Trong một lá thư gửi vào ngày 15 tháng 4 gửi tới Thẩm phán Sarah Netburn, các luật sư của Ripple tố cáo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã đưa ra ít nhất 11 yêu cầu Biên bản ghi nhớ (MOU) cho các cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài trong quá trình khám phá để có được tài liệu từ các cơ quan ở nước ngoài.
Tài liệu được Ripple gửi tới tòa án tố cáo SEC
Họ cáo buộc rằng SEC đang cố gắng đe dọa các đối tác ngoài Hoa Kỳ của Ripple cắt đứt quan hệ với công ty:
“Vì SEC chắc chắn đã biết (và có lẽ đây là mục tiêu của SEC), việc liên quan đến các cơ quan quản lý địa phương và cố gắng viện dẫn quy trình bắt buộc của các cơ quan quản lý đó không chỉ không đúng mà còn là một thủ đoạn đe dọa có tác dụng ngăn cản các thực thể đó tiếp tục kinh doanh với Ripple. Người bào chữa đang yêu cầu tòa án ngăn chặn việc SEC tiến hành khám phá bên ngoài thẩm quyền của mình, yêu cầu một hội nghị không chính thức về vấn đề này”, tài liệu cho biết.
Thêm nữa, Ripple đang cáo buộc cơ quan quản lý vi phạm các quy tắc liên bang bằng cách từ chối cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc của mình với các đối tác nước ngoài.
Theo CEO Ripple Garlinghouse, khoảng 95% khách hàng của Ripple ở bên ngoài Hoa Kỳ. Công ty có trụ sở tại San Francisco đã ký hơn 20 quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính trên toàn cầu kể từ khi Ripple đối đầu với SEC.
Tuy nhiên, nó kém may mắn hơn ở quê nhà, công ty chuyển tiền xuyên biên giới MoneyGram có trụ sở tại Dallas đã trở mặt, qua cầu rút ván khi quyết định cắt đứt quan hệ vĩnh viễn với nhà cung cấp công nghệ sổ cái phân tán do tình trạng pháp lý chưa rõ ràng của họ.
Tuần trước, một tòa án ở Delaware đã ra phán quyết rằng công ty đầu tư Tetragon Financial Group của Vương quốc Anh phải trả 3,463 triệu USD chi phí kiện tụng cho Ripple. Tetragon, người dẫn đầu vòng gọi vốn Series C khổng lồ của Ripple năm 2019 đã kiện chính công ty mình đầu tư ngay sau vụ kiện của SEC.
Tetragon yêu cầu Ripple phải mua lại vốn chủ sở hữu trị giá 175 triệu đô la mà họ đã đầu tư, và tạm thời đóng băng tài sản của công ty để tránh thất thoát, một động thái được đánh giá là “giậu đổ bìm leo”, hay “Lật mặt: 48h”.
Thẩm phán bác bỏ yêu cầu của Tetragon vì câu hỏi liệu XRP có bị phân loại là chứng khoán hay không vẫn chưa được tòa án giải quyết.
Ripple đã đe dọa nhiều lần sẽ chuyển trụ sở ra nước ngoài, tuy nhiên họ đã thay đổi ý định từ khi bị SEC kiện, công ty thề sẽ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, quyết tử cho XRP Army.
- Giá XRP tăng 40% lên $ 1.4 sau tin tức tòa án không cho phép SEC truy cập hồ sơ tài chính của Ripple
- Gary Gensler chính thức trở thành tân chủ tịch SEC sau khi được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận
- Tại sao XRP lại chứng kiến một cuộc biểu tình khủng khiếp như vậy bất chấp Ripple chỉ được định giá 3 tỷ đô la trên thị trường thứ cấp?
Thạch Sanh
Theo AZCoin News