Kể từ thời điểm Facebook công bố ra mắt tiền điện tử Libra, hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc bùng nổ cách mạng về tiền tệ kỹ thuật số, sự kiện này đã tạo ra hai chiều hướng ủng hộ và phản đối lan rộng khắp thế giới.
Hiện nay, không thể phủ nhận vai trò tiên phong của đồng Bitcoin trên thị trường tiền kỹ thuật số và nhận được tín hiệu tích cực từ một bộ phận các nhà đầu tư, thế nhưng đồng coin này không được coi là mối nguy cơ tiềm ẩn với hệ thống tài chính, một phần vì tính chất khan hiếm và thiếu sự công nhận bởi hệ thống pháp luật từ chính phủ các nước.
Mặc khác, Libra được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ công nghệ Facebook và gần 28 thành viên “cá mập” từ hiệp hội Libra như Uber, Visa, Paypal… Đồng thời sở hữu số lượng khách hàng tiềm năng cực lớn, điều này có thể thay đổi cách người dùng chi tiêu và tiếp cận với các dịch vụ tài chính một cách tốt hơn và dần dần sẽ biến Libra trở thành loại tiền tệ được chấp nhận chính thống.
Trung Quốc – Thị trường tỷ dân không dành cho “kẻ ngoại đạo”
Khác với phần còn lại của thế giới (trừ Triều Tiên), trong suốt hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã ban hành lệnh chính sách ngăn chặn, kiểm duyệt gắt gao các thông tin từ bên ngoài, vì thế loạt ứng dụng công nghệ nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter, Instagram và cùng hàng nghìn trang web nước ngoài đều xa lạ với người dân Trung Quốc.
Thay vào đó, Trung Quốc cho phát triển hàng loạt ứng dụng công nghệ và trang web thay thế có dịch vụ tương tự khác như Weibo, Wechat… nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tỷ dân trong nước và điều này đã tạo nên thị trường màu mỡ “có một không hai” trên thế giới.
Như vậy, công nghệ blockchain là công cụ được dự đoán thay đổi cuộc chơi mạnh mẽ trong kỷ nguyên 4.0, vì tính bất biến của nó, hoạt động dựa trên mô hình phi tập trung, tức là không cần trạm máy chủ, các thiết bị trong mạng lưới sẽ ngang hàng thông qua các nodes. Theo đó, các nodes này hoạt động độc lập và không cần máy chủ tập trung để chấp nhận hoàn thành các giao dịch.
Blockchain – Cái gai tiềm tàng trong mắt chính quyền Trung Quốc
Như đã đề cập ở phần trên, tính bất biến của blockchain làm cho công nghệ này không chịu bất kỳ sự kiểm duyệt tập trung kể cả chính phủ hay tổ chức bất kỳ. Vì thế, dù Trung Quốc có tạo nên hàng rào vạn lý tường lửa vững chắc để ngăn chặn “các mối nguy” từ bên ngoài như Facebook, Google…, thì dù chỉ là nhỏ nhất, Libra vẫn có thể gây ra sự gián đoạn lên hệ thống tài chính ở Trung Quốc.
Gần đây, Bruno Le Maire – Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã phát thông báo chính thức lên tiếng Libra không phải là mối đe dọa trực tiếp đối với các loại tiền tệ chính thống có chủ quyền (fiat). Trên thực tế, các chuyên gia lại nhận định, sự lớn mạnh từ đồng Libra thậm chí có thể thay thế tiêu chuẩn SWIFT dùng để bảo lãnh cho chuyển tiền ngân hàng xuyên biên giới (Ripple không thích điều này).
Như vậy, các nhà cầm quyền Trung Quốc có quyền hoài nghi về những tác động tiềm tàng của đồng kỹ thuật số này cũng như năng lực marketing từ thị trường của Facebook. Theo đánh giá từ Cai Weide – giáo sư tại Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, cho rằng:
“Việc cấm Libra sẽ gây tác động lớn đến thế giới hơn so với JPM Coin (đồng tiền kỹ thuật số do JP Morgan tạo ra) vì Facebook sở hữu số lượng khách hàng cực lớn với ít nhất 2 tỷ người từ hơn 100 quốc gia trong và ngoài khu vực. Không còn nghi ngờ gì nữa, Libra sẽ thay thế tiêu chuẩn SWIFT và thay đổi trật tự tài chính quốc tế”.
Nếu nói về quảng cáo thì họ không có đối thủ, với thuật toán của mình thì những bài viết tốt liên quan tới Libra sẽ được hiển thị một cách thông minh và rất tự nhiên trên news feed của bạn, nó tự nhiên đến mức bạn không thể cảm nhận được, bởi vì đây chỉ đơn giản là những status bình luận đến từ những người bạn hoặc một vài trang fanpage cả năm bạn không tương tác, nhưng nó sẽ nhẹ nhàng đội mồ sống dậy và đập vào mắt bạn. lần một bạn không tin, lần hai không tin, lần ba bắt đầu nghi ngờ, lần bốn thì all in.
Các bạn đọc của Tạp Chí Bitcoin, các bạn có thể ngồi 1 phút nghĩ lại xem, có phải Libra xuất hiện nhiều hơn so với bình thường trên facebook của mình mấy ngày hôm nay không, thậm chí nó đến từ những nickname không quen biết không?, vâng, nó không phải đến một cách ngẫu nhiên như mình đã lầm tưởng.
Đó chính là sức mạnh của Facebook, bạn chỉ có thể thoát khỏi nó khi xóa tài khoản Facebook hoặc cúp điện mà thôi.
Các chuyên gia dự đoán Trung Quốc nhất định đang xem xét về khả năng phát triển mã token “made in China” của riêng mình, nhằm ngăn chặn làn sóng “Libra hóa” diễn ra rầm rộ. Hiện nay, nếu nền tảng Tencent Q-Coin của Trung Quốc được đầu tư bởi từ nguồn lực và tài nguyên dồi dào, thì dự đoán đây sẽ đối thủ đáng gờm của Libra trong thời gian tới.
Dễ hình dung, Q-Coin là một loại tiền ảo mà người dùng có thể thanh toán mua các hàng hóa từ dịch vụ Tencent. Tuy nhiên, phía Tencent lại không giải thích rõ làm cách nào để đưa Q-Coin thành stablecoin như Libra. Như vậy, sự kiện ra mắt Libra được xem như là thách thức và cơ hội lớn cho các công ty Trung Quốc tạo động lực để phát triển hệ thống token cho riêng mình.
Trước lệnh cấm gần đây giữa Mỹ đối với Huawei, cuộc chiến sở hữu trí tuệ và công nghệ giữa hai cường quốc đang ngày càng bùng nổ. Vì thế, dễ dàng đoán được hai quốc gia này chắc chắn sẽ cạnh tranh nhau liên tục trên mọi mặt trận từ thương mại, công nghệ đến lĩnh vực quân sự.
- Cơ quan xếp hạng tín dụng Big 3 Fitch khen ngợi Libra của Facebook
- BIS muốn có ‘sân chơi bình đẳng’ cho các ngân hàng trong bối cảnh mối đe dọa đến từ Facebook
Hòa Phạm
Tạp chí Bitcoin| Ethereumwornews