Mantle Network là gì? Cách tiếp cận mang tính cách mạng đối với khả năng mở rộng Layer-2 của Ethereum

Updated: 25/06/2024 at 6:30

Mantle Network là gì?

Mantle Network là một giao thức optimistic rollup được thiết kế để mở rộng Ethereum. Mục tiêu chính của Mantle Network là nâng cao tốc độ giao dịch (thông lượng) của Ethereum bằng cách gói các giao dịch off-chain thông qua phương pháp optimistic rollup. Không giống như các rollup truyền thống, Mantle Network sử dụng giải pháp khả dụng dữ liệu độc đáo, dẫn đến khả năng truy cập và chi phí dữ liệu hiệu quả hơn. Tính năng độc đáo này đặt Mantle Network là một giải pháp hứa hẹn cho việc mở rộng Ethereum, cung cấp cho người dùng một môi trường hiệu quả và kinh tế hơn để thực hiện giao dịch và triển khai các hợp đồng thông minh.

Điều làm cho Mantle Network khác biệt là cam kết tương thích với Máy Ảo Ethereum (EVM), đảm bảo tích hợp liền mạch với hệ sinh thái hiện có của Ethereum. Tính tương thích này cho phép các nhà phát triển và người dùng tận dụng kiến thức, công cụ và hợp đồng hiện có của họ trong khi hưởng lợi từ khả năng mở rộng được nâng cao của Mantle Network. Kiến trúc mô-đun của Mantle Network kết hợp sức mạnh của giao thức optimistic rollup với giải pháp khả dụng dữ liệu sáng tạo, cân bằng giữa bảo mật và hiệu quả. Cách tiếp cận mô-đun này cho phép mạng lưới thừa hưởng bảo mật từ Ethereum trong khi đồng thời cung cấp khả năng chi trả và truy cập dữ liệu tốt hơn.

Về mặt chức năng, Mantle Network hoạt động như một giải pháp mở rộng Layer 2 được xây dựng trên Ethereum. Các node xác thực thu thập các giao dịch, nén chúng thành các block và gửi lên Ethereum, giảm phí gas cho người dùng và tăng tổng thông lượng giao dịch. Bằng cách duy trì kết nối với các quy trình bảo mật của Ethereum, Mantle Network đảm bảo tính toàn vẹn của các chuyển đổi trạng thái Layer 2. Hơn nữa, người dùng được hưởng lợi từ phí gas thấp hơn đáng kể, độ trễ giao dịch giảm và thông lượng tăng lên so với Layer 1 của Ethereum, làm cho Mantle Network trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những ai tìm kiếm giải pháp mở rộng Ethereum hiệu quả và kinh tế.

Mantle Network hoạt động như thế nào?

Mantle Network sử dụng phương pháp tiếp cận mô-đun với thiết kế chuỗi. Trong khi các chuỗi đơn khối thực hiện việc xử lý giao dịch, đồng thuận, thanh toán và lưu trữ ở cùng một lớp mạng, các quy trình này được xử lý bởi các mô-đun riêng biệt trên Mantle Network. Trong phiên bản Mainnet, Mantle hoạt động như một Smart Contract Rollup với khả năng dữ liệu mô-đun.

Lớp thực thi của Mantle là không gian nơi các giao dịch diễn ra, và nó hoạt động với máy ảo của Ethereum. Nó sử dụng một trình tự để tạo các block trên một lớp thứ cấp (L2) và gửi dữ liệu quan trọng lên lớp Ethereum chính (L1). Các bước quan trọng của đồng thuận và hoàn tất giao dịch diễn ra trên lớp Ethereum chính. Trong khi đó, Mantle DA, sử dụng công nghệ EigenDA, quản lý khả dụng dữ liệu. Nó giữ thông tin sẵn sàng để chia sẻ với lớp Ethereum chính, làm cho quá trình mở rộng Ethereum trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Lịch sử của Mantle Network

Mantle Network được tạo ra bởi một nhóm gồm 25 cá nhân, bao gồm Arjun Krishan Kalsy, một chuyên gia về Ethereum và Web3 scaling, và Joshua Lapidus. Ngoài nhóm đóng góp cốt lõi, dự án này còn có các cố vấn như Ben Zhou, đồng sáng lập của Bybit.

