Ngày 27 – 06 – 2018, trong báo cáo thường niên của mình, Cơ quan quản lý tài chính Hồng Kông, Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and Futures Commission – SFC) thông báo họ sẽ “giám sát nghiêm ngặt” thị trường crypto và các dự án ICO. Theo cơ quan giám sát này, “công nghệ mới thường đi kèm với rủi ro” và đó chính là lý do để họ lên kế hoạch “can thiệp khi thích hợp.”
Thực chất, SFC đã chính thức vào cuộc với những chính sách quy định rõ ràng từ năm nay, với những động thái phản đối các sàn giao dịch tiền điện tử trong nước, các dự án ICO và khuyến cáo người dân nên cẩn thận trước những rủi ro khi đầu tư vào thị trường tiền kỹ thuật số. Trong khi đó, Hồng Kông vẫn tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến tài chính xuyên biên giới dựa trên công nghệ Blockchain, để dần dần khẳng định danh tiếng là một trong những trọng điểm Blockchain quốc tế.
Sơ lược về quy định quản lý tiền mã hóa ở Hồng Kông
Hồng Kông là một lãnh thổ tự trị của Trung Quốc, có hệ thống tài chính riêng biệt có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước. Do vậy, cách Hồng Kông tiếp cận với tiền mã hóa cũng không giống với Trung Quốc. Chính vì thế, rất nhiều công ty liên quan đến tiền mã hóa đã lựa chọn Hồng Kông như một điểm đến lý tưởng. Chẳng hạn như khi chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm ICO, hội nghị Bitcoin Trung Quốc BitKan đã đổi địa điểm tổ chức từ Bắc Kinh sang Hồng Kông, hay sàn giao dịch lớn nhất thế giới Binance cũng mở văn phòng tại lãnh thổ hành chính đặc biệt này.
Và cũng trong khoảng thời gian đó, chính phủ Hồng Kông cũng ra sức hỗ trợ Blockchain, làm nổi bật tầm quan trọng của quốc gia đến thị trường crypto. Charles d’Haussy, lãnh đạo fintech của cơ quan kinh tế nhà nước InvestHK cho hay:
“Chúng tôi luôn ưu tiên Blockchain và trong một số trường hợp, ICO là cách huy động vốn nhanh chóng. Nhưng những gì mà chúng tôi đang xây dựng là một cơ sở hạ tầng cho những doanh nghiệp mới nổi và những doanh nghiệp đang hoạt động, để đảm bảo phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn là chìa khóa quan trọng của tăng tưởng tài chính.”
Các sáng kiến Blockchain xuyên biên giới
Vào thời điểm đó, Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông, cơ quan đóng vai trò là ngân hàng trung ương của khu vực, đã bắt tay với Singapore cho khởi chạy dự án dựa trên nền tảng Blockchain nhằm tối đa hóa thương mại tài chính giữa 2 nước. Đến tháng 11 – 2017, có khoảng 20 ngân hàng từ cả 2 quốc gia đã đăng ký tham gia vào dự án này, với hy vọng thúc đẩy quá trình giao thương xuyên biên giới.
Và cũng vào khoảng thời gian đó, chính phủ Hồng Kông đã tung ra kế hoạch thiết lập một hệ thống tài chính dựa trên nền tảng Blockchain, như là một phần trong chương trình sáng kiến quốc gia năm 2013, do chủ tịch Tập Cận Bình khởi động với mục đích thúc đấy kết nối giao dịch giữa Trung Quốc và các đối tác toàn cầu. Do đó, Bộ trưởng Tài chính và Kho bạc Hồng Kông (HKMA), James Henry Lau, cho biết công nghệ có thể giảm đáng kể đầu vào nguồn nhân lực và thời gian thực hiện các giao dịch tài chính và đồng thời cũng “làm giảm rủi ro lừa đảo” bởi ông cho rằng các giao dịch hầu hết được thực hiện qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy, công nghệ Blockchain có thể cắt giảm sự can thiệp của các tổ chức và các cá nhân trung gian.
Blockchain đang hiện diện ngày càng nhiều ở quốc gia này, cụ thể như vào ngày 25 – 06, công ty con của Alibaba, Ant Financial (trước đây là Alipay) đã thử nghiệm chuyển tiền bằng công nghệ Blockchain, sử dụng ứng dụng AliPayHK ở Hồng Kông và ứng dụng thanh toán Filipino GCash kết hợp với công ty viễn thông Globe Telecom. Giao dịch này chỉ mất có 3 giây. CEO của Ant Financial Jack Ma phát biểu:
“Sử dụng Blockchain để hoàn thành các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới là một trong những vấn đề mà tôi lưu tâm suốt 6 tháng qua. Bắt đầu từ Hồng Kông, dịch vụ này (AlipayHK) sẽ có mặt trên toàn cầu trong tương lai.”
