Bitcoin nên được định giá như “một tài sản phi tương quan, hưởng lợi khi thế giới trở nên hỗn loạn hơn”, theo Jay Jacobs, Trưởng bộ phận ETF cổ phiếu tại Mỹ của BlackRock, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào thứ 5.

“Về dài hạn, crypto không có sự liên kết với cổ phiếu công nghệ Mỹ” Jacobs nói, nhấn mạnh rằng căng thẳng thị trường trong ngắn hạn có thể che khuất sự khác biệt này, nhưng “mức tương quan dài hạn giữa cổ phiếu Mỹ và Bitcoin chỉ vào khoảng 2-3%”.
Anh lập luận rằng những yếu tố đẩy cổ phiếu tăng giá như “tăng trưởng cao hơn, sự chắc chắn cao hơn, rủi ro địa chính trị thấp hơn” lại là điều ngược lại với những gì thúc đẩy Bitcoin.
“Bitcoin phát triển mạnh khi có nhiều bất ổn hơn và khi mọi người tìm kiếm một thứ gì đó hành xử khác biệt, vì vậy về bản chất, nó nên được xem như một tài sản phi tương quan”.
Tại thời điểm Jacobs phát biểu, giá BTC đang được giao dịch ở mức dưới 94.000 đô la. Kể từ khi các quỹ ETF giao ngay được phê duyệt vào đầu năm ngoái, BTC hiện giao dịch cao hơn 150%.
Bitcoin tăng giá nhờ các “lực đẩy khổng lồ”
Jacobs liên hệ trực tiếp hành vi giá Bitcoin với dòng tiền đầu tư.
“Chúng tôi cho rằng về dài hạn, nếu xu hướng bất ổn ngày càng tăng trên toàn cầu tiếp tục, thì những tài sản như vàng và Bitcoin sẽ tiếp tục tăng giá”.
Anh lưu ý rằng các nhà đầu tư đang điều chỉnh danh mục theo hướng đó:
“Chúng tôi đã chứng kiến dòng tiền đổ vào các quỹ ETF vàng rất đáng kể. Chúng tôi cũng thấy dòng tiền lớn đổ vào Bitcoin, tất cả là vì mọi người đang tìm kiếm những tài sản có hành vi khác biệt”.
Người hưởng lợi lớn nhất là Quỹ iShares Bitcoin Trust (IBIT) của chính BlackRock, khi vào ngày 23/4 đã ghi nhận 643 triệu đô la dòng vốn ròng — mức cao nhất trong một ngày kể từ tháng 1 — nâng tổng tài sản của quỹ lên khoảng 54 tỷ đô la.
“Nếu bạn nhìn vào các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, xu hướng đa dạng hóa tài sản vượt ra ngoài việc chỉ nắm giữ đồng đô la đã diễn ra trong nhiều thập kỷ… Việc chuyển từ chỉ nắm giữ đô la sang giữ vàng và giờ là xem xét các loại tài sản khác như Bitcoin là xu hướng đã được hình thành từ nhiều năm trước”.
Việc các ngân hàng trung ương mua vàng là minh chứng cho sự chuyển dịch này: lượng mua ròng đạt hơn 1.044 tấn trong năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp vượt mốc 1.000 tấn — gấp đôi mức trung bình của thập kỷ trước.
Anh liên kết các động thái dự trữ đó với khuôn khổ “các lực đẩy khổng lồ” mà BlackRock đưa ra năm 2023, trong đó xác định phân mảnh địa chính trị là một động lực mang tính dài hạn cho lợi suất đầu tư.
“Lực đẩy khổng lồ đó đang thể hiện rõ qua các chính sách như tái thiết chuỗi cung ứng quay lại Hoa Kỳ và tôi cho rằng chính sự phân mảnh này đã góp phần trực tiếp vào sự trỗi dậy của những tài sản như Bitcoin, khi mọi người nhận thấy sự bất ổn địa chính trị ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu tìm kiếm các tài sản thay thế”.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn
- Binance thắp lên hy vọng cho cộng đồng Pi Network sau khi cập nhật quy trình niêm yết
- Bitcoin duy trì mức trên 90.000 đô la – Tại sao tâm lý “tham lam” lại suy giảm?
- Semler Scientific mua thêm 10 triệu đô la BTC, tăng lượng nắm giữ lên 3.300 BTC
Đình Đình