Các sàn giao dịch cryptocurency Nhật Bản đang tăng cường các thủ tục quy chế tự quản của họ sau vụ hack lớn nhất lịch sử Crypto – Coincheck.
Trước đây, Hiệp hội Blockchain Nhật Bản (JBA) đã thiết lâp nên các tiêu chuẩn về quy chế tự quản mà các sàn giao dịch crypto thành viên tình nguyện áp dụng. Các tiêu chuẩn bao gồm duy trì ví lạnh,… dưới sự đồng ý của các thành viên liên quan. Lý do phải “duy trì ví lạnh” được giải thích vì các sàn giao dịch thường sẽ trữ phần lớn vốn trong ví lạnh ngoại tuyến và một phần nhỏ vốn trong ví nóng, và ví nóng hoàn toàn có thể bị tấn công bởi các hacker.
Hiệp hội hiện có 127 thành viên, 15 trog số đó là các sàn giao dịch crypto (Bitflyer, Coincheck , GMO Coin, Bitocean,…) và 35 thành viên khác thuộc về mảng Blockchain. Giám đốc điều hành Bitflyer Yuzo Kano đồng thời là giám đốc đại diện của Hiệp hội.
Theo thông báo từ JBA:
“Trong tương lai, để bảo đảm an toàn cho các trader crypto … chúng tôi sẽ thiết lập các quy định tình nguyện chặt chẽ hơn và đảm bảo sự tuân thủ ở mỗi thành viên.”
Thái độ của FSA trước Coincheck
Được biết, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) vẫn chưa thông qua giấy phép đăng ký vận hành sàn giao dịch crypto của Coincheck. Hạn chót đăng ký là vào tháng 10 năm ngoái, thế nhưng FSA đã gia hạn thêm thời gian để sàn có thể đáp ứng đủ các điều kiện.
Theo Reuters , FSA đã yêu cầu Coincheck đệ trình “một báo cáo sự cố và các biện pháp ngăn ngừa tái phát” vào ngày 13.2.2018. Ngoài ra, cơ quan này có thể sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ các sàn giao dịch khác. Hơn nữa, Sở cảnh sát thành phố Tokyo sẽ bắt đầu vào cuộc điều tra về vụ hack chấn động này.
Coincheck tiếp tục hoạt động, hứa sẽ bồi hoàn cho khách hàng
Vụ hack này đã làm ảnh hưởng tới gần 260.000 user sở hữu đồng NEM. Trong một tuyên bố, Coincheck hứa sẽ nhanh chóng bồi thường thiệt hại cho những người bị tổn thất với mức giá cho mỗi đồng NEM là 88.549 yên (tương đương 0.82 USD).
Coincheck đã gặp phải nhiều chỉ trích trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản. Trong đó, một số tờ báo cho rằng hệ thống bảo mật của công ty không đảm bảo và họ đang đặt lợi ích của việc mở rộng kinh doanh lên trên sự an toàn cho user.
Đứng trước những cáo buộc đó, Coincheck vẫn khẳng định quyết tâm duy trì hoạt động kinh doanh của mình, không chịu chấp nhận nộp đơn phá sản:
“Bên cạnh nỗ lực nộp đơn để có thể đăng ký làm Nhà cung cấp dịch vụ giao dịch cryptocurrency với Ủy ban Dịch vụ Tài chính, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của mình.”
Vụ tổn thất cực lớn này của Coincheck là bài học kinh nghiệm cho các trader và nhà đầu tư. Hãy tránh xa các sàn giao dịch tập trung và chỉ giữ trong ví nóng những khoản tiền cần thiết cho các giao dịch sắp tới.
Xem thêm:
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin.vn