Chỉ một ngày sau, tức 26 – 06, HKMA đã ký kết thỏa thuận hợp tác fintech với Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính (FSRA) của Thị trường toàn cầu Abu Dhabi (ADGM) – cơ quan giám sát thị trường tài chính của UAE – “để bắt đầu một cuộc đối thoại với mục đích xây dựng mạng lưới tài chính thương mại xuyên biên giới bằng cách sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT)”, tiếp tục củng cố mối quan tâm trong việc thiết lập mạng lưới thương mại quốc tế dựa trên Blockchain và dần dần tiến tới trở thành thiên đường Blockchain.
ICO và các sàn giao dịch dưới sự kiểm soát của SFC
Khoảng thời gian khi các nhà chức trách Trung Quốc thực thi lệnh cấm ICO, các nhà quản lý Hong Kong lại thể hiện cách tiếp cận thận trọng hơn. Vào tháng 9 – 2017, Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (SFC), cơ quan quản lý tài chính của Hồng Kông đã đưa ra cảnh báo công khai về những nguy cơ tiềm ẩn của các khoản đầu tư tiền điện tử, chỉ ra rằng ICO có thể được coi là ‘chứng khoán’. Điều này có nghĩa là các dự án này phải đăng ký với các cơ quan giám sát trước khi công khai tìm kiếm các khoản đầu tư. Ủy viên Robert Jackson của ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) trước đó đã lập luận rằng ông bất cứ ICO nào cũng được coi là chứng khoán và do đó cần phải được đăng ký với SEC trước khi bán cho các nhà đầu tư Mỹ.
Vào tháng 2 năm 2018, SFC đã đưa ra cảnh báo công khai thứ hai về những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư vào các ICO cũng như trên các sàn giao dịch, thúc giục các nhà đầu tư thực hiện trách nhiệm giải trình và nhắc lại cụm từ chứng khoán một lần nữa. SFC thề sẽ tiếp tục giám sát nghiêm ngặt các thị trường tiền điện tử và thị trường ICO. Giám đốc điều hành Ashley Alder nói rằng “các chuyên gia thị trường” cũng nên đóng vai trò trong việc đảm bảo tính hợp pháp của việc phát hành và trao đổi token.
Tương tự, Julia Leung, Giám đốc Điều hành Trung gian của SFC, cho hay:
“Nếu các nhà đầu tư không thể hiểu đầy đủ về rủi ro của tiền mã hóa và ICO hoặc họ không lên tinh thần chuẩn bị cho một khoản lỗ đáng kể thì họ không nên dấn thân vào đầu tư.”
Tuy nhiên, lần này, SFC ám chỉ đến việc thực thi pháp luật rõ ràng hơn. Cụ thể, cơ quan giám sát tuyên bố họ đã gửi thư cảnh báo đến bảy sàn giao dịch tiền điện tử, hoặc có trụ sở tại Hồng Kông hoặc kết nối với Hồng Kông, nhấn mạnh rằng họ không nên giao dịch tiền mã hóa mà không có giấy phép. Đáp lại, theo các nhà quản lý, phần lớn các nền tảng đó xác nhận rằng họ không cung cấp các dịch vụ như vậy hoặc “đã thực hiện các biện pháp cải chính ngay sau đó” bằng cách loại bỏ một số coin nhất định khỏi các sàn giao dịch của họ.
Hơn nữa, vào tháng 3, SFC đã ra tay cứng rắn hơn. Cơ quan này đã tạm dừng dự án ICO của Black Cell Technology, cho rằng việc chào bán chưa được đăng ký. Theo SFC, kế hoạch ICO của Black Cell cho các nhà đầu tư biết rằng các khoản đầu tư của họ sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc phát triển ứng dụng di động và cung cấp cho chủ sở hữu token sở hữu “cổ phần” của công ty. Black Cell cũng đã được lệnh phải hoàn trả cho các nhà đầu tư Hồng Kông các khoản đầu tư của họ dưới dạng token.
Vào ngày 13 – 4, Julia Leung, Giám đốc Điều hành Trung gian của SFC, tiếp tục chỉ trích bản chất của các ICO, cho rằng dạng gây quỹ mà họ thực hiện chỉ phù hợp với các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Leung nhấn mạnh rằng mặc dù SFC biết các công nghệ như Blockchain đem lại lợi nhuận, cô cũng lưu ý rằng việc nắm bắt công nghệ mới này đòi hỏi một số kiến thức không phải ai cũng nắm được:
“Do nội dung kỹ thuật của một số dự án Blockchain, sẽ rất khó để một nhà đầu tư trung bình chọn người chiến thắng, công việc này phù hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn, chẳng hạn như quỹ đầu tư mạo hiểm.”
