Trang chủ Kiến Thức Crypto Kiến thức cơ bản về hỗ trợ và kháng cự

Kiến thức cơ bản về hỗ trợ và kháng cự

Các khái niệm về hỗ trợ và kháng cự là chủ đề cơ bản nhất liên quan đến phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính. Chúng được áp dụng cho tất cả các thị trường, cho dù đó là cổ phiếu, ngoại hối, vàng hay tiền điện tử.

Mặc dù là những khái niệm đơn giản để hiểu, nhưng thực sự khá khó để thành thạo. Nhiều người hiểu chúng một cách hoàn toàn chủ quan. Đồng thời, chúng hoạt động theo các kiểu khác nhau trong điều kiện thị trường khác nhau và bạn phải hiểu tường tận từng trường hợp đó. Nhưng trên hết, bạn cần nghiên cứu rất nhiều biểu đồ và hướng dẫn này sẽ cho bạn biết nên bắt đầu từ đâu.

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Ở mức độ cơ bản nhất, hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm đơn giản. Giá tìm thấy mức mà nó không thể vượt qua nên được xem như kháng cự. Trong trường hợp hỗ trợ, giá tìm thấy “mức sàn”, trong khi với kháng cự, nó tìm thấy “mức trần”. Về cơ bản, bạn có thể nghĩ hỗ trợ là một khu vực của nhu cầu và kháng cự như một khu vực nguồn cung.

Mặc dù theo truyền thống, hỗ trợ và kháng cự được minh họa bằng các đường mà trong thế giới thực thường không chính xác. Lưu ý rằng các thị trường không được điều khiển bởi một số định luật vật lý sẽ ngăn cản vi phạm một mức cụ thể. Đây là lý do tại sao có lợi hơn khi nghĩ về hỗ trợ và kháng cự dưới dạng các khu vực. Bạn có thể xem khu vực này như phạm vi trên biểu đồ giá mà có thể thúc đẩy trader tăng cường hoạt động.

Ví dụ về mức hỗ trợ, giá liên tục bước vào khu vực nơi tài sản được mua lên. Phạm vi hỗ trợ hình thành khi khu vực được retest nhiều lần. Và vì gấu (người bán) không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa nên cuối cùng nó bật lên lại – có khả năng bắt đầu một xu hướng tăng mới.

ho-tro-khang-cu

Giá tăng lên trong khu vực hỗ trợ trước khi breakout

Bây giờ hãy quan sát mức kháng cự. Như chúng ta có thể thấy, giá đã giao dịch trong downtrend. Nhưng sau mỗi lần tăng, nó không thể vượt qua cùng một khu vực trong nhiều lần. Mức kháng cự được hình thành do bò (người mua) không có khả năng giành quyền kiểm soát thị trường và đẩy giá cao hơn, khiến xu hướng giảm tiếp tục.

ho-tro-khang-cu

Giá không thể phá vỡ khu vực kháng cự

Trader có thể sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự như thế nào?

Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự để xác định khu vực cần quan tâm trên biểu đồ giá. Đây là mức mà rất có khả năng đảo ngược hoặc tạm dừng trong xu hướng cơ bản.

Tâm lý thị trường đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành các mức hỗ trợ và kháng cự. Trader và nhà đầu tư sẽ ghi nhớ những mức giá mà trước đó có tỷ lệ quan tâm cao và hoạt động giao dịch tăng lên. Vì nhiều trader có thể đang xem xét cùng một mức nên khu vực mang lại thanh khoản tăng. Điều này thường làm cho các vùng hỗ trợ và kháng cự trở nên lý tưởng đối với trader lớn (còn được gọi là cá voi) để bước vào hoặc thoát khỏi vị trí.

Hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm quan trọng khi thực hiện quản lý rủi ro thích hợp. Khả năng xác định nhất quán các khu vực này có thể đưa ra cơ hội giao dịch thuận lợi. Thông thường, có 2 khả năng khi giá đạt đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự: tăng bật khỏi khu vực hoặc phá vỡ nó và tiếp tục theo xu hướng – có khả năng đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo.

Tham gia giao dịch gần mức hỗ trợ hoặc kháng cự có thể là một chiến lược có lợi. Chủ yếu là do điểm vô hiệu tương đối gần – nơi chúng ta thường đặt lệnh stop loss. Nếu giá chạm khu vực này và giao dịch vô hiệu, trader có thể cắt lỗ và thoát mà không gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Theo nghĩa này, entry càng xa khu vực cung hoặc cầu thì điểm vô hiệu càng xa.

Một điều khác để xem xét là các mức này phản ứng thế nào khi bối cảnh thay đổi. Theo nguyên tắc chung, vùng hỗ trợ bị phá vỡ có thể biến thành vùng kháng cự khi bị phá vỡ. Ngược lại, nếu vùng kháng cự bị phá vỡ, nó có thể biến thành mức hỗ trợ sau đó khi được retest. Những mô hình này đôi khi được gọi là lật hỗ trợ – kháng cự.

ho-tro-khang-cu

Khu vực hỗ trợ bị phá vỡ và biến thành kháng cự khi retest

Vùng hỗ trợ trước đây đóng vai trò là kháng cự hiện tại (hoặc ngược lại) xác nhận mô hình này. Như vậy, retest khu vực có thể là nơi thuận lợi để bước vào vị trí.

Một điều khác cần xem xét là sức mạnh của khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự. Thông thường, giá càng giảm và kiểm tra lại khu vực hỗ trợ nhiều lần thì càng có khả năng breakdown giảm giá. Tương tự, giá càng tăng và kiểm tra lại vùng kháng cự nhiều lần thì càng có khả năng breakout tăng giá.

Hỗ trợ và kháng cự tâm lý

Loại đầu tiên được bàn đến là hỗ trợ và kháng cự tâm lý. Những khu vực này không nhất thiết phải tương quan với bất kỳ mô hình kỹ thuật nào mà nó tồn tại bởi vì con người đang cố gắng hiểu ý nghĩa của thế giới.

Có thể bạn không nhận thấy nhưng chúng ta đang sống ở một nơi phức tạp đến mức đáng kinh ngạc. Như vậy, chúng ta vô tình cố gắng đơn giản hóa thế giới xung quanh để có thể hiểu rõ hơn về nó và điều này bao gồm làm tròn số. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng bạn thèm 0.7648 quả táo chưa? Hoặc hỏi mua 13,678,254 hạt gạo?

Hiệu ứng tương tự đang diễn ra trong thị trường tài chính. Nó đặc biệt đúng với giao dịch tiền điện tử, bao gồm các đơn vị kỹ thuật số dễ chia. Mua tài sản ở mức 8,0674 đô la và bán nó với giá 9,9765 cũng gần như mua 8 đô la và bán 10 đô la. Đây là lý do tại sao số tròn cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự trên biểu đồ giá.

Chà, chỉ đơn giản như vậy thôi! Hiện tượng này đã trở nên nổi tiếng trong những năm qua. Do đó, một số trader có thể cố gắng “frontrun” (chạy trước) khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự tâm lý rõ ràng. Trong trường hợp này, frontrun có nghĩa là đặt các lệnh ngay phía trên hoặc bên dưới một khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự dự đoán.

Hãy xem ví dụ dưới đây. Khi DXY đạt gần 100, một số trader đặt lệnh bán ngay dưới mức đó để đảm bảo các lệnh được lấp đầy. Bởi vì rất nhiều trader mong đợi động thái đảo chiều ở mức 100 và nhiều người front run nên thị trường không bao giờ đạt đến nó và đảo ngược ngay trước đó.

ho-tro-khang-cu

Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) đảo ngược trước khi đạt 100

Hỗ trợ và kháng cự của đường xu hướng

Các mô hình cũng sẽ đóng vai trò là rào cản đối với giá cả. Trong ví dụ dưới đây, một tam giác tăng dần chứa giá cho đến khi mô hình bị phá vỡ tăng.

Đường xu hướng đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự cho S&P 500

Bạn có thể sử dụng các mô hình này để xác định khu vực hỗ trợ và kháng cự trùng với đường xu hướng. Chúng đặc biệt hữu ích nếu được phát hiện sớm, trước khi mô hình phát triển đầy đủ.

Hỗ trợ và kháng cự của đường trung bình động

Nhiều chỉ số cũng có thể cung cấp hỗ trợ hoặc kháng cự khi chúng tương tác với giá.

Một trong những ví dụ đơn giản nhất về điều này là đường trung bình động (MA). MA đôi khi đóng vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự của giá nên nhiều trader sử dụng nó như một thước đo tình trạng tổng thể của thị trường. MA cũng có thể hữu ích để cố gắng phát hiện các điểm đảo ngược xu hướng hoặc điểm xoay.

Đường trung bình động 200 tuần đóng vai trò hỗ trợ cho giá Bitcoin

Hỗ trợ và kháng cự của Fibonacci

Các mức do công cụ thoái lui Fibonacci phác thảo cũng có thể đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự.

Trong ví dụ dưới đây, Fib giảm 61.8% đóng vai trò hỗ trợ nhiều lần, trong khi mức 23.6% đóng vai trò là kháng cự.

Các mức Fib đóng vai trò cả hỗ trợ và kháng cự đối với giá của Bitcoin

Hợp lưu trong phân tích kỹ thuật là gì?

Cho đến lúc này, bài viết đã thảo luận về khái niệm hỗ trợ và kháng cự cũng như một số loại điển hình. Nhưng làm sao để xây dựng chiến lược giao dịch tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất?

Một điều quan trọng cần phải hiểu là khái niệm hợp lưu. Hợp lưu là sự kết hợp nhiều chiến lược được sử dụng cùng nhau để tạo ra một chiến lược tổng thể. Các mức hỗ trợ và kháng cự có xu hướng mạnh nhất thuộc nhiều loại như đã phân tích ở trên.

Hãy xem xét điều này thông qua 2 ví dụ. Bạn nghĩ vùng hỗ trợ tiềm năng nào có cơ hội đóng vai trò hỗ trợ cao hơn?

Hỗ trợ 1 trùng với:

  • Vùng kháng cự trước
  • MA quan trọng
  • Fib giảm 61.8%
  • Giá tròn số

Hỗ trợ 2 trùng với:

  • Vùng kháng cự trước
  • Giá tròn số

Nếu bạn chú ý, bạn sẽ đoán chính xác Hỗ trợ 1 có cơ hội giữ giá cao hơn. Trong khi điều này có khả năng đúng thì giá cũng có thể bỏ qua nó. Vấn đề ở đây là xác suất đóng vai trò hỗ trợ cao hơn so với Hỗ trợ 2. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo khi giao dịch. Mặc dù mô hình giao dịch có thể hữu ích nhưng hiệu suất trong quá khứ không hàm ý hiệu suất trong tương lai, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho tất cả các kết quả có thể xảy ra.

Trong lịch sử, các thiết lập được xác nhận bởi nhiều chiến lược và chỉ số có xu hướng cung cấp cơ hội tốt nhất. Một số trader hợp lưu thành công có thể rất kén chọn về những thiết lập họ tham gia và thường chờ đợi rất lâu. Tuy nhiên, khi tham gia giao dịch, các thiết lập của họ có xu hướng hoạt động với xác suất cao.

Mặc dù vậy, luôn luôn cần thiết để quản lý rủi ro và bảo vệ vốn trước những biến động giá bất lợi. Ngay cả các thiết lập tìm kiếm mạnh nhất với điểm entry tốt nhất cũng có cơ hội đi theo con đường khác. Điều quan trọng là phải xem xét khả năng của nhiều kịch bản để không rơi vào tình trạng breakout sai lầm hoặc bẫy bò/gấu.

Kết luận

Bất kể bạn giao dịch trong ngày hay giao dịch swing, hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm cơ bản cần phải hiểu khi phân tích kỹ thuật. Hỗ trợ hoạt động như một mức sàn cho giá, trong khi kháng cự hoạt động như mức trần.

Có nhiều hình thức hỗ trợ và kháng cự khác nhau; trong đó một số dựa trên sự tương tác của giá cả với các chỉ số kỹ thuật. Các khu vực hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy nhất có xu hướng là những khu vực được nhiều chiến lược xác nhận.

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

MỚI CẬP NHẬT

Binance giúp người dùng tiết kiệm 1,75 tỷ USD

Binance giúp người dùng tiết kiệm 1,75 tỷ USD phí chuyển tiền trong hai...

Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới theo khối lượng giao dịch, tuyên bố rằng người dùng của họ đã...
Bitcoin

3 chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng cần theo dõi khi giao...

Việc xác định thời điểm mua và thời điểm bán Bitcoin là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư. Một loạt...

EigenLayer Rewards v2 chính thức ra mắt trên Mainnet

Giao thức restaking Ethereum EigenLayer vừa công bố bản nâng cấp mainnet với phiên bản Rewards v2. Trọng tâm chính của bản nâng cấp EigenLayer...

Việc triển khai Uniswap v4 sẽ bắt đầu vào tuần này

Uniswap Labs thông báo rằng việc triển khai phiên bản v4 sẽ bắt đầu dần dần trong tuần này, nhằm tạo điều kiện cho...

Memecoin của Trump gây rủi ro cho luật tiền điện tử lưỡng đảng: TD...

Theo báo cáo từ ngân hàng đầu tư TD Cowen, memecoin của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Official Trump (TRUMP), có thể có...

Ethereum Foundation đấu đá nội bộ và khối lượng DApp giảm khiến giá ETH...

Vitalik Buterin đã phản hồi các lời kêu gọi thay đổi lãnh đạo tại Ethereum Foundation (EF), bác bỏ yêu cầu giám đốc điều...
Token TRUMP và MELANIA giả ghi nhận dòng tiền chảy vào 4,8 triệu đô la trong 24 giờ

Token TRUMP và MELANIA giả mạo đã thu hút 4,8 triệu đô la trong...

Memecoin mang tên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng vọt về mức độ phổ biến trong những ngày trước lễ nhậm chức...
Phantom thông báo tài sản người dùng vẫn an toàn sau cáo buộc 'lỗ hổng'

Phantom đảm bảo tài sản người dùng vẫn an toàn sau cáo buộc về...

Phantom, một trong những ví tiền điện tử hàng đầu trên blockchain Solana, khẳng định rằng lỗ hổng bảo mật mới được báo cáo...

Obol Collective chuẩn bị ra mắt token OBOL và airdrop cho hàng nghìn người...

Obol Collective, một nhóm trong ngành được thành lập vào năm ngoái với mục tiêu thúc đẩy công nghệ xác thực phân tán (DVT),...
Hester Peirce là ứng cử viên sáng giá thay thế Chair Gensler

SEC ra mắt lực lượng đặc nhiệm tiền điện tử do “Crypto Mom” Hester...

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã thực hiện bước đầu tiên trong việc tạo ra sự rõ ràng trong...

Donald Trump nói rằng ‘Tôi không biết nhiều về memecoin TRUMP’, công bố sáng...

Phát biểu với một nhóm phóng viên vào chiều thứ Ba, Tổng thống Donald Trump đã được hỏi về memecoin chính thức mang tên...

Giá Coin hôm nay 22/01: Bitcoin trở lại vùng $107.000, altcoin và Phố Wall...

Bitcoin tiếp tục tăng điểm trong ngày hôm qua khi thị trường có phản ứng tích cực với ngày nhậm chức của tổng thống...

Các nhà quản lý tài sản Hoa Kỳ nộp đơn xin ETF TRUMP, DOGE,...

Các công ty quản lý tài sản Osprey Funds và REX Shares hiện đang tìm cách ra mắt các quỹ ETF cho memecoin, bao...

Coinbase sẵn sàng delist USDT của Tether nếu cần thiết: Wall Street Journal

Coinbase đã bày tỏ ý định delist stablecoin USDT của Tether khỏi nền tảng của mình, tùy thuộc vào các diễn biến trong bối...

Donald Trump chính thức ký lệnh ân xá cho nhà sáng lập Silk Road...

Tổng thống Donald Trump vừa thực hiện một trong những cam kết quan trọng trong chiến dịch tranh cử của mình — ít nhất...

Cơ quan quản lý EU đưa ra thông báo khẩn cấp về việc tuân...

Thị trường tiền điện tử châu Âu đang chứng kiến những thay đổi đáng kể về mặt quy định khi các bên liên quan...