Với việc Bitcoin đang giao dịch trong vùng hợp nhất từ 117.000 đến 120.000 đô la, holder dài hạn (LTH) đã bắt đầu phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc các Bitcoin “ngủ đông” đang dần quay trở lại thị trường.
Đây có thể là tín hiệu tiêu cực cho BTC.
Lượng phân phối từ holder lâu năm tăng mạnh
Theo phân tích của Axel Adler từ CryptoQuant, vào ngày 24/7, Bitcoin ghi nhận tỷ lệ CDD hàng tháng/ CDD hàng năm đạt mức cao bất thường là 0,25. Tỷ lệ này được ghi nhận trong vùng giá từ 104.000 đến 118.000 đô la.
CDD – Coin Days Destroyed – là chỉ số đo lường số lượng Bitcoin lâu năm bị “phá vỡ” trạng thái không hoạt động khi được giao dịch trở lại. Tỷ lệ CDD cao cho thấy LTH đang bắt đầu di chuyển hoặc bán coin của họ.

Điều đáng chú ý là các mức CDD hiện tại đặc biệt quan trọng, vì chúng tương đương với các đỉnh lịch sử trong năm 2014 và giai đoạn điều chỉnh của năm 2019.
Cụ thể, vào năm 2014, sau khi đạt đỉnh 1.000 đô la, Bitcoin đã giảm tới 95%, xuống còn 111 đô la sau vụ bê bối Mt. Gox. Còn trong năm 2019, BTC tăng mạnh lên mức 8.000 đô la, nhưng sau đó điều chỉnh 40% sau khi Trung Quốc cấm giao dịch crypto.
Với bối cảnh đó, đợt tăng mạnh gần đây của tỷ lệ CDD tháng/năm cho thấy LTH đang đồng loạt đưa BTC trở lại thị trường. Những đợt CDD tăng đột biến như vậy thường là dấu hiệu của hoạt động phân phối chủ động từ nhà đầu tư giàu kinh nghiệm.

Chỉ số Thay đổi vị thế ròng của holder càng củng cố thêm bằng chứng về xu hướng phân phối gia tăng này. Theo dữ liệu từ Checkonchain, chỉ số này duy trì ở vùng âm trong suốt tuần qua, ghi nhận mức thấp nhất là -134.700 BTC.

Đồng thời, lượng cung Bitcoin do LTH nắm giữ đã giảm từ 14,12 triệu xuống còn 13,88 triệu, tương đương mức sụt giảm 240.000 BTC.
Những đợt giảm mạnh như vậy cho thấy khi giá Bitcoin tăng, các nhà đầu tư dài hạn đã chuyển sang phân phối (bán ra).
Về mặt lịch sử, gia tăng phân phối từ LTH thường đi trước những đợt điều chỉnh giá, do áp lực bán đè nặng lên thị trường. Do đó, nếu xu hướng phân phối tiếp tục, đợt tăng giá hiện tại có thể gặp rủi ro suy yếu.
Nhu cầu từ tổ chức vẫn ở mức cao
Điều thú vị là mặc dù các holder dài hạn đang bán ra, nhưng nhu cầu từ nhà đầu tư tổ chức đối với Bitcoin vẫn duy trì ở mức cao. Khi xem xét các dòng tiền đổ vào ETF giao ngay, tổng dòng vào ròng vẫn dương, ngoại trừ GBTC.

Do đó, IBIT dẫn đầu với vốn hóa 57,15 tỷ đô la, tiếp theo là FBTC với 12,33 tỷ đô la. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hoạt động tích lũy từ các nhà đầu tư tổ chức.
Liệu điều này có cản trở đà tăng của Bitcoin?
Theo phân tích, Bitcoin đang chịu áp lực đáng kể từ việc LTH tăng cường phân phối. Kết quả là vua coin vẫn bị kẹt trong một vùng giá, chưa thể lấy lại mức cao nhất mọi thời đại (ATH) 123.000 đô la. Tuy nhiên, nhu cầu từ các quỹ kho bạc và dòng vốn đổ vào các quỹ Bitcoin ETF vẫn ở mức cao.
Do đó, nhu cầu này đang tạo ra lực hỗ trợ mạnh mẽ bằng cách hấp thụ áp lực bán phát sinh. Trong tình hình hiện tại, việc phân phối như vậy khó có thể ngăn chặn đà tăng, mà chỉ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng một cách nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, nếu lượng phân phối từ LTH giảm bớt, BTC sẽ đủ mạnh để retest ATH và hướng tới những mức cao mới.
Ngược lại, nếu xu hướng phân phối hiện tại tiếp tục, Bitcoin sẽ tiếp tục duy trì trạng thái hợp nhất trong khoảng giá từ 115.000 đến 120.000 đô la.
- 213.729 trader bị thanh lý khi Bitcoin về 116k
- Strategy nâng quy mô huy động vốn lên 2 tỷ USD để tiếp tục mua Bitcoin
- Coinbase và Glassnode lạc quan về thị trường tiền số quý 3/2025
Minh Anh
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thẻ đính kèm:
- BTC