Năm ngoái, tôi đã xuất bản một bài viết giải thích việc NSA đã xác định thành công danh tính của Satoshi Nakamoto – nhà sáng tạo của đồng tiền Blockchain nổi tiếng nhất thế giới
– Bitcoin như thế nào. Câu chuyện đã có hơn 400.000 lượt xem và 62% trong số đó thật sự đọc bài viết. Khi viết câu chuyện tôi không hề có ý niệm những hiệu ứng phụ đang chờ đợi tôi là gì. Tất cả bắt đầu khi một người bạn làm việc tại Bộ An Ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) nói với tôi rằng NSA đã xác minh được danh tính của Satoshi Nakamoto – một câu chuyện thú vị mà tôi đã quyết định chia sẻ trên Medium. Đầu tiên tôi sẽ thuật lại câu chuyện rồi sau đó miêu tả về cuộc sống của tôi đã thay đổi ra sao sau chuyện đó.
Truy tìm Satoshi Nakamoto
Như các bạn đã biết, “nhà sáng tạo” của Bitcoin là một tỉ phú khó nắm bắt nhất trên thế giới. Rất ít người bên ngoài Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ biết tên thật của Satoshi. Thực tế, ngay cả DHS cũng sẽ không công khai xác nhận việc HỌ biết danh tính của Satoshi. Satoshi đã rất cẩn trọng trong việc giữ bí mật về danh tính bằng phương pháp mật mã và làm rối mới nhất trong giao tiếp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực (theo nguồn tin của tôi từ DHS) nhưng thứ duy nhất mà Satoshi Nakamoto để lại cho các nhà chức trách để điều tra là từ ngữ.
Khi sử dụng phương pháp Từ Trắc Học, một người có thể so sánh các đoạn văn bản để tìm ra chủ nhân của một bài viết cụ thể. Nhiều năm qua, Satoshi đã viết hàng nghìn bài và hầu hết đều được công khai. Theo người đưa tin của tôi, NSA có thể đã sử dụng phương pháp “không thay đổi cách viết” của Từ Trắc Học để so sánh các bài viết “được cho là” của Satoshi với hàng nghìn tỉ bài viết của mọi người trên thế giới. Bằng cách lấy các đoạn văn bản của Satoshi và tìm ra 50 từ được sử dụng nhiều nhất, NSA có thể chia nhỏ các đoạn văn bản của Satoshi thành 5.000 đoạn từ khác nhau và phân tích mỗi đoạn để tìm ra tần suất của 50 từ này. Việc này cho ra kết quả 50 mã số khác biệt cho mỗi đoạn. Sau đó, NSA đặt mỗi đoạn này vào một không gian 50 chiều và ép phẳng chúng trên một mặt phẳng sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính. Kết quả sẽ cho ra “dấu vân tay” đối với mọi thứ Satoshi viết để có thể dễ dàng so sánh với các bài viết khác.
Sau đó, NSA lấy một cơ số các email và các đoạn văn bản có được nhờ vào nỗ lực giám sát lớn của họ. Đầu tiên thông qua PRIMS (cách tiếp cận cửa trước với các tài khoản người dùng trên Google và Yahoo đã được toà án chấp nhận) và sau đó thông qua MUSCULAR (nơi NSA sao chép các dòng dữ liệu qua cáp sợi quang chứa thông tin trong các trung tâm dữ liệu của Google, Yahoo, Amazon, và Facebook), NSA hi vọng có thể đặt hàng nghìn tỉ mẫu văn bản của hơn một tỉ người trên cùng một mặt phẳng với các văn bản của Satoshi để tìm ra danh tính của “Ông”. Nỗ lực này mất chưa đầy một tháng và mang lại kết quả tích cực.
Đây không phải lần đầu tiên phương pháp Từ Trắc Học được sử dụng để xác minh danh tính của Satoshi. Nhiều phóng viên và thành viên của các cộng đồng Bitcoin khác nhau đã từng sử dụng các công cụ Từ Trắc Học để tìm ra danh tính thực sự của nhà sáng tạo ra Bitcoin. Vậy vấn đề của họ là gì? Họ không có sự tiếp cận với hàng nghìn tỉ email từ hơn 1 tỉ người và họ không thể đưa tất cả dữ liệu này vào một siêu máy tính. Phần mềm sở hữu độc quyền của NSA, khả năng sưu tập một khối lượng lớn email và sức mạnh điện toán đã giúp họ có thể đưa ra kết luận về danh tính của Satoshi.
Nhưng tại sao? Tại sao việc xác minh Satoshi lại gặp nhiều trở ngại đến thế? Người đưa tin của tôi nói rằng Chính quyền Obama lo ngại rằng Satoshi là một cơ quan của Nga hoặc Trung Quốc – rằng Bitcoin sẽ có thể được vũ khí hoá để chống lại Mỹ. Tìm ra nguồn này sẽ giúp họ nắm rõ được động cơ của nhóm này. Theo tôi biết thì cho đến nay Satoshi vẫn chưa vi phạm bất cứ điều luật nào và tôi không biết liệu NSA tìm ra đây là một cơ quan của Nga hay Nhật, hay chỉ là một Hacker Crypto Nhật Bản.
Bài học của câu chuyện? Bạn không thể giấu thứ gì trên Internet. Cách dùng từ và cấu trúc câu đặc biệt hơn dấu vân tay của bạn. Nếu một tổ chức như NSA muốn tìm ra bạn thì họ hoàn toàn có thể làm được.
Các nguồn tin: Nhiều đọc giả yêu cầu tôi trích nguồn từ bên thứ Ba để chứng minh NSA đã xác minh được danh tính của Satoshi nhờ thuật Từ Trắc Học. Không may là tôi không thể vì tôi chưa từng đọc được thông tin này – lý do mà tôi viết bài post này. Tôi không cố gắng thuyết phục người đọc cái gì cả, mục đích của tôi chỉ là chia sẻ thông tin tôi nhận được và giúp người đọc nhận thức được khả năng NSA có thể dễ dàng xác định danh tính chủ nhân của một email thông qua việc sử dụng nhiều nguồn, phương pháp và tài nguyên khác nhau.
Danh tính: Rất nhiều người đã hỏi tôi Satoshi là ai và tôi cũng nói rõ rằng tôi không biết thông tin đó. Dựa trên cuộc đối trao đổi của tôi, tôi có cảm giác (chưa bao giờ được xác nhận) rằng “Ông ấy” ở đây có nhiều hơn một người. Điều này khiến tôi cho rằng Chính quyền Obama có lẽ đã đúng khi nghi ngờ Bitcoin đã được tạo ra bởi một cơ quan chính phủ. Một người đã bình luận dưới bài viết này rằng Satoshi thực chất có bốn người. Một lần nữa, tôi không biết.
Hiệu ứng phụ
Không lâu sau câu chuyện này, một người bạn của tôi đang làm việc tại DHS bắt đầu nhận được rất nhiều cuộc gọi lạ. Rõ ràng đọc giả đã tìm kiếm hồ sơ trên LinkedIn của tôi và cho rằng “nguồn tin” đó được kết nối với tôi qua trang mạng (may mắn là không). Đáng buồn là bạn của tôi tiếp tục bị quấy rầy bởi những người cho rằng cô ấy chính là “đầu mối” tin của tôi – không phải cô ấy. Cô ấy đã phải ngắt kết nối với tôi trên LinkedIn để không bị quấy rầy.
Hai hay ba tuần sau, tôi được một nhà chức trách bên thứ Ba hợp đồng với DHS ghé thăm. Anh ta để lại một tấm thiệp nói rằng có một vấn đề quan trọng cần bàn với tôi. Luật sư của tôi khuyên tôi nên nói chuyện qua điện thoại và không gặp trực tiếp. Mặc dù tôi không bị cấm chia sẻ cuộc thảo luận này, nhưng tôi được khuyên là không nên làm vậy. Tôi vẫn chưa nghe tin gì từ DHS, và gần đây đã đệ trình một yêu cầu FOIA để biết thêm về cuộc điều tra.
Cuối năm ngoái, tôi bắt đầu nhận được những tin nhắn lạ từ nhiều người khẳng định họ là Satoshi Nakamoto. “Ông ấy” đã nói chuyện với nhà biên tập Nicolas Thompston – tổng biên tập của Wired Magazine. Sau đó tôi biết từ Nicolas rằng chính tên này là người đã thuyết phục (ít nhất trong một khoảng thời gian) SEC và Tim Draper rằng mình chính là Satoshi Nakamoto thật. Theo Verge,
“Khi được liên lạc để hỏi phỏng vấn, Draper chỉ đơn giản trả lời: “Hắn là giả”. Draper sau đó đã cắt liên lạc với người được cho là Satoshi khi anh dần tin rằng đó là Satoshi giả. Draper giải thích: “Hắn khiến tôi có một chút tin tưởng, nhưng “bằng chứng” của hắn thì không. “Satoshi” xác nhận là họ đã chia rẽ nhưng khẳng định hắn chính là người đã sa thải Draper khỏi dự án.”
Sau cùng do không có thời gian để xác minh xem Tim nói đúng hay sai nên tôi chấm dứt liên lạc với “Satoshi”.
Dĩ nhiên, không phải tất cả hiệu ứng phụ đều tiêu cực. Rất nhiều doanh nhân Crypto với những ý tưởng kinh doanh lớn – và rất nhiều trong số đó có thể sẽ trở thành mối đầu tư khủng đã liên lạc với tôi. Tôi cũng bắt đầu khám phá sự tung ra của cái mà tôi gọi là “Blockfund” và thực hiện một chuyến đi để gặp mặt những chủ nhân của Bitcoin/Ethereum với các Ví trị giá hơn một triệu đô. Điểm dừng đầu tiên của tôi sẽ là Thành phố Mexico, nơi tôi được chào đón bởi một tỉ phú Blockchain với khối tài sản lớn nhất Mỹ Latin. Gần đây, tôi đã tổ chức một số sự kiện ở Nashville và Atlanta – tuần tới tôi sẽ có mặt ở Washington DC.
Cuối ngày, tôi đã ngừng nhận tất cả cuộc gọi và tin nhắn thoại. Email của tôi gần như không dùng được với 10.000 thư chưa đọc trong lần xem cuối. Cách duy nhất liên lạc với tôi là qua tin nhắn – và có vẻ như tôi cũng sẽ sớm phải thay số điện thoại. Tôi vẫn không biết Satoshi là ai – nhưng tôi tin là NSA biết.
Sn_Nour