Lập trình smart contracts: Phần 2 Viết smart contracts đầu tiên

Updated: 27/04/2018 at 17:30

Mở đầu

Smart contracts sinh ra nhằm mục đích giải quyết bài toán tin tưởng trong một môi trường thiếu tin tưởng như Internet. Và smart contract không phải là điều gì quá ghê gớm, nó sinh ra để giải quyết các bài toán thực tế, chẳng hạn như: trả lương, bảo hiểm, thừa kế, trao đổi, mua bán…. Gần đây chúng ta nghe nhiều về Decentralized Exchange, ICO… mọi người nói về nó thực sự rất ghê gớm. Đôi khi người ta thổi phồng sự việc lên một cách không cần thiết nhằm đạt mục đích PR. Nhưng trong kỹ thuật mọi thứ đều tiệm cận tới θ.

Token ERC20 

Trong hệ thống của Ethereum thì ETH đóng vai trò là native token, phí giao dịch sẽ được tính trên token này. Ethereum platform còn cho phép người dùng định nghĩa token riêng và để chuẩn hóa các token này, ERC20 ra đời. Tùy mục đích của người sáng lập mà một ecosystem có thể có hoặc không có token.

Viết một token đơn giản

Một token đơn giản nhất sẽ bao gồm các thành phần sau:

  • totalSupply: Tổng số token
  • balanceOf(): Hiển thị balance của một owner
  • transfer(): Chuyển token từ người sở hữu này sang cho người khác

Đầu tiên ta phải định nghĩa một mapping để lưu trữ thông tin của token đóng vai trò như một ledger:

mapping (address => uint256) balances;

Với mỗi address sẽ mapping tới một số uint256 (unsigned integer 256 bits). Ta có thể tương tác thông qua toán tử [] để access các phần tử.

Tiếp theo để đọc dữ liệu từ mapping ta tạo ra method balanceOf():

function balanceOf(address _owner) constant public returns(uint256){
return balances[_owner];
}

Method này cho phép ta đọc thông tin của bất cứ owner nào và biết họ có bao nhiêu token.

Ta định nghĩa method transfer() để có thể chuyển đổi token giữa các owner

function transfer(address _to, uint256 _value) public returns(bool){
balances[msg.sender] -= _value;
balances[_to] += _value;
return true;
}

Và kết hợp tất cả ta có smart contract của AmazingToken

pragma solidity ^0.4.11;contract AmazingToken{

uint256 public totalSupply;

mapping (address => uint256) balances;

function balanceOf(address _owner)
constant public returns(uint256){
return balances[_owner];
}

function transfer(address _to, uint256 _value)
public returns(bool){
balances[msg.sender] -= _value;
balances[_to] += _value;
return true;
}

}

Bảo mật cho AmazingToken:

Trong smart contract nói trên ta sẽ thấy các vấn đề của method transfer() đó là:

  • Nếu _to = 0x00 thì token sẽ biến mất, giống như ta stream data vào /dev/nullvậy
  • Transfer vẫn thực thi cho dù senderkhông có đủ balance

Giờ ta viết lại smart contract của AmazingToken kèm theo việc check các conditions này.

pragma solidity ^0.4.11;contract AmazingToken{

uint256 public totalSupply;

mapping (address => uint256) balances;

modifier onlyValidAddress(address _to){
require(_to != address(0x00));
_;
}

modifier onlyValidValue(address _from,uint256 _value){
require(_value <= balances[_from]);
_;
}

function balanceOf(address _owner)
constant public returns(uint256){
return balances[_owner];
}

function transfer(address _to, uint256 _value)
onlyValidAddress(_to) onlyValidValue(msg.sender,_value)
public returns(bool){
balances[msg.sender] -= _value;
balances[_to] += _value;
return true;
}

}

Việc thêm hai modifier này làm cho contract của chúng ta an toàn hơn rất nhiều. Sau khi lập trình xong token thì điều mọi người nghĩ tới cách thức để phát hành token.

Định nghĩa phương thức phát hành token

Ta định nghĩa method nhằm bán AmazingToken mỗi khi có ai đó gửi Ethereum tới sẽ nhận lại AmazingToken theo tỉ lệ 1:100.

function () public payable {
uint256 _issued = (msg.value*100)/10**18;
totalSupply += _issued;
balances[msg.sender] = _issued;
}

Biến global msg.value chứa giá trị eth theo đơn vị wei (1 eth = 10¹ wei).

Smart contract của AmazingToken sẽ như sau

pragma solidity ^0.4.11;contract AmazingToken{

uint256 public totalSupply;

mapping (address => uint256) balances;

modifier onlyValidAddress(address _to){
require(_to != address(0x00));
_;
}

modifier onlyValidValue(address _from,uint256 _value){
require(_value <= balances[_from]);
_;
}

function () public payable {
uint256 _issued = (msg.value*100)/10**18;
totalSupply += _issued;
balances[msg.sender] = _issued;
}

function balanceOf(address _owner) constant public
returns(uint256){
return balances[_owner];
}

function transfer(address _to, uint256 _value)
onlyValidAddress(_to) onlyValidValue(msg.sender,_value) public
returns(bool){
balances[msg.sender] -= _value;
balances[_to] += _value;
return true;
}

}

Decentralized exchange

Bây giờ mình sẽ viết một smart contract đóng vai trò như một Decentralized Exchange, điều mình mong muốn là có thể rao bán AmazingToken mà mình đang sở hữu nếu có ai đó chấp nhận mua nó bằng Ethereum.

pragma solidity ^0.4.11;contract AmazingTokenInterface{
uint256 public totalSupply;
function () public payable;
function balanceOf(address _owner)
constant public returns(uint256);
function transfer(address _to, uint256 _value)
public returns(bool);
}contract AmazingDex {    AmazingTokenInterface AmazingToken;    address ChiroWallet = 0xca35b7d915458ef540ade6068dfe2f44e8fa733c;

uint256 public rate = 100;    modifier onlyValidAddress(address _to){
require(_to != address(0x00));
_;
}

modifier onlyChiro(){
require(msg.sender == ChiroWallet);
_;
}

function setRate(uint256 _rate)
onlyChiro public returns(uint256){
rate = _rate;
return rate;
}

function AmazingDex(address _amazingTokenAddress)
onlyValidAddress(_amazingTokenAddress) public {
AmazingToken = AmazingTokenInterface(_amazingTokenAddress);
}    function buyToken()
onlyValidAddress(msg.sender) public payable {
uint256 _value = (msg.value*rate)/10**18;
assert(AmazingToken.transfer(msg.sender, _value));
ChiroWallet.transfer(msg.value);
}
}

Smart contract này thực hiện một điều rất đơn giản, khi có bất kỳ ai gọi method buyToken() thì mình sẽ trả token cho họ theo như rate đã được mình cung cấp, còn Ethereum sẽ ngay lập tức về ví của mình.

Tất nhiên AmazingToken sẽ do AmazingDex contract này nắm giữ.

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Tuần này, Ripple (XRP) đã nộp đơn xin giấy phép ngân hàng quốc gia tại Mỹ — một bước đi quan trọng đưa công ty tiến gần hơn đến hệ thống tài chính truyền thống được quản lý. Tuy nhiên, phản ứng từ thị trường lại khá mờ nhạt và... ...

Trong vòng 24 giờ qua, Hyperliquid (HYPE) tiếp tục thể hiện đà tăng ấn tượng khi bật lên 6,58%, chính thức giành lại mốc $40 sau một nhịp điều chỉnh ngắn. Tín hiệu từ phân tích tâm lý thị trường cho thấy dòng tiền đang có xu hướng quay trở... ...

Bonk (BONK) đã có cú bật mạnh mẽ, tăng 21,22% sau khi chạm đáy gần nhất tại mức $0,000013, leo lên đỉnh cục bộ $0,0000175 vào thời điểm viết bài. Song song với đà tăng giá, khối lượng giao dịch của memecoin này cũng bùng nổ tới 332%, vọt lên... ...

Theo ghi chú nghiên cứu của Matt Mena, chiến lược gia nghiên cứu crypto tại 21Shares, dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ vào tháng 6 đã vượt quá dự báo, tạo ra bối cảnh vĩ mô có thể đưa Bitcoin (BTC) vượt mốc $200.000. Bộ Lao động báo cáo... ...

Thị trường crypto đã chứng kiến ​​sự phục hồi trong tuần qua, với một số altcoin đảo chiều từ mức thấp gần đây. Khi giá Bitcoin ổn định và khối lượng giao dịch phục hồi, các lĩnh vực ngách như Tài sản trong thế giới thực (RWA) đang bắt đầu... ...

Giá Shiba Inu (SHIB) đã bật tăng 7% chỉ trong 24 giờ qua, chính thức thoát khỏi xu hướng giảm kéo dài nhiều tháng từng khiến nhà đầu tư lao đao. Đà phục hồi này thổi luồng sinh khí mới vào thị trường, mang theo kỳ vọng về một chu... ...

Ethereum (ETH) tăng 9% từ thứ Ba đến thứ Năm nhưng không vượt qua được mốc $2.600. Khi giá tăng, các nhà phân tích chỉ ra mô hình kỹ thuật tăng giá được gọi là “golden cross” có thể đẩy ETH lên $3.200, mức gần nhất từng đạt được vào... ...

Cổ phiếu các công ty khai thác bitcoin đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong tuần qua, bất chấp đợt điều chỉnh vào thứ Năm, nhờ các tín hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô, củng cố câu chuyện “hạ cánh mềm” của Cục Dự trữ... ...

Vào lúc 09 giờ ngày 9/7 (theo giờ Việt Nam), thị trường crypto của Mỹ sẽ là trọng tâm duy nhất trong phiên điều trần đầu tiên của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện. Các nhà lập pháp và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cùng xem xét cách thức vận... ...

XRP vừa xác nhận mô hình “cờ đuôi nheo” (pennant) trên biểu đồ tuần – một mô hình thường đi kèm với đà tăng mạnh. Những diễn biến tích cực xoay quanh Ripple, cùng với nhu cầu gia tăng trong thị trường hợp đồng tương lai XRP, có thể là... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode