Ba trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất của Trung Quốc đang phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng từ các cơ quan quản lý. Điều này có thể gây giảm mạnh hashrate (sức mạnh tính toán để khai thác Bitcoin). Theo một số ước tính, hashrate từ Trung Quốc đóng góp hơn 65% tổng số của thế giới.
Việc giám sát chặt chẽ các mỏ khai thái ở Tân Cương, các quy định mới về công ty tiêu thụ nhiều năng lượng ở Nội Mông và chấm dứt chính sách năng lượng địa phương ở Tứ Xuyên đã khiến một số miner Bitcoin ở Trung Quốc lo lắng. Các thách thức pháp lý từ ba khu vực này là độc lập, nhưng chúng là hình ảnh thu nhỏ báo hiệu một số rủi ro chính sách dài hạn lớn nhất khi miner Trung Quốc làm việc với chính quyền địa phương.
Với rất nhiều hashrate tập trung ở Trung Quốc, môi trường pháp lý biến động đối với các miner tại đây có thể tác động đáng kể đến thị trường toàn cầu của BTC. Các nhà đầu tư lo ngại chính sách đàn áp ở Trung Quốc thậm chí có thể kích hoạt biến động giá Bitcoin khó quên.
Nick Hanson, CEO của công ty khai thác tiền điện tử Luxor có trụ sở tại Seattle, cho biết:
“Chúng tôi luôn nghĩ rằng hoạt động khai thác thực sự phụ thuộc vào cơ quan quản lý mà họ đang làm việc cùng. Ở Trung Quốc, khai thác tiền điện tử thực tế do chính quyền các tỉnh quản lý”.
Một vụ tai nạn mỏ than vào ngày 10 tháng 4, làm ngập mỏ và 21 công nhân bị mắc kẹt, đã khiến chính quyền Tân Cương phải đình chỉ và tiến hành thanh tra các mỏ than khác trong khu vực. Việc tạm ngừng dường như đã làm giảm sức mạnh khai thác Bitcoin tới 30%. Sự cố ngừng hoạt động thậm chí có khả năng đã đẩy phí giao dịch Bitcoin lên mức cao kỷ lục.
Sự kiện này là sự kiện mới nhất trong một loạt các vụ tai nạn gần đây do công nhân khai thác than được Cục An toàn Mỏ Quốc gia Trung Quốc báo cáo, bao gồm cả hai vụ từ Sơn Tây và Quý Châu. Hai tỉnh này cũng nằm trong số 10 khu vực khai thác Bitcoin hàng đầu về hashrate ở Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2020.
Mặc dù các vụ tai nạn mỏ than như vậy không liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác Bitcoin, nhưng chúng là nguồn năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện tạo ra điện bằng cách đốt các nhiên liệu như than hoặc khí đốt và cung cấp điện cho trang trại khai thác vào mùa đông. Các mỏ than của Trung Quốc là một trong những mỏ than nguy hiểm nhất nhưng vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có đưa ra quy định mới để thanh tra các mỏ chưa đăng ký và không tuân thủ quy định đang hoạt động hay không.
“Như chúng ta đều biết, có một vụ tai nạn xảy ra ở khu vực của Trung Quốc và việc ngừng cung cấp điện do vụ tai nạn đã gây ra cú sốc lớn đối với nguồn cung hashrate”, Yin Gao, giám đốc của Fidelity Investments, cho biết tại một hội nghị khai thác tiền điện tử vào thứ 7 tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Nam Trung Quốc. “Tôi nghĩ đây không phải là lần đầu tiên và sẽ không phải là lần cuối cùng trong lịch sử khai thác tiền điện tử”.
“Các công ty khai thác tiền điện tử của Trung Quốc nên đổi mới và phát triển các nguồn năng lượng mới để tạo ra hashrate và có kế hoạch dài hạn về mặt tuân thủ”, Gao nói.
Tối hậu thư
Một mối quan tâm khác đối với các miner Bitcoin Trung Quốc là chính phủ nước này cam kết đáp ứng các mục tiêu về hiệu quả năng lượng; theo đó có thể hạn chế khả năng mở rộng của các công ty tiêu thụ nhiều năng lượng ở một số khu vực nhất định.
Nội Mông, trung tâm khai thác tiền điện tử sử dụng năng lượng nhiệt điện lớn thứ hai sau Tân Cương, đã trở thành tỉnh đi đầu trong chiến dịch toàn quốc này.
Chi nhánh tại địa phương của cơ quan kế hoạch kinh tế cấp cao nhất của Trung Quốc là Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) ở Nội Mông cho biết vào ngày 25 tháng 2 rằng khu vực này sẽ ngừng và loại bỏ tất cả các hoạt động khai thác tiền điện tử vào cuối tháng 4, khiến các doanh nghiệp khai thác tiền điện tử trong khu vực phải chuyển đi nơi khác.
Nói rõ hơn, khai thác crypto là một trong nhiều ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ bị trục xuất khỏi khu vực, bao gồm cả sản xuất thép và tinh dầu bạc hà. Hơn nữa, Nội Mông chỉ là một trong 30 khu vực của Trung Quốc đại lục không đáp ứng được mức tiêu thụ năng lượng của Bắc Kinh và đánh giá cường độ năng lượng vào năm 2019.
Đây cũng không phải là lệnh cấm đầu tiên của Nội Mông đối với các công ty khai thác tiền điện tử. Chính quyền địa phương đã thông báo thanh tra để loại bỏ các hoạt động Bitcoin “bất hợp pháp” vào tháng 9 năm 2019, cho thấy cả chính quyền địa phương và chính quyền trung ương đều gây ra những trở ngại nhất định.
Một quan chức chính phủ khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trước đó:
“Việc thanh tra được chỉ đạo bởi chính quyền trung ương, thay vì là kế hoạch độc lập do chính quyền địa phương khởi xướng”.
Tân Cương và Nội Mông đóng góp 44,28% hashrate toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2020. Tuy nhiên, hai khu vực này chỉ tạo ra 24,65% trong mùa hè năm 2019. Trong khi đó, Tứ Xuyên dẫn đầu với 37,4% hashrate của thế giới nhờ thủy điện.
Năng lượng thủy điện
Khi chính quyền địa phương đàn áp các nhà máy điện hỗ trợ khai thác ở hai khu vực trên, nhiều miner chuyển sang các trang trại khai thác giàu thủy điện ở Tứ Xuyên.
Nhưng Tứ Xuyên sẽ sớm phải đối mặt với môi trường pháp lý không chắc chắn khi chính sách thủy điện kéo dài 3 năm hỗ trợ các miner sẽ kết thúc vào năm 2022.
Chính quyền địa phương đã công bố kế hoạch xây dựng các khu tiêu thụ thủy điện và mời các công ty tiêu thụ nhiều năng lượng sử dụng thủy điện vượt mức tại một số khu vực nhất định của tỉnh vào ngày 1 tháng 8 năm 2019.
Các khu thủy điện có xu hướng hấp dẫn hơn đối với miner so với các khu vực bị giám sát như Tân Cương và Nội Mông, nơi khai thác tiền điện tử mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng rủi ro hơn.
“Thủy điện là cách tuân thủ nhất cho các miner và cung cấp điện rẻ nhất vào mùa mưa”, Peicai Li, đồng sáng lập của Wayi, một nhà phân phối và vận hành máy khai thác tại Thượng Hải, cho biết tại hội nghị khai thác ở Thành Đô.
Trong khi chính quyền địa phương ở những khu vực này sẽ thu phí hoạt động của các công ty trong khu vực thì giá điện và rủi ro chính sách tương đối thấp đã thu hút các trung tâm dữ liệu lớn và công ty dịch vụ đám mây, bao gồm cả công ty khai thác tiền điện tử.
Nhưng một số miner lo sợ thời kỳ tốt đẹp có thể sắp kết thúc.
“Chính sách này kéo dài trong 3 năm và bây giờ là năm thứ 2. Chúng tôi đã thử chương trình vào năm ngoái và tăng cường đầu tư trong năm nay”, Fei Liu, CEO của Bixin Mining cho biết tại hội nghị. “Chúng tôi e ngại việc đầu tư thêm vào năm tới vì đây sẽ là năm cuối cùng của chính sách này”.
Trong mọi trường hợp, các miner Trung Quốc vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện vào mùa đông, khi Tứ Xuyên bước vào mùa khô.
“Họ có thể phải chuyển đến các tỉnh phía Bắc khác với giá điện cao hơn một chút”, Hansan nói. “Các miner cũng có thể chuyển một số máy khai thác sang các nước láng giềng nhưng có lẽ không đáp ứng được chi phí”.
- Hashrate của pool khai thác Bitcoin giảm mạnh sau sự cố ngừng cung cấp điện ở Tây Bắc Trung Quốc
- Nhà chức trách yêu cầu ngừng cung cấp điện cho miner Bitcoin ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
- Giám đốc đầu tư Guggenheim Partners cảnh báo Bitcoin có thể giảm 50% trong thời gian tới, quay về mức $ 20K – $ 30K
Đình Đình
Theo Coindesk