực hiện mỗi giây, dẫn đến hashrate tăng lên.
Việc xác định mối tương quan giữa giá Bitcoin và hashrate có thể khá phức tạp. Tuy nhiên, điều mà nhiều người trong lĩnh vực này đã quan sát được là hashrate có tương quan trực tiếp với độ khó mạng lưới Bitcoin, nó tăng lên khi có nhiều miner tham gia vào mạng lưới hơn. Nhiều miner hơn tương đương với nhiều sự tính toán hơn mỗi giây hơn để giải câu đố toán học cần thiết nhằm tìm ra một khối, xác minh giao dịch và nhận phần thưởng khối. Cứ 10 phút lại có một khối mới được tạo ra, vì vậy để duy trì mốc thời gian này, độ khó đào phải tăng lên thông qua số lượng miner trong mạng lưới.
Vì vậy, nếu hashrate tăng khi việc khai thác trở nên khó hơn, chúng ta có thể cho rằng hashrate thấp hơn là do có ít miner tham gia vào mạng hơn và do đó độ khó thấp hơn. Hashrate giảm cũng có nghĩa là khai thác ít lợi nhuận hơn, điều này dẫn đến các miner phải dừng hoạt động khai thác hoặc chuyển sang khai thác các coin khác.
Từ mức đỉnh hồi tháng 10, chúng ta đã chứng kiến hashrate Bitcoin giảm 36%. Đối với Ethereum, hashrate giảm 44% so với mức cao nhất vào tháng 8. Mặc dù chúng ta có thể thấy ngay sau đó, cho đến nay hashrate đã phục hồi hơn 10% đối với cả Bitcoin và Ethereum kể từ đầu năm 2019 (giá cũng đã chứng kiến một cú bật đáng kể kể từ điểm thấp nhất của tháng 12/2018).
Những sự suy giảm về hashrate này trong năm 2018 trùng với việc các ngưỡng hỗ trợ quan trọng về giá BTC và ETH bị phá vỡ (~ 350 USD với ETH vào tháng 8 và ~ 6.000 USD với BTC vào tháng 11).
Xem xét từ hashrate trong dài hạn
Nếu chúng ta xem xét từ góc độ dài hạn hơn đối với tương quan hashrate/giá, chúng ta có thể thấy rằng kể từ năm 2016, xu hướng cho thấy hashrate trên mạng lưới Bitcoin đã liên tục đi lên theo khuynh hướng giá tăng chung của thị trường.
Xu hướng giá lên này đã mang lại nhiều miner hơn và làm tăng độ khó của mạng lưới mỗi năm.
Trước đây, David Sapper, giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền mã hóa Blockbid có trụ sở tại Úc, đã giải thích rằng, hashrate ngày càng tăng là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư hài lòng với xu hướng dài hạn của thị trường tiền mã hóa. Cuối cùng, sự tăng trưởng ổn định về số lượng miner tham gia vào mạng lưới là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bitcoin và thị trường tiền mã hóa nói chung đang phát triển lành mạnh, ngay cả khi giá có thể giảm hoặc vài tháng một lần.
Theo: TapchiBitcoin/Hackermoon