Giá Bitcoin đã chạm mốc 6.400 đô la vào giữa tháng 12/2019 và sau đó cất cánh như một tên lửa với mức tăng hơn 50%.
Tiền kỹ thuật số hàng đầu đã vượt lên trên mức tâm lý quan trọng 10K đô la trước khi giảm 25% xuống còn 7.700 đô la.
Dưới đây là những nguyên nhân mới nhất giải thích cho diễn biến tiêu cực hiện nay.
Lo ngại về virus Corona gây hoảng loạn trên diện rộng
Chỉ trong hơn 2 tháng, Corona đã lây nhiễm cho hơn 100.000 người và số người chết tăng lên gần 4.000.
Sự lây lan nhanh chóng của virus đã dẫn đến hoảng loạn tột độ trên toàn cầu. Mọi người sợ hãi cho mạng sống, tài chính và tương lai của họ.
Với rất nhiều sự hoảng loạn, thật không ngạc nhiên khi thấy các nhà đầu tư tiền điện tử vui vẻ bán mọi thứ họ sở hữu để đáp lại ‘sự kiện thiên nga đen’.
Tài sản rủi ro hoạt động như dự đoán trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
Không chỉ các nhà đầu tư tiền điện tử bị thiệt hại nặng nề, thị trường chứng khoán đang trải qua đợt bán tháo lớn nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế gần nhất.
Theo các nhà phân tích tài chính, bong bóng thị trường chứng khoán đang vỡ và kim đâm thủng bong bóng là virus Corona.
Trong bối cảnh tất cả các thị trường khác hoàn toàn sụp đổ, giá Bitcoin và phần còn lại của thị trường crypto cũng chìm trong bể máu kể từ sau khi thị trường chứng khoán bắt đầu bán tháo.
I’ve never bought into the idea that Bitcoin would prove to be a good, un-correlated asset in a downturn.
But you really can’t expect it to behave in an uncorrelated fashion once “institutional money” owns it, since at that point it’s just another thing to sell to raise cash.
— Joe Weisenthal (@TheStalwart) March 9, 2020
“Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ Bitcoin là tài sản tốt, không tương quan trong thời kỳ suy thoái.
Nhưng bạn thực sự không thể hy vọng nó hoạt động theo kiểu không tương quan một khi “tiền tổ chức” sở hữu nó, vì tại thời điểm đó, nó chỉ là một thứ khác để bán nhằm huy động tiền mặt”.
Với nhiều cổ phiếu sụp đổ, các nhà đầu tư đang tránh xa loại tài sản đầu cơ như tiền điện tử.
Thay đổi trên biểu mẫu khai thuế khiến nhà đầu tư ‘đau đầu’
Thời điểm hiện tại là mùa thuế cao điểm và các nhà đầu tư tiền điện tử tại Hoa Kỳ (chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các nhà đầu tư tiền điện tử) phải báo cáo các khoản tài sản và giao dịch của mình với IRS hoặc nếu không sẽ bị phạt.
Biểu mẫu thuế dành cho công dân Mỹ phải nộp cho chính phủ hiện bao gồm câu hỏi về việc người nộp thuế có nắm giữ hoặc giao dịch crypto như Bitcoin và ETH trong năm tính thuế không?
Thật thú vị, chỉ một câu hỏi duy nhất trên biểu mẫu thuế đã làm thay đổi rất nhiều. Trong quá khứ, nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa đã không báo cáo thu nhập hoặc thua lỗ.
Nhưng điều đáng nói là trả lời gian dối có thể phải chịu hình phạt tù.
Khi rất nhiều người nhận ra rằng họ có thể cần phải sửa đổi các tờ khai thuế trong quá khứ và thu nhập để tăng tốc độ báo cáo, thường thì giá không thể tăng trong bối cảnh bán coin để giảm nghĩa vụ thuế.
Bitcoin thực tế đã tăng từ 3.000 đô la đến 14.000 đô la vào năm ngoái có nghĩa là nhiều nhà đầu tư có lợi nhuận phải báo cáo. Và họ sẽ trả một phần thuế từ lợi nhuận đó.
Hoài nghi khả năng Bitcoin tăng vọt trước khi halving
Sự hoài nghi về Bitcoin đang tăng cao hơn bao giờ hết, trước khi xảy ra halving.
Trong khi nhiều người tin rằng tài sản sẽ cất cánh như một chiếc tên lửa thực thụ do sự cân bằng cung và cầu được bù đắp thì những người khác nói về thời lụi tàn của crypto.
Các nhà phân tích đang hỏi tại sao Bitcoin cần tồn tại và mục đích gì, ngoài đầu cơ nó có thực sự có ích không?