Mantle Network là một sản phẩm của BitDAO, được quản lý bởi cộng đồng $BIT. Vào tháng 5 năm 2023, cộng đồng BitDAO bắt đầu tranh luận về việc hợp nhất các hệ sinh thái BitDAO và Mantle Network. Cuối cùng, đã được đồng ý đổi thương hiệu tên BitDAO thành Mantle Network; theo đó, token BIT trở thành token MNT.

Một trong những lý do chính để đổi thương hiệu là để loại bỏ sự nhầm lẫn về vai trò của Mantle Network và BitDAO.

Sau khi việc đổi thương hiệu hoàn tất, Mantle Network đã trải qua giai đoạn thử nghiệm, trong đó mạng lưới, theo tuyên bố của nhóm cốt lõi, đã xử lý hơn 14 triệu dữ liệu giao dịch và triển khai hơn 140.000 hợp đồng thông minh. Cuối cùng, Mantle Network được tích hợp với lớp Mantle DA và công nghệ EigenDA. Testnet Mantle đã hoạt động trong hơn 6 tháng trước khi ra mắt mainnet vào ngày 17 tháng 7 năm 2023.

Token Mantle (MNT) là gì?

Token Mantle (MNT) đóng vai trò then chốt trong Mantle Network, hoạt động như token gốc trên giải pháp mở rộng Layer 2 của Ethereum. MNT có nhiều chức năng, bao gồm thanh toán phí giao dịch trên Mantle Network, đóng góp vào bảo mật và phân quyền của mạng lưới. Những holder MNT có quyền quản trị, cho phép họ tham gia vào các quyết định về nâng cấp giao thức và phân bổ quỹ. Staking là một tiện ích khác của MNT, cho phép những người nắm giữ token bảo mật Mantle Network và nhận phần thưởng.

MNT hoạt động như cả token quản trị và token tiện ích, cung cấp cho những holder quyền bỏ phiếu trong các quy trình ra quyết định của hệ sinh thái Mantle. Mỗi holder có trọng lượng phiếu bầu bằng nhau, nhấn mạnh cách tiếp cận phân quyền và cộng đồng trong việc định hình tương lai của mạng lưới.

Các tính năng của Mantle Network

Mantle Network cung cấp một loạt các tính năng bao gồm:

  • Giao thức Optimistic Rollup để mở rộng Ethereum: Mantle Network sử dụng giao thức optimistic rollup được thiết kế để cải thiện tốc độ giao dịch của Ethereum.
  • Tương thích EVM và tích hợp liền mạch: Mantle Network tương thích với máy ảo Ethereum (EVM), đảm bảo tích hợp mượt mà với hệ sinh thái hiện có của Ethereum. Tính tương thích này cũng cho phép các nhà phát triển và người dùng tận dụng kiến thức, công cụ và hợp đồng hiện có để phát triển trên Mantle trong khi hưởng lợi từ khả năng mở rộng được nâng cao của Mantle Network.
  • Kiến trúc mô-đun cho bảo mật và hiệu quả nâng cao: Mantle Network sử dụng kiến trúc mô-đun, cân bằng giữa bảo mật và hiệu quả, cho phép mạng lưới thừa hưởng bảo mật từ Ethereum trong khi cung cấp khả năng chi trả và truy cập dữ liệu tốt hơn.
  • Giải pháp mở rộng Layer 2: Mantle Network hoạt động như một giải pháp mở rộng Layer 2 được xây dựng trên Ethereum. Các node xác thực thu thập các giao dịch, nén chúng thành các block và gửi chúng lên blockchain Ethereum, dẫn đến giảm phí gas cho người dùng và tăng throughput giao dịch tổng thể. Cách tiếp cận này cải thiện đáng kể hiệu quả và chi phí so với Layer 1 của Ethereum.
  • Staking để bảo mật mạng và nhận phần thưởng: Những người nắm giữ MNT có tùy chọn stake token của họ, đóng góp vào bảo mật của Mantle Network và nhận phần thưởng. Cơ chế staking này khuyến khích sự tham gia tích cực, tạo điều kiện cho một môi trường mạng an toàn và ổn định.

Kết luận

Mantle mang đến cho không gian này một kiến trúc độc đáo của optimistic rollup, tận dụng tốc độ cao và băng thông chi phí thấp của EigenDA trong khi vẫn dựa vào mạng lưới kiên cố của Ethereum để bảo mật các giao dịch của nó.

Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ByBit, BitDAO và các đối tác của họ, điều này có thể đẩy Mantle tiến nhanh trong không gian optimistic rollup mặc dù họ khởi đầu muộn. Hơn nữa, một hệ sinh thái Mantle mạnh mẽ chắc chắn sẽ có lợi cho BitDAO cũng như token BIT, tạo ra một vòng quay tích cực cho hệ sinh thái BitDAO.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin  

Ông Giáo

Tạp Chí Bitcoin

  • Thẻ đính kèm:
  • MNT
Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Mới cập nhật

Thị trường crypto có hoạt động giao dịch gia tăng đáng kể trong tuần này, sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Trong bối cảnh diễn biến chung, dữ liệu on-chain đã tiết lộ cá voi tích lũy một số altcoin... ...

Trong bối cảnh thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của Solana, đặc biệt là về khối lượng giao dịch và khả năng tạo ra phí, ngân hàng tiền điện tử Sygnum vẫn tỏ ra thận trọng trong việc đánh giá tiềm năng của Solana như một... ...

Bitcoin đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng “parabol” khi phe bò quyết tâm giữ vững mức giá sáu con số vào hôm nay. Giá BTC đang tiền gần những mốc cao kỷ lục khó tin Theo dữ liệu từ TradingView, cặp BTC/USD hầu như không trải qua bất kỳ... ...

Cá voi đã mua 20 triệu Pi Coin từ sàn giao dịch tập trung OKX, trị giá 14 triệu USD. Số token đã được chuyển ra khỏi sàn giao dịch vào các ví riêng, cho thấy sự tích lũy mang tính chiến lược trong bối cảnh thị trường ngày càng quan... ...

Bitcoin tăng 4,3% vào ngày 9/5 khi dòng thanh khoản mới đẩy giá tăng vọt lên trên 100.000 đô la lần đầu tiên sau hơn 90 ngày. Bitcoin xóa thanh khoản khi quay trở lại mức 6 chữ số Theo dữ liệu từ Tạp chí Bitcoin, BTC đã tăng lên... ...

Khi Bitcoin đạt những đỉnh cao mới, các nhà phân tích đang tham khảo nhiều công cụ phân tích biểu đồ khác nhau để dự đoán quỹ đạo của tiền kỹ thuật số hàng đầu này. Trong số đó có biểu đồ Rainbow (cầu vồng) nổi tiếng và mô hình... ...

Theo dữ liệu từ Tạp Chí Bitcoin, Pepe (PEPE) đã ghi nhận đà tăng mạnh trong 24 giờ qua, tăng hơn 35% và lọt vào nhóm các đồng tiền điện tử có mức tăng trưởng ấn tượng nhất. Tuy nhiên, đây có thể mới chỉ là khởi đầu. Dựa trên... ...

Bitcoin đã vượt mốc 100.000 USD trong tuần này, đạt đỉnh 104.000 USD vào ngày 9/5, sau khi biểu đồ so sánh với cung tiền toàn cầu M2 (được điều chỉnh độ trễ 90 ngày) bất ngờ lan truyền trở lại trên mạng xã hội. Sự trùng hợp giữa cú... ...

Cardano (ADA) đang tiến đến một thời điểm quan trọng, khi giá test mức kháng cự phía trên của kênh song song giảm giá quanh mức 0,708 đô la. Động thái này diễn ra sau một đợt phục hồi mạnh từ vùng 0,66 đô la, cho thấy động lực tăng... ...

Thị trường crypto đang chứng kiến một đợt tăng trưởng ấn tượng, được dẫn đầu bởi Bitcoin, khi tài sản kỹ thuật số lớn nhất thế giới vượt qua mốc 100.000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 2. Trong bối cảnh này, nhà phân tích Kaleo đã đưa ra... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode