Phần lớn tổ chức tài chính toàn cầu được khảo sát tin rằng các ngân hàng trung ương nên phát triển tiền mã hóa ngân hàng trung ương (CBDC). Đây là kết quả của nghiên cứu chung giữa IBM Blockchain World Wire và Diễn đàn Tổ chức Tiền tệ và Tài chính (OMFIF).
Thái độ của các tổ chức tài chính trước CBDC
Nghiên cứu đã khảo sát 21 ngân hàng trung ương tham gia vào nghiên cứu của OMFIF từ tháng 7 – tháng 9 năm 2017. Báo cáo cho thấy những người tham gia không có tiếng nói chung về liệu chính phủ có nên phát hành tiền mã hóa hay không.
76% người được hỏi bày tỏ thái độ không chắc chắn về hiệu quả của công nghệ sổ cái phân phối (DLT). Trong khi đó, hầu hết các tổ chức tài chính tin rằng các ngân hàng trung ương nên phát hành tiền mã hóa của riêng họ.
Tuy nhiên, 38% tổ chức tài chính trong nghiên cứu đang tích cực khai thác và thử nghiệm các lọai tiền mã hóa trung ương. Ngược lại, 62% còn lại hoàn toàn không hoạt động trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu của IBM một mặt cung cấp ý kiến của các công ty đối với những loại tiền mã hóa do ngân hàng trung ương phát hành. Mặt khác, nghiên cứu trình bày một số phương pháp hình thành CBDC. IBM đồng thời đưa ra hướng dẫn về cách quản lý các thách thức liên quan.
CBDC: Đột phá hay hiểm họa?
Giám đốc ngân hàng HSBC – Craig Ramsey cho rằng cả CBDC và blockchain đều là “thách thức lớn” đối với các hệ thống thanh toán tổng thời gian thực (RTGS).
Tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) – Masayoshi Amamiya nói tiền mã hóa trung ương không có khả năng cải thiện hệ thống tiền tệ hiện tại. Đó là do quyền kiểm soát nền kinh tế thông qua CBDC chỉ có hiệu quả nếu ngân hàng trung ương loại bỏ tiền pháp định khỏi hệ thống tài chính.