Even today, I think it’s far more likely that Bitcoin will collapse, than rally to a new all time high. Nobody uses it. Its heavily centralized to China. It consumes enormous amounts of energy, and it has zero properties of a “safe haven” investment. Did I mention nobody uses it?
— MAGIC (@MagicPoopCannon) March 7, 2020
“Ngay cả đến nay, tôi vẫn nghĩ nhiều khả năng Bitcoin sẽ sụp đổ hơn là tăng lên mức cao mới mọi thời đại. Không ai sử dụng nó. Nó tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, tiêu thụ lượng điện khổng lồ và không có bản chất của khoản đầu tư “trú ẩn an toàn”. Tôi từng đề cập không ai sử dụng nó chưa?”
Trong khi điều này rõ ràng là quan điểm cá nhân nhưng ngay cả CEO của Coinbase cũng hoài nghi về tương lai tiền điện tử.
Yếu tố kỹ thuật
Thông thường, các nhà đầu tư tiền điện tử sẽ tìm kiếm lý do cho động thái giảm hoặc tin tức nhất định gây bán tháo.
Nhưng đôi khi, cấu trúc kỹ thuật của thị trường chỉ đơn giản cho thấy động thái retest lại các đường xu hướng nhất định.
Giá Bitcoin đang nằm trên đường xu hướng 7 năm vào lúc này và đang chạm đáy đường cong logarit.
Các ngưỡng hỗ trợ này đã hoạt động trong phần lớn quá trình tồn tại của tài sản và chỉ đơn giản là được retest một lần nữa trong thời gian khủng hoảng, để xác nhận tài sản đó an toàn và sẵn sàng tăng trở lại.
Nếu hỗ trợ được giữ lại một lần nữa, Bitcoin có thể cất cánh từ đây. Nếu thất bại, thì sẽ có thêm một lý do nữa để Bitcoin sụp đổ.
Bitcoin giảm có thể là do quỹ phòng hộ
Theo Raoul Pal – CEO của startup truyền thông tài chính Real Vision, cựu lãnh đạo doanh số của quỹ phòng hộ châu Âu tại Goldman Sachs và là người chấp nhận Bitcoin lâu năm (kể từ 2013), đà giảm của BTC có thể liên quan đến các quỹ phòng hộ.
It feels like any hedge fund that was long bitcoin is having to liquidate. VAR takes no prisoners. (For those new to VAR it is the measure of risk in a portfolio and is connected to volatility, so as vol goes up of all assets, they have to reduce risk). $BTC #Bitcoin
— Raoul Pal (@RaoulGMI) March 9, 2020
“Có cảm giác như bất kỳ quỹ phòng hộ nào long Bitcoin đều đang thanh lý. VAR hết sức khắc nghiệt. (VAR là thước đo rủi ro trong danh mục đầu tư và được kết nối với tính biến động, do đó, khi biến động tăng lên trên tất cả các tài sản thì họ phải giảm rủi ro)”.
Thật vậy, biến động BTC theo dữ liệu từ Skew đã tăng đột biến trong vài ngày qua khi thị trường có xu hướng thấp hơn, có khả năng thay đổi phân bổ.
Trong khi Pal nhận thấy sự yếu kém về giá do quỹ phòng hộ, anh ta đã nhận xét rằng Bitcoin giảm là “cơ hội mua”, nhưng nói thêm tình hình hiện tại trên thị trường fiat “đang thúc đẩy nhu cầu về hệ thống tài chính mới theo thời gian. Chúng tôi biết điều này dẫn đến cuộc cách mạng kỹ thuật số”.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, nhà phân tích nổi tiếng Jacob Canfield còn chia sẽ những yếu tố khác.
If you’re looking for bearish narratives, there are currently 3 that could be impacting #bitcoin
1.) Coronavirus (all markets selling off)
2.) Miner hoarding (typically strong bearish indication)
3.) PlusToken scam dumping on the market again. (They moved 19k bitcoin yesterday)— Jacob Canfield (@JacobCanfield) March 7, 2020
“Nếu bạn đang tìm kiếm lý do Bitcoin giảm giá thì hiện tại có 3 nguyên nhân có khả năng:
1.) Corona (tất cả các thị trường bán tháo)
2.) Miner tích trữ coin (chỉ báo giảm giá mạnh)
3.) PlusToken dump coin trên thị trường một lần nữa. (Họ đã chuyển 19k Bitcoin ngày hôm qua)”
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Bitcoin sắp khai thác đường xu hướng có thể thúc đẩy thị trường tiền điện tử bùng nổ cao hơn
- Bitcon giảm mạnh, nhưng vẫn chưa là gì so với chỉ số S&P500 của Mỹ
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin