Trang chủ Tạp chí Nền kinh tế Mỹ sụp đổ do coi thường virus Corona, Donald...

Nền kinh tế Mỹ sụp đổ do coi thường virus Corona, Donald Trump có thể mất ghế tổng thống với Joe Biden

Ba lá bài chính trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump là: một nền kinh tế vững chắc, một đối thủ dễ công kích và một chính phủ liên bang kém hiệu quả. Nhưng giờ tình thế đã đảo ngược: nền kinh tế khó tránh khỏi suy thoái, đối thủ “dễ ăn” Bernie Sanders sắp phải rời khỏi cuộc đua và trận chiến chống Covid-19 cần đến sự phối hợp của toàn bộ chính phủ Mỹ.

Buổi tối hôm 4/2 là một sự kiện đáng nhớ trong nhiệm kì tổng thống của ông Trump. Đúng 9 giờ tối, ông Trump bước vào khán phòng Hạ viện được trang trí công phu để đọc Thông điệp Liên bang năm 2020. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đồng loạt vỗ tay và hô vang “4 năm nữa”, ủng hộ một nhiệm kì mới của ông Trump.

Cho đến lúc đấy, mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ với ông Trump. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán vẫn liên tục phá đỉnh.

Không chỉ vậy, chỉ một ngày hôm trước, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders – đối thủ ưa thích của ông Trump trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đã giành ưu thế trong cuộc họp đảng tổ chức tại bang Iowa.

Chiến thắng của ông Sanders sẽ giúp cản đường cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Cả ông Sanders và ông Biden đều là ứng cử viên của Đảng Dân chủ, và đều là đối thủ của ông Trump. Tuy nhiên, trong một cuộc đối đầu trực diện với tư cách là đại diện chính thức của Đảng Dân chủ trong cuộc tổng tuyển cử, thượng nghị sĩ Sanders không có nhiều khả năng chiến thắng trước ông Trump bằng cựu Phó Tổng thống Biden.

Ông Trump cũng biết chắc mình được trắng án trong phiên xử luận tội ngày hôm sau. Đối với ông Trump, đây là một chiến thắng vang dội trước những kẻ thù của mình là Đảng Dân chủ và những quan chức ngấm ngầm muốn lật đổ ông.

Nhưng giờ đây, gần như tất cả trụ cột trong chiến dịch tranh cử của ông Trump đã sụp đổ.

Nền kinh tế Mỹ khó tránh khỏi một cuộc suy thoái vì tác động của COVID-19. Bernie Sanders – đối thủ chính ông Trump nhắm đến trong chiến dịch tranh cử đã bị bỏ xa bởi ông Biden. Cả chủ trương “đối đầu” đối với Washington và chính phủ liên bang cũng không còn khả dụng.

Ngày 18/3, Bank of America – một trong những ngân hàng hàng đầu nước Mỹ – tuyên bố nước này đã rơi vào suy thoái. Mọi thành quả của chứng khoán Mỹ kể từ khi ông nhậm chức ngày 20/1/2017 đã tiêu tan chỉ trong 1 tháng vì COVID-19. Lời hứa “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông Trump ngày càng khó trở thành hiện thực.

Đối thủ ưa thích

Ông Trump không phải ứng cử viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử mất đi cơ sở vững chắc nhất trong chiến dịch tranh cử của mình.

Nhưng trong chính trị Mỹ, có một câu nói nổi tiếng như sau: Nếu không thể thuyết phục được người khác rằng bạn là người tốt nhất, hãy thuyết phục họ rằng đối thủ của bạn là kẻ tệ nhất. Và đây là chiến lược ông Trump rất giỏi sử dụng.

Trong bài phát biểu kêu gọi ủng hộ tại New Jersey cuối tháng 1/2020, ông Trump tuyên bố “Mọi người Mỹ – bất kể anh ta có quan điểm chính trị thế nào – cũng đã phát chán với các chính trị gia cấp tiếp, cánh tả theo khuynh hướng chủ nghĩa xã hội”.

Chính trường Mỹ thường được chia làm hai phe là cánh tả và cánh hữu. Đảng Dân chủ thường được coi là thuộc cánh tả, ủng hộ mở rộng qui mô chính quyền, nâng cao vai trò của nhà nước, ban hành thêm các đạo luật giám sát, can thiệp sâu vào nền kinh tế.

Ông Trump tuyên bố rằng Đảng Dân chủ “chưa bao giờ cực đoan như hiện tại”, nói thêm rằng: “Những người này điên rồi. Giờ họ đang nghe theo lời khuyên của những kẻ như Bernie Sanders.”

Vào thời điểm ông Trump đưa ra lời phát biểu này, ông Sanders đang dẫn trước các ứng viên khác của Đảng Dân chủ với một khoảng cách khá xa.

Ông Bernie Sanders là một chính trị gia tự nhận theo tư tưởng dân chủ xã hội (democratic socialist). Ông Sanders cam kết nếu trở thành tổng thống Mỹ, ông sẽ tiến hành thực hiện hàng loạt các chương trình phúc lợi rộng rãi: từ bao trả chi phí y tế (Medicare For All) cho người dân cho đến xóa bỏ các khoản nợ sinh viên.

Ông cũng thẳng thắn chỉ ra những chính sách của mình sẽ cần đến hàng chục nghìn tỉ USD để thực hiện. Theo ước tính của bàn thân ông Sanders, chương trình bao trả chi phí ý tế sẽ làm tăng chi ngân sách liên bang “khoảng 30.000-40.000 tỉ USD trong vòng 10 năm”. Ông cũng tuyên bố sẽ tăng thuế và áp dụng các loại thuế mới để tài trợ cho những khoản chi này.

Chiến thắng của ông Sanders ở các bang tổ chức bỏ phiếu sớm là Iowa, New Hampshire and Nevada là tin rất tốt đối với ông Trump.

Rất lâu trước khi các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ bắt đầu, ông Trump đã lôi kéo sự ủng hộ với những lời khẳng định vô căn cứ rằng tất cả thành viên Đảng Dân chủ đều theo chủ nghĩa xã hội và sẽ phá hủy thị trường tự do.

Nếu ông Sanders trở thành ứng viên chính thức của Đảng Dân chủ, ông Trump sẽ có thể tùy ý đưa ra những tiên đoán u tối về tình hình kinh tế Mỹ nếu như một người theo chủ nghĩa xã hội trở thành người đứng đầu đất nước.

Ông Trump tuyên bố bản thân mình là người duy nhất có thể ngăn chặn viễn cảnh đó, và rằng bất kì cử tri nào không muốn nước Mỹ trở thành Venezuela thứ hai nên bầu cho ông.

Trong bài phát biểu Thông điệp liên bang tối 4/2, ông Trump thề rằng mình sẽ “không bao giờ để chủ nghĩa xã hội phá hủy hệ thống y tế nước Mỹ”, một lời công kích trực tiếp đến kế hoạch Medicare for All của ông Sanders.

Trong buổi tối hôm đó và cả trong tuần kế tiếp, ông Sanders liên tục bỏ xa đối thủ đáng gờm nhất của mình trong Đảng Dân chủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Joe Biden, đối thủ chính của Donald Trump trong cuộc chạy đua ghế tổng thống sắp tới

Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ ngày 29/2, khi ông Biden giành chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử sơ bộ tại bang South Carolina. Ông Biden giành được 48,4% số phiếu bầu, bỏ xa kết quả của ông Sanders với 19,9% phiếu ủng hộ.

Kể từ đó đến nay, ông Biden đã giành được phần lớn số phiếu bầu của các cử tri và đại cử tri Đảng Dân chủ. Nhưng tin tốt đối với ông Biden lại là tin xấu đối với ông Trump.

Ông Matthew Barreto, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học UCLA nói: “Ông Trump đã rất hi vọng sẽ đối đầu trực diện với ông Bernie Sanders và chơi lá bài “chủ nghĩa xã hội”, nhưng kế hoạch này đã sụp đổ”.

“Cựu Phó Tổng thống Biden sẽ là một đối thủ rất đáng gờm, vì ông ấy có nhiều kinh nghiệm tại Nhà Trắng hơn hẳn ông Trump”.

Thậm chí, ông Biden còn có kinh nghiệm thực tiễn trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng tài chính quốc gia. Đây chính là lợi thế độc đáo của ông ấy để thách thức các quyết định của ông Trump.

Giáo sư Barreto nói: “Ông Biden sẽ nói nhiều về vai trò của ông ấy trong việc thúc đẩy gói kích thích kinh tế năm 2009 dưới thời chính quyền Obama”.

“Cuộc suy thoái năm 2008 rất nghiêm trọng. Hầu hết các nhà kinh tế học khi nhìn lại quá khứ đều đánh giá rất cao chính quyền Obama trong việc ổn định lại nền kinh tế. Và ông Biden đã đóng góp cho thành công đó”.

Giờ đây, chiến dịch tái tranh cử của ông Trump sẽ cố gắng gán ghép tư tưởng chính trị của ông Sanders với cựu Phó Tổng thống Mỹ.

Bà Kayleigh McEnany, một trong những người phát ngôn chiến dịch tranh cử hàng đầu của ông Trump nói: “Những người theo Đảng Dân chủ đang lựa chọn giữa hai chính trị gia có khuynh hướng cực tả, cả hai đều muốn mở cửa biên giới nước Mỹ, phá hủy hàng triệu việc làm bằng cách loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, và chống đối các lệnh hạn chế đi lại” nhằm ngăn chặn sự lan truyền của COVID-19.

Bà McEnany tiếp tục đánh đồng hai ứng cử viên Đảng Dân chủ, nói rằng: “Cả ông Bernie và ông Biden đều sẽ lật đổ nền kinh tế kiểu Trump. Hai người họ đều không có đủ năng lực lãnh đạo để đưa nước Mỹ vượt qua đại dịch. Tổng thống Trump đang vận dụng nguồn lực của toàn bộ nước Mỹ để chống lại căn bệnh này”.

“Kẻ thù vô hình”

Giờ đây chính quyền Trump đang đề xuất một gói kích thích trị giá 2.000 tỉ USD do chính phủ quản lí để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch COVID-19. Nhưng chính điều này lại mâu thuẫn với một luận điểm quan trọng khác trong chiến dịch tranh cử của ông.

Từ trước, ông Trump luôn khẳng định mình đang chiến đấu chống lại “một chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường tự do”, “một hệ thống chính trị gian lận” mà ông cho rằng đang bị kiểm soát bởi Đảng Dân chủ, giới truyền thông, “một chính quyền ngầm điều khiển nước Mỹ”, nạn tham nhũng và lợi ích nhóm ở Washington.

Năm 2016, ông Trump chiến thắng trong cuộc đua vào chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng một phần vì những người ủng hộ tin rằng ông sẽ loại bỏ một tầng lớp thống trị bao gồm những nhà vận động hành lang và các nhà kĩ trị, xóa bỏ nạn tham nhũng và “giảm qui mô hệ thống chính quyền liên bang quan liêu”.

4 năm sau, quả thực bộ máy cơ quan liên bang đã bị thu hẹp, kết quả của chủ trương “làm gọn chính phủ”, cắt giảm ngân sách, tinh giản biên chế và hạ thấp tinh thần làm việc.

Nhưng giờ đây, chính quyền Trump lại tung hô cách tiếp cận “sử dụng sức mạnh của toàn bộ chính phủ” để chiến đấu với đại dịch COVID-19.

Sau nhiều tuần nỗ lực thuyết phục người dân Mỹ “đừng lo lắng” trước sự nguy hiểm của COVID-19, giờ đây ông Trump lại quay ngược 180 độ, nhận hết mọi công trạng của các nỗ lực đối phó với virus corona chủng mới của chính phủ liên bang, và công kích bất kì tin tức nào chỉ trích các biện pháp của chính phủ.

Nhưng việc tự biến mình từ chiến binh đấu tranh với một chính phủ quan liêu và kém hiệu quả thành người lãnh đạo đầy quyền năng của chính phủ là điều không hề dễ dàng.

HIện giờ, khi cần tới sự hỗ trợ từ chính phủ hơn bao giờ hết, ông Trump đang phải nếm trải đắng của việc liên tục cắt giảm nguồn nhân lực của chính quyền liên bang trong suốt ba năm tại vị.

Tuần trước, ông Trump đã phải hứng chịu sự công kích vì đã để văn phòng y tế toàn cầu của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng đóng cửa năm 2018. Đây chính là văn phòng mà đáng lẽ ra sẽ chịu trách nhiệm điều phối các biện pháp ứng phó trong trường hợp dịch bệnh nổ ra ở nước Mỹ.

Đến sáng ngày 27/3, Mỹ đã trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm Covid-19 lên tới hơn 85.436 người. Tổng số người chết vì dịch bệnh là 1.295 người.

Nguồn: worldometers.info

Khi một phóng viên hỏi về việc đóng cửa văn phòng này, ông Trump trở nên bối rối, gọi câu hỏi đó là “khó chịu”, và nói rằng bản thân ông không biết gì về việc này.

Ông Trump trả lời “Có lẽ chính quyền đã ra quyết định như thế”. Thật mỉa mai: Tổng thống Mỹ đang đổ lỗi cho bộ máy do chính mình xây dựng.

Ông Trump đang tự tạo ra hai hình ảnh trái ngược của bản thân mình. Trước khi COVID-19 bùng phát, ông Trump gắn liền với hình ảnh một vị tổng thống kiên quyết không bao giờ phân phát nguồn lực của chính phủ miễn phí cho người dân, và không tin tưởng các viên chức làm công ăn lương.

Không ai có thể ngờ được cùng một vị tổng thống đó giờ lại đang muốn “phát không” tiền mặt cho người dân, 1.000 USD với mỗi người lớn và 500 USD với mỗi trẻ em.

Sáng 18/3, ông Trump đăng tweet: “Thông báo đến với những người phải nghỉ việc vì các chính sách nhằm kiềm chế dịch bệnh quan trọng và cần thiết, ví dụ như đóng cửa khách sạn, quán bar và nhà hàng: các bạn sẽ sớm được nhận tiền”.

Ông Galston, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Brookings miêu tả ngắn gọn những khó khăn của ông Trump hiện tại: “Lúc cần đến sức mạnh của chính phủ thì ông Trump không còn ghét chính phủ nữa”.

Như chúng ta biết, Donald Trump đã nói “Tôi không phải là fan của Bitcoin và bất cứ tiền kỹ thuật số nào”, ông còn là người chống lại dự án Libra của Facebook. Vậy nên, khi ông còn tại vị thì chắc chắn sẽ không có sự ủng hộ dành cho Bitcoin, chúng ta sẽ mong đợi một vị tân tồng thống có cái đầu cởi mở hơn.

Theo Forex Đầu Tư Thông Minh

MỚI CẬP NHẬT

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4% khi...

Vào ngày 3 tháng 4, lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu...
XRP

Ripple mở khóa 1 tỷ đô la XRP khi đà giảm giá đang hình...

XRP đang chịu áp lực, giảm gần 0,32% trong 24 giờ qua và dao động ngay trên mốc 2 đô la khi đà giảm...
eth-giam-gia

Ethereum (ETH) có bị bán tháo khi Shorter tăng cược lên 330 triệu đô...

Ethereum (ETH) và các loại tiền điện tử khác đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố chính sách...

Babylon Foundation công bố airdrop và phát hành token BABY

Babylon Foundation, tổ chức hỗ trợ giao thức staking Bitcoin của Babylon, vừa công bố chi tiết về sự kiện phát hành token BABY,...
sol-giam

Solana (SOL) mất 10% khi phe gấu siết chặt kiểm soát – Điều gì...

Solana (SOL) đang chịu áp lực bán mạnh khi giá lao dốc hơn 10% trong 24 giờ qua, phản ánh đà giảm ngày càng...
Binance đối mặt với làn sóng chỉ trích lớn khi nhiều người dùng kêu gọi tẩy chay

Binance đối mặt với làn sóng chỉ trích lớn khi nhiều người dùng kêu...

Những tranh cãi xoay quanh việc niêm yết token, mất peg của stablecoin FDUSD cùng các cáo buộc về hành vi thiếu đạo đức...
Ethereum

Có thể mong đợi gì từ ETH vào tháng 4?

Ethereum (ETH) đã trải qua một tháng đầy thử thách vào tháng 3, thể hiện rõ qua một loạt các xu hướng giảm giá...
btc-lao-doc

Bitcoin thách thức mức $80.000, hình thành ‘death cross’ khi chứng khoán Mỹ tái...

Bitcoin chạm mức thấp nhất trong tháng khi thị trường chịu áp lực từ dữ liệu thất nghiệp tại Mỹ. Bitcoin mất đà đầu tháng...
pi

Pi Network tạo mức thấp nhất mọi thời đại mới, giá tiếp tục dưới...

Pi Network (PI) sụt giảm đáng kể gần đây, khiến nhiều holder phải chịu lỗ. Cho đến nay, giá vẫn chưa thể thoát khỏi xu...

Wintermute mua 75 triệu FDUSD sau khi mất peg, kiếm lời 3 triệu USD

Stablecoin FDUSD, được neo giá theo đồng đô la Mỹ, đã mất peg vào ngày 2/4 sau khi nhà sáng lập Tron, Justin Sun,...

Lazarus Group sử dụng toàn bộ tiền điện tử đánh cắp để tài trợ...

Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không được tài trợ bởi nguồn thu truyền thống như than đá hay thuế, mà được hỗ...

Thị trường tiền điện tử theo sau S&P 500 và Nasdaq khi nỗi lo...

Khi các thị trường tài chính truyền thống cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy...

Bitcoin giữ vững giá trị của mình như thế nào suốt 16 năm qua?

Hành trình của Bitcoin từ một thử nghiệm cấp tiến đến một tài sản nghìn tỷ USD đã được thúc đẩy bởi những câu...

Paul Atkins là ai? Những điều cần biết về ứng cử viên Chủ tịch...

Paul Atkins, cựu Ủy viên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), vừa được đề cử làm tân Chủ tịch SEC....
trump

Cuộc gặp giữa Donald Trump và Nayib Bukele làm dấy lên hy vọng thảo...

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chính thức mời Tổng thống El Salvador Nayib Bukele tham dự một cuộc họp tại Nhà Trắng...

EOS tăng 35% sau khi đổi tên thành Vaulta

EOS đang gây bão trong giới tiền điện tử, tăng hơn 35% chỉ trong một tuần sau khi đổi tên thành Vaulta – một...