Tài chính kế thừa định nghĩa thị trường gấu là một giai đoạn giảm giá kéo dài, trong đó giá tài sản giảm từ 20% trở lên so với mức cao gần đây.
Không có định nghĩa tiêu chuẩn nào về thị trường gấu tiền điện tử. Nhưng do tài sản kỹ thuật số biến động nhiều hơn, nên có ý kiến cho rằng tỷ lệ suy giảm đối với thị trường gấu tiền điện tử là từ -40% đến -60%.
Tuy nhiên, với việc giảm khoảng 74% so với mức đỉnh trong hơn mười tháng, không còn nghi ngờ gì nữa, Bitcoin (BTC) đang rơi vào lãnh thổi gấu.
Vào ngày 18 tháng 6, BTC đã thiết lập mức đáy cục bộ là 17.700 đô la, lần đầu tiên trong lịch sử đánh dấu mức giá đóng cửa thấp hơn đỉnh chu kỳ trước. Một số nhà phân tích gọi đây là đáy chu kỳ thị trường. Tuy nhiên, phân tích một số chỉ số on-chain cho thấy điều ngược lại.
Phần trăm địa chỉ Bitcoin có lãi
Phần trăm địa chỉ Bitcoin có lãi đề cập đến tỷ lệ các địa chỉ duy nhất có giá mua trung bình thấp hơn giá hiện tại.
Trong trường hợp này, “giá mua” được định nghĩa là giá tại thời điểm dịch chuyển BTC vào một địa chỉ.
Trong mỗi lần chạm đáy chu kỳ trước đó, khoảng 50% hoặc ít hơn các địa chỉ Bitcoin bị thua lỗ. Biểu đồ dưới đây thể hiện mức hiện tại là khoảng 58%, cho thấy giá BTC còn giảm nữa.
Nguồn: Glassnode
Giá trị thị trường trên giá trị thực tế
Giá trị thị trường trên giá trị thực (MVRV) đề cập đến tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường (hoặc giá trị thị trường) và vốn hóa thực tế (hoặc giá trị được lưu trữ). Bằng cách đối chiếu thông tin này, MVRV cho biết khi nào giá BTC được giao dịch trên hoặc dưới “giá trị hợp lý”.
Đồng thời, bằng cách so sánh MVRV dài hạn và ngắn hạn, có thể đánh giá sự thỏa hiệp của những holder dài hạn.
Holder dài hạn MVRV (LTH-MVRV) chỉ xem xét các đầu ra giao dịch chưa sử dụng có tuổi thọ ít nhất là 155 ngày. Nó đóng vai trò như một chỉ số để đánh giá hành vi của các nhà đầu tư dài hạn.
Bốn đáy chu kỳ trước đây được đặc trưng bởi sự hội tụ của các đường STH-MVRV và LTH-MVRV. Hiện tại, sự giao cắt như vậy vẫn chưa xảy ra, gợi ý rằng những holder dài hạn phải nhường chỗ cho holder ngắn hạn.
Nguồn: Glassnode
Lãi/lỗ
Tỷ lệ nguồn cung lãi/lỗ (SPL) sẽ cho chúng ta biết nguồn cung lưu hành đang lãi hay lỗ. Nói cách khác, nó xem xét số lượng token có giá thấp hơn hoặc cao hơn giá hiện tại khi chúng di chuyển lần cuối.
Tương tự như hai ví dụ trước, các đáy chu kỳ trước xuất hiện khi các đường lãi và lỗ hội tụ. Hiện tại, đường lãi vẫn chưa hội tụ với đường lỗ.
Nguồn: Glassnode
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Bitcoin nhấp nháy tín hiệu “cờ vàng” khi ETH có nguy cơ chứng kiến đỉnh suy thoái
- Đợt bán tháo lần này có thể tồi tệ hơn bạn nghĩ
Ông Giáo
Theo CryptoSlate