Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, Bitcoin sẽ là...

Khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, Bitcoin sẽ là nơi an toàn một lần nữa

Tuần lễ ngày 9/3 có lẽ là khoảng thời gian biến động nhất trong năm 2020 dù là ở bất kể thị trường nào. Thị trường tăng vọt, thị trường giảm mạnh, lệnh long giảm, lệnh short ngừng tăng trong ngày. Trong khi tâm lý nhà đầu tư trên các thị trường là tiêu cực thì cũng có nhiều người bối rối vì “không có nơi nào để ẩn nấp” về mặt tài sản. Thật thú vị, những người thành công nhất là những người nhanh chóng bán tài sản để đổi sang USD/tiền cứng và hiện có nhiều lựa chọn nơi đầu tư vốn.

Vào ngày 12/3, Bitcoin đã giảm từ 9,200 đô la xuống còn 7,700 rồi đến 7,200 đô la và sau đó là 3,800 đô la trước khi tăng và giao dịch trong khoảng 4,800 đô la đến 5,200 đô la. Động thái này đã thử thách bò Bitcoin, những người kỳ vọng halving sắp tới sẽ tiếp tục đẩy giá cao hơn. Tương tự như vậy, nhiều người chỉ ra rằng Bitcoin đã thất bại với vai trò hàng rào phòng hộ trong thời gian khó khăn – điều mà từ lâu được cho là nhờ vào tính chất vàng kỹ thuật số của Bitcoin. Tuy nhiên, các nhà đầu tư này hoàn toàn sai lầm bởi lẽ bản chất trú ẩn an toàn của Bitcoin vẫn đang tiếp tục.

Khi giá BTC lao dốc từ 9,200 xuống còn 7,700 đô la, vàng cũng giảm cùng với cổ phiếu và tỷ giá. Nguyên nhân có lẽ là do khủng hoảng thanh khoản vì ai đó đã bán tháo tài sản. Sau đó, tất cả các thị trường tăng vào cuối tuần và Fed bơm thanh khoản cho các thị trường ngắn hạn. Việc bơm thanh khoản này đã khiến người ta nghĩ về tài sản thế chấp.

Thị trường repo (thỏa thuận mua lại): Dấu hiệu cảnh báo sớm

Theo quan sát, các trader cổ phiếu có xu hướng bỏ qua động thái của tỷ giá. Thật không may, họ đang lãng phí một tín hiệu rất mạnh. Cụ thể, chuyển biến “có ý nghĩa” hoặc “kỳ lạ” trong các thị trường ngắn hạn báo hiệu sự thay đổi về nhu cầu thanh khoản cơ bản cho người tham gia thị trường. Mặc dù thị trường repo có nhiều điều phức tạp và năng động nhưng dưới đây là phác thảo chung về những gì chúng làm được và cách sử dụng chúng.

Repo là khoản vay ngắn hạn – thường là qua đêm – nơi một bên bán chứng khoán cho người khác và đồng ý mua lại các chứng khoán đó vào một ngày trong tương lai gần với giá cao hơn. Chứng khoán đóng vai trò là tài sản thế chấp và chênh lệch giá giữa bán ban đầu, mua lại là lãi suất repo – tức là tiền lãi phải trả cho khoản vay. Ngược lại, repo ngược là một bên mua chứng khoán và đồng ý bán lại sau đó.

Thị trường repo có 2 chức năng quan trọng cho thị trường rộng lớn hơn. Đầu tiên là các tổ chức tài chính như quỹ phòng hộ và đại lý môi giới – là những người thường sở hữu nhiều chứng khoán và ít tiền mặt, có thể vay từ các quỹ thị trường tiền tệ hoặc quỹ tương hỗ có nhiều tiền mặt.

Các quỹ phòng hộ có thể sử dụng tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động, giao dịch hàng ngày và các quỹ thị trường tiền tệ kiếm được tiền lãi từ tiền mặt của họ với ít rủi ro. Hầu hết, các chứng khoán được sử dụng làm tài sản thế chấp là trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.

Chức năng thứ hai cho thị trường repo là Fed có đòn bẩy để thực hiện chính sách tiền tệ. Bằng cách mua hoặc bán chứng khoán trên thị trường repo, họ có thể bơm hoặc rút tiền từ hệ thống tài chính. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường repo đã trở thành công cụ quan trọng hơn nữa đối với Fed. Chắc chắn, vụ sụp đổ năm 2008 đã xảy ra sau những chuyển động kỳ lạ trong thị trường repo, cho thấy chỉ số tốt về repo trong tương lai.

Sự mong manh của hệ thống tài chính hiện tại

Với việc cổ phiếu bị bán tháo trong các giao dịch ngày càng lớn và thị trường trở nên biến động hơn, Fed đã bơm thanh khoản vào thị trường ngắn hạn. Trong khi một số tin tức khẳng định Fed đã chi 1.5 nghìn tỷ đô la trong một động thái gần đây để trấn an thị trường chứng khoán, thì chúng chỉ mang tính giật gân và đang cố gắng đánh đồng các hành động của tuần trước với TARP (Chương trình cứu trợ tài sản gặp rắc rối – cho phép Fed mua nợ xấu từ các bảng cân đối của ngân hàng cùng với cổ phiếu của các ngân hàng nói trên). Đây không phải là một gói cứu trợ nhưng là động thái nhằm xoa dịu thị trường cứu trợ và tiền hiện là một phần của thị trường repo khiến nó trở thành nợ ngắn hạn.

Như vậy, thị trường ngắn hạn nơi các bên trao đổi tài sản thế chấp rất thanh khoản có khủng hoảng tài trợ, ngụ ý rằng những người tham gia thị trường không có tiền mặt hoặc không muốn đổi thế chấp lấy tiền mặt và cần thiết sự can thiệp của Fed để tiếp tục hoạt động. Không có cách nào để xem điều này là tích cực, bởi lẽ nó sẽ gây ra động thái ‘hoang dã’ và sản lượng chưa từng có trên toàn bộ đường cong lợi suất. Tồi tệ hơn, đây không phải là hiện tượng mới. Có một cuộc khủng hoảng tài trợ vào tháng 9/2019. Rõ ràng là các thị trường repo đang gặp khó khăn khi không có sự can thiệp của Fed.

Với tình hình bán tháo trầm trọng mà chúng ta đã thấy gần đây và những chuyển biến bất ngờ trên thị trường trái phiếu, có lẽ một số quỹ đã mất cảnh giác, đặc biệt là do hợp đồng tương lai dầu mỏ và không thể có được tài trợ. Điều này sau đó dẫn đến việc bán tài sản để đổi lấy tiền mặt và một loạt các giao dịch bán trên khắp các thị trường.

BTC và vàng thì sao?

BTC là phiên bản vàng tốt hơn vì nó rất khan hiếm trong số những lợi ích khác. Tuy nhiên, vàng đã làm say mê nhân loại kể từ thưở sơ khai. Vì vậy, trong khi BTC là lựa chọn tốt hơn, thì vàng có một vị trí trong danh mục đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho các loại tiền kỹ thuật số.

Bitcoin đã có tuần tồi tệ, mất đi phần lớn lợi nhuận của năm 2019 nhưng vẫn tích cực trên cơ sở Y/Y (mặc dù nó đã tăng trở lại gần đây). Như đây là những điểm tích cực: Bitcoin và tài sản trú ẩn an toàn truyền thống đều bị bán tháo, Bitcoin hiện đang giao dịch rất rẻ so với USD và phân tích cơ bản, đề xuất giá trị vẫn không thay đổi. Do Bitcoin mới hơn, tính chất dễ biến động hơn nên các động thái trong thị trường này đương nhiên sẽ cực đoan hơn.

Tình trạng trú ẩn an toàn vẫn còn nguyên

Mọi người nghĩ rằng Bitcoin đã mất vai trò tài sản an toàn, nhưng thanh khoản bị khủng hoảng và sự can thiệp của chính phủ đang đặt nền tảng cho việc chấp nhận Bitcoin như một tài sản trú ẩn an toàn.

Không có gì khó khăn để bàn về các luận điểm dài hạn và các “hopeium” khác khi đối mặt với thị trường non trẻ này trong lần bán tháo gần đây nhất và bỏ qua thực tế là rất nhiều người đã mất rất nhiều tiền. Vì vậy, hãy cùng xem xét các luận điểm ngắn hạn:

Một phân tích “sơ cấp” sẽ kết luận rằng BTC đã đi xuống, trong khi các cổ phiếu giảm giá và do đó, không có “kho lưu trữ giá trị nào”, mà cũng không hoạt động như nơi trú ẩn an toàn. Nhưng liệu phân tích như vậy có hoàn toàn đúng không? Bất kỳ ai có kỹ năng lập trình tầm thường đều có thể vẽ hai đường trên biểu đồ và chỉ ra mối tương quan nhưng nó thật sự không có giá trị gì.

Giá vàng năm 2008

Ngoài ra, hãy xem xét vàng trong năm 2008. Giá vàng giảm mạnh vào đầu cuộc khủng hoảng tài chính, chỉ tăng sau khi *TALF và các biện pháp cứu trợ khác được thực hiện, chính sách Nới lỏng định lượng (QE) được tăng cường, tức là các ngân hàng trung ương mua một số trái phiếu chính phủ được xác định trước để tăng cung tiền và bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế.

*TALF: Cơ sở cho vay chứng khoán được hỗ trợ bởi tài sản có kỳ hạn, là chương trình tăng khả năng tín dụng và hỗ trợ hoạt động kinh tế bằng cách tạo điều kiện để người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ phát hành chứng khoán được hỗ trợ bởi tài sản. Không giống như TARP, tiền TALF đến từ Fed chứ không phải Kho bạc Hoa Kỳ và vì vậy chương trình không cần sự chấp thuận của quốc hội nhưng hành động của quốc hội đã buộc Fed tiết lộ cách thức cho vay.

Tại Hoa Kỳ, QE bắt đầu vào tháng 11/2008 và kết thúc sau khoảng 6 năm với 4.5 tỷ đô la. Điều này nhằm minh họa rằng các tài sản trú ẩn an toàn có thể bị bán tháo trong khủng hoảng thanh khoản, nhưng sau đó, giới nhà đầu tư bắt đầu thấy sự cần thiết của các tài sản có sound money (tiền dự trữ an toàn) để bảo vệ trước tình hình mất giá tiền tệ.

Đối với thị trường tiền điện tử, các dấu hiệu của pullback đã được xây dựng. Trader thường theo dõi vị trí đòn bẩy của BitMEX để có được dấu hiệu cho thấy thị trường đang ở đâu. Bất cứ khi nào vị trí đòn bẩy xây dựng đến mức cực đoan, thị trường có xu hướng (có thể bị buộc phải) di chuyển theo hướng ngược lại và xóa các vị trí đòn bẩy. Đã có hơn 1 tỷ đô la được sử dụng lâu dài trên BitMEX và khoảng 700 triệu đô la trong số đó đã bị xóa sổ vào tuần bán tháo. Đó là những mất mát đau đớn nhưng cần thiết.

Bởi vì Bitcoin là coin được khai thác với chi phí sản xuất có thể mô hình hóa nên điều quan trọng đối với các nhà đầu tư cơ bản là phải theo dõi chặt chẽ hành vi của miner. Miner thường bán coin vào thị trường hoặc xây dựng dự trữ để bán khi giá cả thuận lợi hơn. Điều này được gọi là MRI (kho tích trữ của miner). Chainalysis đưa ra biểu đồ hấp dẫn so sánh giữa số coin miner tích trữ và số tích trữ được gửi đến sàn giao dịch. Việc miner tích trữ là một dấu hiệu cho thấy có sự kỳ vọng về khả năng tăng giá, nhưng một cuộc khủng hoảng thanh khoản sẽ ‘đổ sông đổ biển’ tất cả và dữ liệu lịch sử cho thấy lợi nhuận sẽ tốt hơn khi miner không tích trữ.

Tương lai sẽ ra sao?

bitcoinChỉ số sợ hãi và tham lam của BTC | Nguồn: Alternative.me

Thua lỗ không khiến ai vui bao giờ, nhưng khi bạn đầu tư hoặc giao dịch, nó lại là thứ bạn nên làm quen. Một nhà đầu tư xuất sắc vẫn có thể mất 40% khoản đầu tư. Vì vậy, những động thái ngắn hạn cho thấy cơ hội mua khi chúng ta đã thấy một khoản đầu tư lớn vào tuần trước. Chỉ số tham lam và sợ hãi BTC của Alternative.me ngụ ý sự thay đổi đáng kinh ngạc từ tháng trước khi chuyển từ điểm số 59 (Tham lam) sang 11 (Sợ hãi) cho thấy nỗi sợ hãi hiện đang là động lực của thị trường và gần như luôn luôn tốt hơn nếu mua khi những người khác sợ hãi .

Nhưng phải hết sức thận trọng. Cho đến khi BTC, vàng và trái phiếu kho bạc tách rời khỏi S&P500, tức là phá vỡ mối tương quan gần đây của chúng thì vẫn nên xem xét kỹ lưỡng khi triển khai vốn.

Nếu nhìn xa trông rộng, mọi thứ đang diễn ra theo kế hoạch. Vẫn còn một số khối và thời gian trước khi xảy ra halving. Tuy nhiên, miner cảm thấy đau khổ vì sự kiện này sẽ khiến họ chật vật hơn để có lợi nhuận vì phần thưởng khối bị chia nửa. Vào chủ nhật, ngày 15/3, Fed đã cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 0% và tuyên bố mua 700 tỷ đô la trái phiếu, chứng khoán để làm dịu thị trường tài chính và tạo ra kích thích kinh tế. Sau đợt pullback gần đây của chứng khoán, nhiều người trong chúng ta cho rằng Fed sẽ tham gia vào hình thức QE mới. Nếu đúng vậy, đây có thể là chương trình đầu tiên trong số nhiều chương trình mua tài sản.

