NFT Lending là gì?

Updated: 18/12/2022 at 6:00

Đã qua rồi cái thời mà NFT chỉ đơn giản là JPEG được sử dụng làm hình ảnh hồ sơ, hiện nay, chúng cũng đã được tận dụng cho mục đích kinh doanh.

Xu hướng mới nhất, NFT Lending (vay NFT), cho phép nhà đầu tư sử dụng bộ sưu tập của họ làm tài sản thế chấp để đảm bảo các khoản vay tiền điện tử. Hầu hết các NFT đều thiếu tính thanh khoản và các dự án DeFi khác nhau đã đáp ứng nhu cầu tăng tính thanh khoản của NFT thông qua dịch vụ cho vay.

Mặc dù giá sàn của NFT đã giảm cùng với toàn bộ thị trường tiền điện tử, tiện ích của lĩnh vực này lại đang bùng nổ, từ game giả tưởng đến các câu lạc bộ. Sự gia tăng tiện ích đã dẫn đến nhu cầu và sự phổ biến của việc cho vay NFT cũng tăng lên. Xét cho cùng, vì NFT là token trên blockchain nên chúng có thể được đem đi cho vay hoặc làm tài sản thế chấp cho khoản vay .

NFT Lending là gì?

NFT Lending liên quan đến việc cầm cố NFT làm tài sản thế chấp cho khoản vay trên các nền tảng như NFT. Khoản vay được cung cấp bởi một nhà đầu tư hoặc người cho vay (lender).

Nhìn chung, lender tham gia vào quá trình cho vay NFT nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với các khoản vay truyền thống. Giống như cho vay tiền điện tử, NFT Lending tận dụng các loại tiền kỹ thuật số làm tài sản thế chấp, tuy nhiên, người vay sẽ tiến hành khóa tài sản là NFT của họ làm tài sản thế chấp để nhận khoản vay.

NFT Lending hiếm khi có sẵn trong các ứng dụng tài chính tập trung (CeFi). Thay vào đó, hầu hết các khoản vay NFT được cung cấp bởi các ứng dụng DeFi, tận dụng các hợp đồng thông minh để điều chỉnh các điều khoản và lãi suất. Đây là một xu hướng mới nổi trên thị trường và có thể sẽ phát triển mạnh mẽ khi có nhiều người và nguồn vốn tham gia, cũng với quy định rõ ràng được đưa ra.

Nhu cầu vay NFT

NFT là token blockchain duy nhất thể hiện quyền sở hữu các vật phẩm ảo và vật lý, chẳng hạn như bất động sản, thẻ sưu tập, âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật, hình đại diện trong trò chơi, vé, tên miền,…

Điểm bán hàng chính của NFT là tính năng không thể thay thế, chúng không dễ dàng phân chia, cũng như không thể sao chép. NFT có mã nhận dạng kỹ thuật số độc quyền khiến chúng không thể chia cắt và không thể thay thế. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng xác minh bằng cách theo dõi nguồn gốc của chúng trên blockchain.

Ngược lại, tiền điện tử có khả năng phân chia cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể mua các phần nhỏ của Bitcoin nếu không đủ khả năng mua 1 Bitcoin.

Ví dụ nổi tiếng nhất về đợt bán NFT gây chú ý vào năm 2021 là Beeple’s EVERYDAYS: THE FIRST 5000 DAYS. Bộ sưu tập được bán với giá 69.346.250 USD tại một cuộc đấu giá của Christie, gây ra cơn sốt NFT vào tháng 3/2021.

NFT Lending

EVERYDAYS: THE FIRST 5000 DAYS NFT | Nguồn: Christie

Ngoài ra, dòng tweet đầu tiên của cựu Giám đốc điều hành Twitter, Jack Dorsey, được bán với giá 2,9 triệu USD hay cú ném bóng huyền thoại của LeBron James với giá bán là $ 208.000 trên NBA Top Shot, nền tảng chính thức để đúc và giao dịch các thẻ NFT có chủ đề về các ngôi sao NBA. Người hâm mộ có thể sở hữu những thẻ giao dịch này hoặc bán chúng để kiếm lợi nhuận.