Leung tiếp tục nói rằng, trên thực tế, nhiều ICO “đáng ngờ, nếu không phải là lừa đảo, thoát khỏi sự giám sát của cảnh sát hoặc các nhà quản lý chứng khoán nhờ vào tính chất xuyên biên giới của chúng và cách thức một tài sản crypto được cấu thành nhằm tránh sự điều tra của các nhà quản lý”.
Hồng Kông: Tiền điện tử không nguy hiểm, không thú vị
Vào ngày 30 tháng 4, Sở Tài chính và Kho bạc Hồng Kông (FSTB) đã công bố một báo cáo về tình trạng rửa tiền (ML) và tài trợ khủng bố (TF), kết luận rằng tiền mã hóa không liên quan đến một trong hai loại tội phạm tài chính và mức rủi ro là “trung bình thấp”.
Tài liệu cũng đề cập rằng FSTB, các cơ quan quản lý tài chính và các cơ quan thực thi pháp luật của Hồng Kông đang hợp tác xem xét các rủi ro liên quan đến ICO và tiền điện tử nói chung:
“Mặc dù chúng tôi không tìm thấy những rủi ro đáng kể trong các phương thức thanh toán hoặc hàng hóa mới nổi này, đây là một khu vực phát triển nhanh chóng cần được quản lý chặt chẽ”.
FTSB cũng lập luận rằng, bởi vì Hồng Kông “là một trong những nền kinh tế tự do nhất trên thế giới với thị trường ngoại hối sôi động và không có quyền kiểm soát vốn […] Đầu tư mạo hiểm không hấp dẫn như các nền kinh tế khác, nơi mọi người có thể cố gắng phá vỡ kiểm soát tiền tệ hoặc tìm nơi trú ẩn từ tỷ lệ lạm phát cao.”
“Việc giao dịch Bitcoin trực tiếp không phải là phổ biến […] Trong nước, việc sử dụng Bitcoin vẫn ở mức không đáng kể.”
HKMA dường như cũng không còn quan tâm đến công nghệ này nữa và cũng lơ dần kế hoạch phát hành một loại tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC). Ngày 30 – 5, Joseph Chan, Thư ký Ủy quyền của Dịch vụ tài chính và Kho bạc trong Hội đồng lập pháp, cho biết trong khi HKMA đang theo dõi sự phát triển tiền điện tử trên toàn cầu, thì họ vẫn “không có kế hoạch phát hành CBDC ở giai đoạn này.”
Theo ông Chan, Ủy ban Thanh toán và Cơ sở hạ tầng thị trường (CPMI) – gồm các thành viên từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và HKMA – cùng Ủy ban Thị trường (MC) của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã chung tay nghiên cứu tác động của CBDC và phát hiện ra rằng “hiện tại các đề xuất áp dụng CBDC vào thanh toán bán buôn nhìn chung tương tự cơ sở hạ tầng hiện có.”
“CBDC có thể được phổ biến rộng rãi cho công chúng và được xem như một công cụ thanh toán thay thế an toàn, mạnh mẽ và tiện lợi, đặt ra những câu hỏi và thách thức quan trọng cần được giải quyết”.
Mỏ đào coin khổng lồ trong tương lai
Mặc dù triển vọng tổ chức ICO tại Hồng Kông đã không còn sôi nổi do ảnh hưởng từ những quan điểm của SFC nói trên, thị trường chứng khoán Hồng Kông dường như thu hút các thợ đào máu mặt như Canaan Creative và Bitmain, họ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tổ chức một đợt IPO tại đây.
Ngày 16 – 5, Bloomberg thông báo rằng nhà sản xuất phần cứng đào Bitcoin của Trung Quốc Canaan Creative, nắm giữ khoảng 15% thị trường thiết bị phần cứng và chip Bitcoin và “một phần tư sức mạnh tính toán khối Bitcoin của thế giới”, xác nhận rằng họ đang lên kế hoạch IPO trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Được biết, Canaan có thể huy động vốn lên tới 1 tỷ USD, tạo ra sức cạnh tranh hơn nữa với ông lớn Bitmain.
Tuy nhiên, đối thủ của nó, người kiểm soát khoảng 75% thị trường chip khai thác Bitcoin, cũng có thể nắm giữ một IPO của Hồng Kông. Vào 7 – 6, Giám đốc điều hành của Bitmain, Jihan Wu, tuyên bố rằng ông “sẵn sàng” tiến hành một IPO ở nước ngoài, với những người ủng hộ chủ yếu là Morgan Stanley, Deutsche Bank AG, Credit Suisse Group AG và CMB International Capital Ltd.
Theo Tapchibitcoin.vn/Cointelegraph
Cơ quan quản lý Hồng Kông thắt chặt luật tiền mã hóa