Máy in tiền sắp được vận hành và khi bắt đầu, tài sản có nguồn cung cố định như BTC và vàng sẽ hoạt động tốt. Thị trường chứng khoán cần có kích thích kinh tế và đã cho thấy trong năm qua rằng, nếu chính phủ không bơm thanh khoản, nó không thể duy trì sự tăng trưởng hiện tại.

MỚI CẬP NHẬT

JPMorgan nghi ngờ về việc Elon Musk theo đuổi D.O.G.E. nhằm cải cách liên bang

Phố Wall lo ngại Bộ Hiệu quả Chính phủ (D.O.G.E) làm sụp đổ thị...

JPMorgan Chase đã công bố một báo cáo vào ngày 22 tháng 11, đánh giá Bộ Hiệu quả Chính phủ (D.O.G.E) – một cơ...

Metaplanet thực hiện bước đi quan trọng để thúc đẩy áp dụng Bitcoin tại...

Sau khi ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) với Bitcoin Magazine vào ngày 26 tháng 7 năm 2024, Metaplanet đã chính thức công...

Các token layer 1 tăng trưởng mạnh mẽ khi thị trường đặt kỳ vọng...

Lời hứa về một môi trường quản lý ủng hộ tiền điện tử dưới chính quyền mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump...

Giá Coin hôm nay 25/11: Bitcoin và các altcoin lớn quay đầu giảm khi...

Bitcoin quay đầu về dưới $96.000 nhưng sau đó đã nhanh chóng lấy lại đà phục hồi và khép lại ngày hôm qua trong...

Chủ tịch FSC Hàn Quốc bác bỏ khả năng xây dựng kho dự trữ...

Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) Hàn Quốc, Kim Byung-hwan, đã bác bỏ khả năng xây dựng kho dự trữ Bitcoin...
4-altcoin-tang

Dòng tiền có thể chảy vào 4 altcoin này khi giá Bitcoin đi ngang

Bitcoin đã giảm xuống dưới mức $96.000 vào ngày 24 tháng 11, cho thấy các trader ngắn hạn đang chốt lời gần ngưỡng $100.000....
MicroStrategy ‘tích cực theo đuổi’ việc mua thêm Bitcoin

Michael Saylor gợi ý MicroStrategy có thể thực hiện một đợt mua Bitcoin lớn...

Michael Saylor, đồng sáng lập MicroStrategy, vừa ám chỉ khả năng công ty sẽ tiếp tục gia tăng lượng Bitcoin nắm giữ sau khi...

500 triệu đô la WBTC bị đốt sau thông báo delist của Coinbase và...

Vào ngày 19 tháng 11 năm 2024, Coinbase đã công bố quyết định ngừng niêm yết Wrapped Bitcoin (WBTC) trên nền tảng của mình,...

Thanh lý đạt $490 triệu khi Bitcoin thoái lui, altcoin tăng vọt

Bitcoin đã thoái lui sau khi không thể vượt qua mốc $100.000 vào ngày 24 tháng 11, dẫn đến một trong những sự kiện...

Tether phát hành thêm 3 tỷ USDt, tổng cộng lên tới 13 tỷ đô...

Nhà phát hành stablecoin Tether đã phát hành thêm 3 tỷ USDt vào ngày 23 tháng 11 trên các mạng Ethereum và Tron, trong...
ethereum

Công nghệ ZK dựa trên hash có thể chống lượng tử Ethereum

Tiến sĩ XinXin Fan, trưởng bộ phận mật mã tại IoTeX, gần đây đã đồng tác giả một bài viết nghiên cứu có tiêu...
xrp

XRP tăng vọt lên mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la, nhưng...

Ripple (XRP) đã đạt mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la vào ngày 23/11. Tuy nhiên, đà tăng giá yếu dần đã...

2 chất xúc tác chính sắp đưa Solana (SOL) lên mức kỷ lục mới

Solana (SOL) đã đạt mức đỉnh kỷ lục mới tại $264,39 trong phiên giao dịch ngày 23 tháng 11. Kể từ đó, SOL đã...
sec

SEC Hoa Kỳ phạt kỷ lục 8,2 tỷ đô la từ 583 hành động...

Năm tài chính 2024 đánh dấu một bước đột phá lịch sử đối với Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC),...

Mục tiêu giá cuối năm 2025 của Bitcoin là $180.000: Nhà sáng lập TYMIO

Theo Georgii Verbitskii - nhà sáng lập nền tảng tài chính phi tập trung TYMIO, giá Bitcoin sẽ giao dịch trong khoảng từ $100.000...

Tin vắn Crypto 24/11: Mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin...

Từ nhận định mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin giảm mạnh 3,65% trong tuần đến Úc tham vấn về khuôn...