Hiểu biết về hợp đồng tương lai:
Lanre Sarumi là Giám đốc điều hành của Level Trading Field, một nền tảng tương tác trực tuyến cho các chuyên gia trong ngành tài chính.
“Nghiên cứu quá khứ nếu bạn muốn xác định tương lai” – Nho giáo.
Bất kể ai đã đưa ra câu phát ngôn trên, nó là một lời khuyên triết học và do đó để hiểu những gì giới thiệu về tương lai của Bitcoin trên các sàn giao dịch tương lai ở Chicago, có nghĩa cho crypto, thì chúng ta hãy bắt đầu với lịch sử.
Lịch sử hợp đồng tương lai
Trước khi có hợp đồng “tương lai”, có một loại hợp đồng gọi là “kỳ hạn”. Trước khi có hợp đồng kỳ hạn, người có những “thỏa thuận của quý ông”, chỉ đơn giản là “xuất hiện trên thị trường với vụ mùa của bạn và hy vọng bạn có thể bán mọi thứ với mức giá bạn mong muốn.”
Vấn đề với việc tiến hành kinh doanh theo cách này, bên cạnh những từ ngữ, là bạn có nguy cơ không tìm được một đối tác xứng đáng và do đó mất tiền. Để khắc phục vấn đề này, thỏa thuận của các quý ông được tạo ra.
Theo thỏa thuận của quý ông, hai đối tác đồng ý về thời gian, địa điểm và giá cả trong tương lai để giao dịch với nhau. Vấn đề với sự đồng ý của quý ông là yêu cầu hai quý ông sẵn lòng tôn trọng thỏa thuận.
Sự vắng mặt của một hoặc nhiều quý ông yêu cầu thường dẫn đến các vụ kiện tụng.
Tuy nhiên, tòa án thường bỏ qua các vụ kiện vì khó thuyết phục thẩm phán rằng bạn đã có một thỏa thuận ràng buộc với chỉ một người tự chụp ảnh và đối tác của bạn bắt tay đồng thuận (OK có thể họ đã không gọi là “tự chụp ảnh” lúc đó, nhưng bạn đã có ý tưởng). Để giải quyết vấn đề này, hợp đồng kỳ hạn đã được tạo ra.
Hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý giữa hai bên đối tác để kinh doanh một tài sản nhất định vào một ngày trong tương lai ở một mức giá nhất định. Nó cho phép một bên tìm kiếm sự phân xử của tòa án nếu bên kia không thực hiện ghĩa vụ của mình trong thỏa thuận. Trong khi nó được hiển thị với một tài liệu đánh máy và chữ ký đẹp hơn rất nhiều so với một bức ảnh chụp chung của hai người bắt tay nhau mỉm cười, nó cũng có một vấn đề. Đó là một bên mặc định có thể bị phá sản. Kể từ khi các bên vi phạm thường không trả nợ, bên kia sẽ bị mất tiền.
Để khắc phục vấn đề này, hợp đồng tương lai đã được phát triển.
Hợp đồng tương lai 101
Hợp đồng tương lai gần tương đương với hợp đồng kỳ hạn với một số khác biệt nhỏ. Sự khác biệt chính là một sàn giao dịch đứng giữa bảo lãnh cho cả hai bên.
Hợp đồng tương lai Bitcoin được khởi động từ ngày 18 tháng 12 tại CME là một hợp đồng giải quyết tiền mặt. Điều này đơn giản có nghĩa là vào ngày hết hạn, không có bitcoin thực được giao dịch nhưng giá trị lời lãi bằng tiền mặt sẽ được ghi có vào một trong các bên, phụ thuộc vào giá thanh toán cuối cùng.
Nếu hợp đồng được giao dịch lần đầu tiên ở mức giá $12.000, sau đó chỉ số giá Bitcoin ở CME đã tăng lên $14.000, người bán sẽ bị cắt lỗ $2.000. Nếu người bán quyết định bỏ chạy và không thực hiện nghĩa vụ của mình, sàn giao dịch sẽ ra tay và cho người mua toàn quyền quyết định.
Tạm biệt, không còn đến tòa án với các hợp đồng pháp lý hoặc các bức ảnh chụp chung. Tạm biệt các con lừa và các cánh đồng ngô trên thị trường. Giờ đây bạn sử dụng Uber thay vì một con lừa và trao đổi Bitcoin thay cho bắp ngô, bạn đã hiểu ý của tôi rồi đấy.
Trước khi bạn bắt đầu cảm ơn các sàn giao dịch cho các dịch vụ “vô đạo đức” của họ và tự hỏi bạn có bao nhiêu token ETH mà bạn có thể gửi cho họ để đổi lại sự bằng lòng, vấn đề đơn giản là “họ được trả tiền”.
Thế giới của các gian hàng
Họ gọi đó là một “lệ phí trao đổi”. Điều này được mong đợi là tất nhiên, nhưng đây lại là một điều khác, các sàn giao dịch không thực sự nhận rủi ro mặc định.
Họ có các thực thể khác được gọi là “cổng thanh toán bù trừ tương lai” và có vai trò là một phần rủi ro. Đối với dịch vụ của họ, cổng thanh toán bù trừ cũng thu phí. Họ gọi nó, bán đoán đúng rồi, khoản “lệ phí thanh toán bù trừ”.
Sàn giao dịch phải có quy định, rốt cuộc, họ thực chất là đối tác của mọi giao dịch và thực tế có thể mặc định là chính họ.
Tại Hoa Kỳ, chúng được điều chỉnh bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) và không phải là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), mặc dù có từ “Giao dịch” trong tên của nó. Tại sao những cơ quan của chính phủ này là riêng biệt, có lẽ sẽ là một chủ đề tốt cho một bài báo.
Nhưng đây là một điều thú vị, CFTC là cơ quan quản lý đối với sàn giao dịch tương lai, nhưng về cơ bản nó thuê ngoài nhiều công việc cho một hiệp hội tự điều chỉnh được thành lập bởi các hiệp hội, như là Hiệp hội Tương lai Quốc gia (The National Futures Association). Giống như hầu hết mọi người, những người làm việc ở NFA không làm việc miễn phí. Bởi bây giờ bạn biết những gì sắp tới, họ sẽ thu phí.
Trong trường hợp hợp đồng tương lai của Bitcoin, CFTC đã rửa tay rất sạch sẽ vào dựa vào các sàn giao dịch, còn CFA tự chứng nhận và tự điều chỉnh thị trường tương lai Bitcoin.
Hãy nhớ khi tôi nói rằng các sàn giao dịch không nhận tất cả các rủi ro và họ có các công ty thanh toán bù trừ một số rủi ro. Vâng, các công ty thanh toán bù trừ không phải là kẻ ngốc, họ cũng ném các rủi ro cho các công ty gọi là “công ty môi giới giới thiệu” (introducing brokers). Các công ty môi giới giới thiệu, tất nhiên, thu phí môi giới.
Một mắt xích ngắn
Bây giờ nếu bạn nghĩ rằng môi giới là kẻ ngốc cuối cùng, nghĩ lại đi. Kẻ cuối cùng nhận ra mình ngốc trong chuỗi này, là trader, là bạn đấy.
Vâng, bạn nghĩ gì khi phải trả phí giao dịch + phí thanh toán bù trừ + phí NFA + phí môi giới? Hahaa… cho tôi vài giây để ngừng cười đã nhé.
Tôi trở lại, bạn thấy đấy, khi các sàn giao dịch nói rằng họ sẽ đảm bảo cho cả hai bên, điều họ thực sự muốn nói là họ sẽ yêu cầu bạn bè của họ tại tổ chức thanh toán bù trừ (đôi khi là công ty con của sàn giao dịch, không được nhầm với các cổng thanh toán bù trừ) thò tay móc túi của cả 2 bên trong các đối tác để đảm bảo rằng họ không bỏ trốn khi thị trường đi ngược lại mong muốn của họ.
Bạn có thể giao dịch tại thị trường Bitcoin tiền mặt một cách ẩn danh, nhưng bạn không thể làm tương tự với hợp đồng tương lai.
Vì vậy, nếu hai đối tác giao dịch một hợp đồng tương lai Bitcoin với giá $12.000, tổ chức thanh toán bù trừ sẽ tính giá trị của hợp đồng mỗi ngày bằng cách sử dụng giá mà họ gọi là “giá thanh toán”. Đối với CME, giá thanh toán được xác định từ một chỉ số, Bitcoin Reference Rate (BRR). BRR được tính bằng cách sử dụng giá thị trường từ các sàn giao dịch nhất định.
Tính đến hôm nay, có bốn chỉ số từ sàn giao dịch gồm CME, Bitstamp, GDAX, Kraken và itBit. Sàn CBOE mà đưa ra hợp đồng tương lai Bitcoin giao dịch mỗi Chủ Nhật, sử dụng giá từ sàn giao dịch Gemini. Nếu giá thanh toán là $11.900, sau ngày đầu tiên, tổ chức thanh toán bù trừ lấy $100 từ người mua chuyển sang người bán. Nó sẽ giải quyết bồi thường thay vì bán cả $12.100. Điều ngược lại cũng xay ra, tổ chức thanh toán nhận $100 từ người bán và giao cho người mua.
Điều này đánh dấu với thị trường thực hiện liên tục mỗi ngày giao dịch.
Bằng cách làm như vậy, các sàn giao dịch chủ yếu bảo vệ cả hai bên, và bảo vệ chính nó, từ việc phải đối mặt với những tổn thất lớn có thể tích lũy qua nhiều ngày. Các tổ chức thanh toán bù trừ không thực sự tương tác trực tiếp với hầu hết các nhà kinh doanh ngoại trừ các cổng thanh toán bù trừ. Họ thực hiện thói quen “thò tay trong túi” với các trader thanh toán bù trừ. Trước khi tổ chức thanh toán bù trừ lấy tiền từ túi của các trader, trader sẽ thông báo cho người môi giới và các trader phải ký quỹ với công ty thanh toán bù trừ.
Bảng đặt cọc tiền
Khoản tiền đặt cọc là bao nhiêu? Các sàn giao dịch, đặc biệt là CME, tạo ra công cụ huyền diệu để đo lường sự biến động trong ngày của mỗi hợp đồng tương lai cho hàng hóa. Nó được gọi là SPANS, viết tắt của “Standard portfolio analysis of risk” (phân tích rủi ro của danh mục đầu tư tiêu chuẩn).
SPANS thực hiện một só tính toán chuyên sâu không khác gì siêu máy tính từ “the Hitchhikerss – guide to the Galaxy”.
Giống như nó, SPANS có các chỉ số phép thuật, nhưng trong trường hợp này, con số đó không phải là 42. Trên thực tế, nó là khác nhau cho mỗi hợp đồng. Con số đó được sử dụng bởi rất nhiều các công ty môi giới để xác định xem có bao nhiêu rủi ro mà các trader phải gánh chịu. Họ gọi là “biên khởi đầu” (initial margin). Đây là số tiền mà một trader phải gửi trước khi có thể giao dịch một số hợp đồng nhất định.
Trong trường hợp hợp đồng thương hiệu mới giống như hợp đồng tương lai Bitcoin, nơi mà SPAN không có dữ liệu lịch sử để tính số lượng cần ký quỹ, các sàn giao dịch sẽ trở lại siêu máy tính của họ để tính toán 1 con số. Đối với CME, họ nói rằng biên khởi đầu là 35%, máy của CBOE nói là 30%.
Vậy có đúng không? Không thực sự đúng.
Tập trung vào từ đầu tiên của “initial margin”. Số tiền bạn ký quỹ chỉ là khởi đầu. Nếu bạn ngay lập tức kiếm được tiền từ việc trao đổi bởi vì bạn có bí mật kinh doanh “mua thấp bán cao” thì bạn sẽ ổn.
Nhưng nếu chiến lược của bạn không tuân theo khái niệm đơn giản đó và giá trị của hợp đòng tương lai mà bạn đã hoặc hoặc bán gây ra “biên khởi đầu” của bạn giảm xuống dưới giá trị nhất định gọi là “biên lỗ bảo trì” (maintenance margin), bạn sẽ nhận được một cú điện thoại để gửi thêm tiền vào tài khoản. Nếu bạn không làm như vậy, thì người môi giới, các công ty thanh toán hoặc các sàn giao dịch sẽ đóng vị trí của bạn và bất cứ thứ gì còn lại trong tài khoản của bạn sẽ được sử dụng để bù đắp khoản lỗ đó của bạn.
Trên đây về cơ bản là một bản tóm tắt cấp cao của thị trường tương lai cũng như giới thiệu cách quản lý và thiết lập tài khoản. Quá trình này giống nhau cho dù tài khoản được thiết lập để buôn bán dầu, lúa mì hoặc Bitcoin. Tôi sẽ đăng các bài viết bổ sung về hợp đồng tương lai nói chung và các hợp đồng tương lai Bitcoin nói riêng.