NFT Lending

Nguồn: NBA Top Shot

NFT với tính năng không thể bị thay thế là chìa khóa để tạo ra tính độc đáo của chúng. Nó tạo nên sự đa dạng cho các bộ sưu tập kỹ thuật số, có điểm tương đồng với tác phẩm nghệ thuật tiêu chuẩn và các bộ sưu tập vật lý khác, chẳng hạn như thẻ Pokémon. Tuy nhiên, NFT cũng có điểm yếu của chúng.

Chẳng hạn, tài sản này có xu hướng kém thanh khoản khi so sánh với token và các loại tiền điện tử thông thường. Thay vì giao dịch nó ngay lập tức trên một sàn giao dịch, nhà đầu tư cần phải niêm yết nó trên thị trường NFT và chờ đợi người mua.

Với điểm yếu này, đây là lúc mà DeFi Lending phát huy tác dụng. Các khoản vay được hỗ trợ bởi NFT và quyền sở hữu NFT được chia nhỏ thông qua các ứng dụng DeFi là những giải pháp mới nhất để mở khóa toàn bộ tiện ích tài chính của NFT. Những giải pháp này tạo ra các nền tảng, nơi những người thu gom NFT có thể khóa bộ sưu tập của họ làm tài sản thế chấp cho các khoản vay tiền điện tử.

Sau khi thu thập hoặc đúc NFT, không có quá nhiều trường hợp sử dụng cho các bộ sưu tập kỹ thuật số. Không giống như các tài sản có thể thay thế được, người dùng không thể tham gia staking hoặc canh tác lợi nhuận từ NFT.

Nhưng với NFT Lending nhà đầu tư có thể đảm bảo các khoản vay bằng cách cầm cố các bộ sưu tập của mình làm tài sản thế chấp trong một nền tảng cho vay. Sau đó, họ có thể sử dụng khoản vay này để mua thêm NFT (đặc biệt là các NFT mới được đúc với giá sàn thấp hơn), mua token có thể quy đổi thành fiat hoặc mua các loại coin khác để tham gia DeFi staking.

Làm thế nào để cho vay NFT?

Các nền tảng NFT Lending cho phép các nhà đầu tư NFT vay tiền điện tử và đặt các điều khoản cũng như lãi suất cho vay mà không cần bên thứ ba.

Người đi vay có thể đảm bảo khoản vay lên tới 50% giá trị NFT của mình, với tỷ lệ từ 20-80%, dựa trên việc định giá tài sản. Các giao thức cho vay NFT đơn giản hơn, minh bạch hơn và nhanh hơn các nền tảng cho vay trong thế giới thực. Không có trung gian nào để đánh giá mức độ tín nhiệm, xác minh danh tính và mất từ vài ngày đến vài tuần để xem xét phê duyệt hay từ chối đơn đăng ký.

Các ứng dụng DeFi tận dụng hợp đồng thông minh, cho phép người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ. Về cơ bản, tài sản thế chấp được khóa trong hợp đồng thông minh, được tự động hóa. Người cho vay chọn ”giá trị hợp lý” của tài sản thế chấp bằng cách đánh giá các giao dịch trước đây của NFT và giá sàn của các bộ sưu tập tương tự.

Sau khi cả 2 bên đồng ý về các điều khoản, người đi vay sẽ chuyển NFT từ ví của họ sang hệ thống ký quỹ và giao thức sẽ xử lý phần còn lại. Nếu người đi vay không trả được khoản vay và tiền lãi trong khoảng thời gian quy định, NFT sẽ bị tịch thu.

Các giao thức cho vay, như NFTfi.com và Arcade, có các khoản vay lãi suất cố định, thời hạn cố định. Họ không có quyền truy cập vào tài sản thế chấp hoặc các khoản tiền liên quan và cũng không thanh lý tài sản thế chấp khi giá trị của chúng giảm. Tuy nhiên, các giao thức khác như JPEG’d sẽ thanh lý tài sản thế chấp nếu tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp đạt 33% trở lên.

Các hình thức cho vay NFT

Cho vay NFT ngang hàng

Chức năng cho vay NFT ngang hàng giống như các khoản vay tiền điện tử thông thường, khi giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các bên.

Chẳng hạn, người đi vay đề xuất NFT làm tài sản thế chấp trên NFTfi với một đề nghị cho vay. Họ sẽ nhận được Wrapped Ether (WETH) hoặc DAI và tài sản thế chấp sẽ được khóa trong kho tiền kỹ thuật số theo các điều khoản và điều kiện cụ thể.

Khi người đi vay thanh toán khoản vay và tiền lãi trong thời gian quy định, họ sẽ nhận lại NFT của mình và người cho vay nhận được khoản đầu tư cộng với tiền lãi. NFTfi là ví dụ về nền tảng cho vay NFT ngang hàng.

Cho vay NFT ngang hàng thông qua giao thức (Peer-to-Protocol)

Cho vay NFT ngang hàng thông qua giao thức giống với các giao thức cho vay DeFi, trong đó tài sản gốc được vay trực tiếp từ người cho vay. Nền tảng giao thức ngang hàng yêu cầu nhà cung cấp thanh khoản (LP) gửi token vào pool. Người đi vay có thể tiếp cận thanh khoản bằng cách chuyển NFT của họ vào các kho tiền có sẵn.

GenDAO tận dụng mô hình này để cung cấp các khoản vay NFT. Nó sử dụng oracle Chainlink để lấy dữ liệu giá sàn từ OpenSea.

Vị trí nợ không thể thay thế (Non-Fungible Debt Positions)

MakerDAO đã và đang tận dụng khoản vị trí nợ được thế chấp (collateralized debt position – CDP) để cung cấp các khoản vay tiền điện tử, với việc người đi vay khóa tài sản thế chấp bằng ETH để vay DAI.

Với các vị trí nợ không thể thay thế, người đi vay khóa tài sản NFT của họ để nhận các khoản vay stablecoin tổng hợp như trên MakerDAO. Mặt khác, người cho vay có thể cung cấp thanh khoản PUSD hoặc đổi PUSD lấy những loại token khác để tiến hành canh tác lợi nhuận trên các giao thức DeFi.

reNFT là một trong những nền tảng cho vay NFT cung cấp các vị trí nợ không thể thay thế.

Các nền tảng cho vay NFT

NFTfi

NFTfi tận dụng các mô hình ngang hàng và giao thức (Peer-to-Protocol) để cung cấp các khoản vay NFT. Người đi vay có thể truy cập thanh khoản và nhận token WETH hoặc DAI bằng cách khóa NFT của họ trong kho tiền. Mặt khác, các pool thanh khoản nhận được phần thưởng khi cung cấp tính thanh khoản. Nền tảng sử dụng ba chiến lược cho vay gồm:

Lending – Nó liên quan đến việc cung cấp thanh khoản cho người đi vay. Với tư cách là người cho vay, người dùng sẽ cho người đi vay mượn WETH để khóa NFT của họ trong kho tiền.

Lending for profit – Nhà đầu tư cho người dùng tiền điện tử khác vay để đổi lấy các ưu đãi tài chính dưới dạng lãi suất.

Lending to acquire – Chiến lược này thường được sử dụng bởi các nhà sưu tập NFT hoặc những người dùng muốn có được một bộ sưu tập NFT phong phú với chi phí hiệu quả theo thời gian.

Arcade

NFT Lending

Arcade, trước đây là Pawn.fi, giải pháp web3 cung cấp dịch vụ cho vay NFT. Nó tập trung vào việc tạo ra các nguyên mẫu, hệ thống và ứng dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NFT.

Nền tảng cung cấp khớp lệnh off-chain đáng tin cậy thông qua chữ ký số, có cấu trúc để xác nhận các điều khoản cho vay giữa các bên. Các khoản vay được xử lý on-chain và được giữ trong một tài khoản ký quỹ phi tập trung, được bảo mật bằng mật mã Ethereum. Bên cạnh việc cho vay NFT, người dùng cũng có thể hoán đổi chúng để lấy NFT hoặc các loại tiền điện tử khác.

Drops

Không giống như NFTfi và Arcade, Drops hỗ trợ các khoản vay đối với tài sản NFT và DeFi. Người cho vay có thể sử dụng bất kỳ tài sản nào để hỗ trợ cho pol thanh khoản thông qua Drops DAO.

Trong khi đó, người đi vay có thể sử dụng tài sản DeFi và NFT nhàn rỗi của họ để nhận các khoản vay và tạo thêm lợi nhuận thông qua đòn bẩy. Nhìn chung, giao thức hoạt động dựa trên cộng đồng, cho phép nhiều loại tài sản, từ các vật phẩm metaverse đến NFT hay tài sản DeFi đóng vai trò là tài sản thế chấp.

Kết luận

Cho vay NFT giúp kết nối không gian NFT và DeFi. Nó bơm lượng thanh khoản rất cần thiết vào tài sản NFT bằng cách cung cấp tiền cho chủ sở hữu để sử dụng trong các mục đích khác. Điều này ngăn những nhà sưu tập bán tài sản của họ với giá rẻ mạt khi cần tiền gấp.

Cho vay NFT cũng cho phép người cho vay đưa tài sản của họ vào hoạt động và tạo ra lãi suất. Mặc dù không ai có thể dự đoán chính xác xu hướng tiếp theo của NFT, nhưng có thể nói rằng, cho vay NFT sẽ tiếp tục tạo ra các cơ hội đầu tư thay thế vào năm 2022 bằng cách cung cấp các tùy chọn thanh khoản cho thị trường kém thanh khoản.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Việt Cường

Theo CoinGecko

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Tuần vừa qua là một tuần cực kỳ tích cực đối với các coin Made in USA, khi Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua loạt dự luật quan trọng về quy định tiền điện tử. Đáng chú ý nhất là Đạo luật GENIUS đã được Tổng thống Donald Trump... ...

Cardano (ADA) ghi nhận một tuần giao dịch đầy ấn tượng với mức tăng 9,9%, cho thấy tín hiệu rõ ràng về một đà phục hồi đang dần hình thành. Dù vẫn nằm trong vùng dao động từ $0,70 đến $0,87, ADA đã tiến sát ngưỡng kháng cự phía trên... ...

Bộ Nội vụ Vương quốc Anh (Home Office) đang phối hợp với cảnh sát để xử lý kho tài sản tiền điện tử bị tịch thu, trong đó bao gồm ít nhất 61.000 Bitcoin (trị giá hơn 7 tỷ USD), theo báo cáo từ The Telegraph hôm thứ Bảy. Dù... ...

Áp lực bán đang gia tăng mạnh mẽ đối với các altcoin, trong bối cảnh Bitcoin ngày càng tách nhịp khỏi phần còn lại của thị trường và chiếm ưu thế vượt trội về thanh khoản. Hiện chỉ có 17 đồng altcoin ghi nhận hiệu suất vượt trội so với... ...

Đầu năm nay, Solana (SOL) từng bị xem là một tài sản đang mất dần sức hút. Tuy nhiên, các số liệu mới nhất trong năm 2025 lại vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác. Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng giao dịch trên các sàn DEX... ...

Ether (ETH) đang “làm nên lịch sử” khi đà tăng giá mạnh mẽ của ETH đã kích hoạt một cú short squeeze có thể đi vào sách kỷ lục. Theo phân tích mới nhất từ The Kobeissi Letter vào thứ Sáu, cặp ETH/USD được kỳ vọng sẽ sớm bứt phá... ...

Cổ phiếu SharpLink Gaming (SBET) đã giảm 20,38% vào thứ Sáu, chỉ một ngày sau khi công ty tiếp thị cá cược này đệ trình hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), đề xuất tăng quy mô chào bán cổ phiếu từ 1 tỷ USD lên 6 tỷ... ...

Theo Tim Draper – nhà đầu tư kiêm đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Draper Associates – những yếu tố kinh tế vĩ mô như sự suy yếu của đồng đô la Mỹ (USD) đang làm giảm tác động của chu kỳ halving Bitcoin, vốn từ lâu là... ...

Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay ghi nhận dòng tiền ròng vào đạt 363 triệu USD trong ngày thứ Sáu, đánh dấu chuỗi 12 ngày liên tiếp có dòng tiền dương, phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư. Quỹ iShares Bitcoin Trust (IBIT) của BlackRock tiếp... ...

Ngày hôm qua, Tom Lee, nhà sáng lập và trưởng nhóm nghiên cứu tại Fundstrat Global Advisors, đã đưa ra một dự báo gây chú ý trong thế giới tiền điện tử. Trong loạt sáu bài viết, Lee đã giải thích lý do tại sao Ethereum có thể đạt mức... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode