Các nhà đầu tư tin rằng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Jerome Powell có khả năng cắt giảm lãi suất cao hơn 45% một lần nữa trước tháng 6 năm nay, và điều này có thể có ảnh hưởng đến Bitcoin.
Chủ tịch FED Jerome Powell
Tin tức này có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người khi giá trị cổ phiếu Mỹ đang trên đỉnh cao mọi thời đại. Các nhà đầu tư đã khiến S & P500 tăng 4,6% tính đến thời điểm này trong tháng 2- là tháng tốt nhất kể từ năm 2015.
Tuy nhiên, Powell và Fed tin rằng nền kinh tế đứng trước bờ vực của một cuộc suy thoái tiềm năng. Việc cắt giảm lãi suất sẽ có tác dụng đối với sự kiện đó và đưa nền kinh tế đang tăng trưởng có thể “hạ cánh an toàn”. Sự cắt giảm như vậy có thể sẽ xảy ra trước giữa năm 2020.
Lãi suất là công cụ cơ bản nhất của Fed để quản lý tăng trưởng kinh tế. Giảm lãi suất làm cho việc vay tiền rẻ hơn, cho phép lượng thanh khoản lớn hơn tham gia vào thị trường.
Tăng lãi suất làm chậm việc vay vì chi phí cao hơn, và do đó hạn chế thanh khoản trên thị trường. Khi thanh khoản giảm, nền kinh tế có xu hướng chậm lại, đó là lúc chúng ta có thể thấy sự thay đổi của Bitcoin.
Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế đã rơi vào tình trạng khó khăn trong một thời gian, Fed nhận thấy những điểm yếu gây lo ngại. Ví dụ, tuyên bố thất nghiệp tăng trong năm nay của Mỹ cho thấy sự yếu kém trong tăng trưởng công việc. Ngoài ra, virus Corona đang hoành hành tại Trung Quốc đã tạo ra nỗi sợ hãi lan rộng khắp toàn cầu khiến mọi người thắt chặt hầu bao và hạn chế du lịch.
Những sự kiện này đã dẫn đến một nỗi sợ rằng nền kinh tế có thể rơi vào khủng hoảng như năm 2008. Để duy trì sự tăng trưởng và ổn định hiện tại, việc giảm lãi suất có thể được thực hiện.
Kinh tế Nhật đối mặt với nguy cơ suy thoái, tăng trưởng GDP quý 4/2019 thấp kỷ lục
Nền kinh tế Nhật Bản dường như đang chìm sâu hơn vào suy thoái khi các số liệu mới nhất cho thấy tăng trưởng GDP quý 4/2019 của nước này giảm tới -6,3%, cao hơn nhiều so với mức dự báo giảm -3,7% được các nhà phân tích đưa ra trước đó. Đây là quý đầu tiên trong vòng 5 quý trở lại đây mà Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ghi nhận suy giảm tăng trưởng GDP.
Mức suy giảm này cũng là mức lớn nhất kể từ quý 2/2014 – thời điểm nước này tăng thuế tiêu dùng khiến tăng trưởng GDP suy giảm tới -7,4%. Nguyên nhân chủ yếu của suy giảm GDP của Nhật Bản trong quý 4/2019 chủ yếu do việc tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%, kết hợp với việc nước này trải qua mùa đông ấm hơn thường lệ khiến sức mua các sản phẩm mùa đông giảm mạnh.
Đầu tư doanh nghiệp giảm 3,7%, còn xuất khẩu giảm 0,1%. Hai con số này giảm phần lớn do kinh tế toàn cầu giảm tốc xuất phát từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 1/2020 với GDP ước tăng 0,54%. Tuy nhiên, các bất ổn vẫn hiện hữu đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới khi “bóng ma” Covid-19 vẫn bao phủ và tác động nặng nề lên kinh tế Trung Quốc.
“Chỉ cần cú sốc mới của Covid-19 sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái kỹ thuật sau khi GDP sụt giảm liên tiếp trong 2 quý”, các chuyên gia kinh tế của công ty dịch vụ tài chính toàn cầu UBS cảnh báo trước khi số liệu GDP chính thức của Nhật Bản được công bố.
Trung Quốc bơm 100 tỷ trong gói cứu trợ 1.200 tỷ NDT và hạ lãi suất cho vay trung hạn
Kinh tế TQ đang chìm trong tuyết trắng Thường Châu
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn với mong muốn tìm cách giảm bớt tác động của sự bùng phát virus Covid-19 đối với các doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay trung hạn – MLF, một trong những công cụ chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong việc quản lý thanh khoản dài hạn trong hệ thống ngân hàng, đóng vai trò là kim chỉ nam cho lãi suất cho vay cơ bản (LPR), được thiết lập hàng tháng bằng cách sử dụng các đánh giá từ 18 ngân hàng.
PBOC cho biết đã hạ lãi suất 10 điểm cơ bản đối với khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) giá trị các khoản vay trung hạn có kỳ hạn một năm (MLF), tức từ 3,25% trước đây xuống 3,15%. Động thái này dự kiến sẽ mở đường cho việc giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) – sẽ được công bố vào ngày 20/2 tới. Điều này sẽ giúp giảm chi phí vay và giảm bớt căng thẳng tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Việc cắt giảm nói trên đã tác động ngay lên thị trường chứng khoán Trung Quốc, giúp các chỉ số tăng điểm, kéo theo phản ứng từ các sàn giao dịch châu Á khác. Trước đó, PBOC đã bất ngờ hạ lãi suất cho các thỏa thuận mua lại trái phiếu đảo ngược xuống 10 điểm cơ bản vào đầu tháng 2, khi sự bùng phát của virus ngày càng trở nên phức tạp.
PBOC hôm nay cũng đã bơm 100 tỷ nhân dân tệ vào các thị trường tiền tệ trong tổng số 1.200 tỷ nhân dân tệ (174 tỷ đô la Mỹ) của các hợp đồng mua lại trái phiếu đảo ngược sắp hết hạn. Theo PBOC, lượng tiền mặt trên có thể giúp hạ lãi suất trên thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu, từ đó hạ chi phí vốn, giảm sức ép tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, mở rộng quy mô tài chính và hỗ trợ nền kinh tế.
Kết luận
Bất kể người ta xem các vấn đề thanh khoản hiện tại như thế nào, việc cắt giảm lãi suất như vậy có thể sẽ khiến Bitcoin tăng giá. Việc cắt giảm lãi suất sẽ chỉ ra khi có sự yếu kém về kinh tế. Người ta chỉ cần “giải cứu” một thứ gì đó khi nó đang rơi vào tình trạng nguy hiểm mà thôi. Trong trường hợp này, giải cứu là nền kinh tế, nó có nghĩa là nền kinh tế đang gặp thách thức không nhỏ.
Bởi vì Bitcoin được coi là một tài sản trú ẩn “an toàn”,vàng 2.0 nên nó có thể được hưởng lợi từ sự yếu kém trong toàn bộ nền kinh tế.
Hơn nữa, việc cắt giảm lãi suất và tăng thanh khoản cũng có nghĩa là tăng lạm phát. Bitcoin đã được coi là một hàng rào chống lạm phát và do đó có thể nhận được sự tăng giá đáng kể nếu việc cắt giảm xảy ra.
Bơm tiền ra thị trường cũng có nghĩa đang giúp hồi phục nền kinh tế trong ngắn hạn và hủy hoại nền kinh tế trong tương lai.
Đó cũng là điều không bao giờ sảy ra với Bitcoin.
- Không phải chỉ Virus Corona ảnh hưởng tới giá Bitcoin, mà có cả 1001 lý do dưới đây nữa
- Nhật Bản đẩy nhanh kế hoạch ra mắt Yên kỹ thuật số do e ngại về RMB kỹ thuật số của Trung Quốc
Tôn – Lưu
Theo AZCoin News