Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Không phải nhà đầu tư tổ chức, mà các “Ông lớn” này...

Không phải nhà đầu tư tổ chức, mà các “Ông lớn” này mua Bitcoin để dự trữ như Vàng mới tạo một siêu bão tăng giá trong năm 2021

Vậy là năm 2020 đã trôi qua với rất nhiều mức cao nhất và thấp nhất mọi thời đại.

Từ đại dịch COVID-19 hoành hành trên toàn cầu đến cháy rừng kỷ lục ở miền Tây nước Mỹ và vô số thảm họa khác, thế giới năm 2020 chìm trong biển lửa theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Liền kề với cái chết và sự hủy diệt này là cảnh tượng nâng cao tinh thần của các cộng đồng bị đại dịch hoành hành và sự lạc quan của những người làm công tác tiền tuyến từ nhiều đổi mới như tạo ra vắc xin nhanh chóng đến mức đáng kinh ngạc và thị trường tiền điện tử có nhiều thăng trầm.

Nhìn lại sau nhiều năm nữa, chúng ta sẽ thấy 2020 như một điểm uốn quan trọng trong việc áp dụng rộng rãi cho các tài sản tiền điện tử và công nghệ blockchain.

Từ việc nhà đầu tư tổ chức ồ ạt mua bitcoin, sự tăng tốc của tiền kỹ thuật số và các khoản thanh toán do đại dịch thúc đẩy, đến sự rõ ràng hơn về quy định ở nhiều khu vực pháp lý quan trọng như Hoa Kỳ, 2020 đã chứng minh là năm tốt nhất của crypto. Nhưng điều này vẫn chưa đủ.

Một siêu bão tăng giá với thị trường tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin trong năm 2021, đó là việc các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật hay EU sẽ mua vào Bitcoin như một phương tiện đa dạng hóa đầu tư thay thế cho một phần dự trữ vàng.

Dưới đây là 2 yếu tố vĩ mô đã thúc đẩy động thái tăng giá trong năm 2020 đưa Bitcoin lên mức cao nhất mọi thời đại mới.

Chi tiêu quá mức của chính phủ và in tiền vô tội vạ

Có thể cho rằng yếu tố lớn nhất thúc đẩy việc định giá và áp dụng tăng lên là mối quan tâm về chi tiêu của chính phủ và kích thích tiền tệ. Thật vậy, các mức nợ vốn dĩ đã đáng lo ngại trước đại dịch, nhiều người đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nợ công như thời chiến tranh thế giới.

Tuy nhiên, có thể biện minh cho một lý do khác liên quan đến toán học là khi các chính phủ và ngân hàng trung ương kìm hãm lãi suất và tăng cung tiền, giá trị của tài sản tương đối khan hiếm thường leo thang.

Nói một cách đơn giản, nhiều tiền fiat và nợ hơn sẽ thúc đẩy một số loại có nguồn cung hữu hạn lên mức giá cao hơn.

Trong không gian tiền điện tử, tài sản chiến thắng lớn nhất từ ​​xu hướng này là Bitcoin, dường như dần phổ biến hơn ở Phố Wall và các nơi khác nhờ vào luận điểm “vàng kỹ thuật số”.

Thật vậy, có một số dấu hiệu gần đây cho thấy cùng với lo ngại lạm phát ngày càng tăng, một số nhà đầu tư đang chuyển một phần phân bổ danh mục vào vàng thành Bitcoin. Xu hướng này tiếp tục sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tăng giá Bitcoin hơn nữa.

Với sự phát triển của một số vắc-xin đầy hứa hẹn, đại dịch COVID-19 và các hạn chế kinh tế gây thiệt hại đi kèm sẽ bắt đầu giảm bớt vào năm 2021. Tuy nhiên, nợ toàn cầu chưa từng có sẽ vẫn tồn tại, tạo ra những lo ngại về tính bền vững của nợ trong tương lai gần và mang lại động lực thúc đẩy cho những loại crypto thuật toán có nguồn cung hạn chế.

Căng thẳng kinh tế và địa chính trị Mỹ – Trung

Ngay cả với sự thay đổi sắp tới trong chính quyền tổng thống Hoa Kỳ, cạnh tranh địa chính trị và chiến lược giữa hai siêu cường Mỹ Trung vẫn sẽ không hạ nhiệt.

Cuộc xung đột giữa các siêu cường có ý nghĩa như thế nào đối với tiền điện tử là điều mà chúng ta chỉ mới bắt đầu nhận thấy, nhưng một số kết quả có thể xảy ra bao gồm:

– Tăng chi tiêu của chính phủ cho “Chiến tranh lạnh mới”, làm trầm trọng thêm vấn đề thứ nhất nêu trên.

– Tăng tốc triển khai tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

– Hệ thống tài chính và quản trị toàn cầu bị phân chia.

– Mua bitcoin thay cho vàng làm tài sản dự trữ

Tất cả những phát triển này nhìn chung đều tích cực đối với tiền điện tử tương đối phi tập trung như BTC và ETH.

Mặc dù tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có thể đặt ra thách thức đối với một số mạng lưới crypto tập trung hơn (ví dụ: stablecoin) ở khía cạnh tăng cường cạnh tranh và giám sát theo quy định nhưng việc số hóa hơn nữa tiền fiat và các khoản thanh toán sẽ bổ sung thay vì cạnh tranh đối với các tài sản tiền điện tử phi tập trung như Bitcoin vì ít trùng lặp thiết kế hơn. Ví dụ: tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương sẽ không có nguồn cung hữu hạn như giới hạn 21 triệu Bitcoin và cũng rất khó để có cùng mức độ kháng kiểm duyệt cũng như giảm thiểu niềm tin như Bitcoin.

“Bitcoin là công cụ mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tự do và các giá trị xã hội cởi mở”.

Bức tranh quản trị toàn cầu bị chia rẽ có nghĩa là chúng ta khó có thể thấy kiểu đàn áp quy định rộng rãi và có sự phối hợp mà nhà quản lý quỹ đầu cơ Ray Dalio và những người khác đã đề xuất sẽ xảy ra nếu tiền điện tử trở nên “quá lớn”. Và một hệ thống tài chính toàn cầu đa cực, gắn liền với phạm vi ảnh hưởng của Mỹ – Trung được cho là tạo ra không gian và động lực cho các tài sản, cơ sở hạ tầng tài chính dựa trên blockchain trung lập hơn.

Giáo sư từng đoạt giải Nobel kinh tế Niall Ferguson gần đây cũng lập luận rằng một phần lý do Hoa Kỳ nên nắm lấy Bitcoin và tiền điện tử là để hỗ trợ hệ thống tài chính cởi mở và có ý thức về quyền riêng tư hơn so với hệ thống tập trung đang được Trung Quốc tích cực thúc đẩy thông qua tiền kỹ thuật số DCEP thuộc ngân hàng trung ương của họ.

Ngoài ra còn có câu hỏi về việc ai kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến các blockchain công khai lớn nhất, như Bitcoin và Ethereum. Giám đốc Văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ Brian Brooks gần đây lo lắng về ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc đối với các loại tiền điện tử như Bitcoin thông qua thị phần thống trị của họ về sức mạnh khai thác tính toán bảo mật các mạng blockchain. Mối quan tâm về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Bitcoin và Ethereum cũng đã được Ripple nhắc lại trong phản ứng về vụ kiện của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC).

Sự ủng hộ ngày càng tăng đối với tiền điện tử từ những người quan tâm đến giá trị dân chủ và sự cân bằng quyền lực toàn cầu có nghĩa là chúng ta cũng sẽ sớm thấy một trong những phát triển tích cực nhất đối với crypto: các chính phủ đóng vai trò trực tiếp trong việc hỗ trợ và thậm chí sở hữu chúng.

Mặc dù phải thừa nhận là đầu cơ, nhưng có thể tưởng tượng cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều thu được lợi nhuận từ việc nắm bắt đầy đủ hơn các tài sản tiền điện tử như Bitcoin.

Như đã lập luận trên đây, siêu cường tài chính như Trung Quốc có tiềm năng vượt lên trên bảng xếp hạng tài sản dự trữ bằng cách tích cực mua Bitcoin. FOMO (nỗi sợ bỏ lỡ) không phải là thứ gì đó bị hạn chế đối với những người tham gia thị trường thuộc khu vực tư nhân và các quốc gia đi đầu sẽ được lợi nhiều nhất trong bất kỳ cuộc đua nào để có được tài sản dự trữ mới.

Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác có thể chứng kiến nhiều hơn những mạng blockchain tương đối phi tập trung và không cần sự cho phép, tương tự như Internet mở, một công cụ mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tự do và các giá trị xã hội.

Theo dự báo của dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR, Anh), Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ vào năm 2028, qua đó trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, vị trí mà Mỹ đã đứng vững hơn 100 năm, thậm chí nếu đà tăng GDP này giữ nguyên như hiện tại, Mỹ sẽ phải chịu đứng sau Trung Quốc trong ít nhất 100 năm tiếp theo mà chẳng có cơ hội nào đuổi kịp. Lúc đó thì chẳng biết nước nào đe dọa đánh thuế hay cấm vận nước nào cả. Danh hiệu “Cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới” mà nước Mỹ luôn tự hào hôm nay sẽ chỉ là dĩ vãng mà người Mỹ sẽ kể lại với con cháu họ trong niềm tiếc nuối mà thôi.

Giá vàng, như chúng ta biết, vẫn bị ảnh hưởng và thao túng bởi Mỹ và Anh, hai quốc gia vừa là chủ sở hữu hoặc người giữ hộ tài sản là vàng lớn nhất thế giới. Nếu Trung Quốc mua quá nhiều vàng sẽ càng làm lợi cho Mỹ, thay vào đó, trong khi Trung Quốc đang thống trị hashrate tới hơn 60%, họ sẽ chuyển hướng sang dự trữ Bitcoin và bán bớt vàng đi, qua đó giảm giá vàng gây bất lợi cho Mỹ, và họ có thể thao túng giá “vàng 2.0” như Mỹ đang làm với “vàng 1.0.”

Một cơn lốc cạnh tranh nắm giữ Bitcoin giữa các cường quốc sẽ tạo ra sự khan hiếm cực kì lớn, cầu vượt quá cung, giá Bitcoin sẽ đạt 650.000 đô la như JPMorgan đã dự đoán.

Minh Anh

Theo Coindesk / AZCoin News

MỚI CẬP NHẬT

Param (PARAM): Hệ sinh thái game Web3 kết nối mô-đun

Web3 gaming thông qua công nghệ blockchain đã tiếp tục mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành công nghiệp game trị giá hàng...

Sam Altman là ai – Tiểu sử CEO OpenAI và WorldCoin

Sam Altman là ai? Sam Altman sinh ngày 22 tháng 4 năm 1985 tại Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, từng là chủ tịch của công...
Cronos (CRO) là gì?

Cronos (CRO) là gì? Giới thiệu chi tiết về token gốc của sàn Crypto.com

Cronos (CRO) là gì? Cronos (CRO) là token tiền điện tử của một blockchain được phát triển và điều hành bởi sàn giao dịch tiền...

Immunefi: Thiệt hại do hack và lừa đảo trên thị trường crypto tăng lên...

Theo báo cáo mới nhất từ ​​nền tảng dịch vụ bảo mật web3, Immunefi, ngành công nghiệp tiền điện tử đã thiệt hại 572,7...

Liệu Solana ETF giao ngay có được bật đèn xanh dưới thời chính quyền...

Dưới thời chính quyền Biden, Solana (SOL) dường như khó có thể có được quỹ ETF của riêng mình ở Mỹ. Tuy nhiên, theo...

Bitcoin Virtual Machine (BVM) triển khai ZK-rollups để mở rộng Bitcoin

Nhóm phát triển đằng sau Bitcoin Virtual Machine (BVM) gần đây đã giới thiệu BitZK, một dịch vụ zero-knowledge proof nhằm nâng cao khả...
tezos

Tezos tiết lộ nâng cấp công nghệ tăng hiệu suất “Tezos X”

Các team nhà phát triển đứng sau blockchain Tezos đã tiết lộ “Tezos X”, một bộ nâng cấp công nghệ mà họ cho rằng...

Dfinity công bố nền tảng hỗ trợ ICP mới để giải quyết vấn đề...

Dfinity Foundation đã giới thiệu một nền tảng hỗ trợ Internet Computer Protocol (ICP) mới được thiết kế để thay thế các biện pháp...
binance

Binance thực thi các biện pháp chặt chẽ hơn chống lạm dụng tài khoản

Binance, sàn giao dịch lớn nhất thế giới, đã giới thiệu các biện pháp bảo mật mới nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng...

Hồng Kông có phải là điều lớn lao tiếp theo trong lĩnh vực tiền...

Đẩy mạnh chiến lược vào lĩnh vực fintech, đặc biệt là tập trung vào tài chính phi tập trung (DeFi) và Metaverse, Hồng Kông...

[HOT] VanEck nộp đơn đăng ký Solana ETF giao ngay lên SEC Hoa Kỳ...

Công ty đầu tư VanEck có trụ sở tại New York đã đệ trình đơn đăng ký quỹ hoán đổi danh mục Solana ETF...

Xu hướng hashrate Bitcoin dài hạn cho thấy sự tham gia bền vững của...

Hashrate trung bình của Bitcoin, được biểu thị bằng đường trung bình động 7 ngày, đã có những biến động đáng chú ý trong...

Đợt tăng giá hiện tại của Bitcoin tương tự chu kỳ 2017 – Báo...

Theo báo cáo "Sizing Up Diamond Hands" của Glassnode xuất bản ngày 25 tháng 6, 2024, đợt tăng giá hiện tại của Bitcoin đang...

Ethereum ETF giao ngay sẽ thúc đẩy giá ETH tăng vọt trong ngắn hạn:...

Sàn giao dịch tiền điện tử BloFin tin rằng sự ra mắt sắp tới của các quỹ Ethereum ETF giao ngay tại Hoa Kỳ sẽ...

Coinbase chính thức kiện SEC và FDIC Hoa Kỳ

Sàn giao dịch Coinbase đã đệ đơn kiện Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và Tổng công ty Bảo hiểm...

DEX Zeta Markets trên Solana ra mắt token gốc ZEX, bắt đầu phân phối...

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) Zeta Markets hoạt động trên Solana, chuyên về giao dịch phái sinh, đã ra mắt token gốc...