Việc áp dụng tiền mã hóa ở Venezuela, đầu tiên là do siêu lạm phát và sau đó là do đô la hóa, có thể đóng vai trò trong việc tái thiết kinh tế của đất nước.
Ít nhất là theo nhà kinh tế học thẳng thắn nhất của Venezuela về chủ đề tiền mã hóa, giáo sư Aaron Olmos, người đã mổ xẻ những lý do khiến đất nước của ông phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong một cuộc phỏng vấn mới với CoinDesk. Một người ủng hộ nhiệt tình về lợi ích của tiền mã hóa, Olmos đã giảng về công nghệ trong hơn hai năm, thậm chí dẫn đầu một chương trình tập trung vào blockchain cho IESA, trường đại học kinh doanh nổi bật nhất trong nước.
Với một số ấn phẩm, hội nghị và phỏng vấn trên truyền hình quốc gia, nhà kinh tế đã thể hiện niềm đam mê giảng dạy cho công chúng Venezuela về nền kinh tế tiền mã hóa và những tác động của việc áp dụng nó.
Trong cuộc phỏng vấn mới của mình, Olmos đã thảo luận về những thách thức của tình hình kinh tế hiện tại, nơi một đồng Bolivar mất giá được sử dụng như một loại tiền tệ chính thức, mặc dù có các lựa chọn thay thế. Theo ông, tình trạng này – vốn là hậu quả của nhiều thập kỷ quản lý kinh tế kém – đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng khi việc sử dụng tiền mã hóa đang gia tăng cùng lúc với sự suy giảm giá trị của Bolivar.
Ông nói với CoinDesk:
Chúng ta đang ở trong một tình huống phức tạp vì ’tiền tốt’ – đô la hoặc tiền mã hóa – đã có sẵn, nhưng nó khan hiếm vì mọi người có xu hướng giữ nó, không chi tiêu. Mặt khác, tiền ‘tệ’ của chúng ta, Bolivar, là một loại tiền được sử dụng bởi pháp luật.
Thêm vào đó, nhà kinh tế chỉ ra một thực tế là tiền mặt có mệnh giá cao bị hạn chế, trong khi các tờ bạc có mệnh giá thấp không có khả năng mua lại được phát hành bởi ngân hàng trung ương.
Điều này tạo ra sự méo mó về giá cả hàng hóa và dịch vụ do giá trị sản xuất hiện được tính bằng đô la trên thị trường nội bộ, ông giải thích. Mọi người đều biết điều đó: Bolivar là tiền tệ chính thức của chúng tôi đang lưu hành, nhưng tiền tệ chức năng thực tế là đồng đô la Mỹ.
Tiền mã hóa như một giải pháp
Tuy nhiên, giữa cuộc khủng hoảng này, Olmos tin rằng tiền mã hóa có thể giúp hình thành một giải pháp, dù chỉ một phần, bởi vì việc chấp nhận rộng rãi đã xảy ra.
Cùng với việc tái kích hoạt sản xuất và tạo ra các nguồn đầu tư mới, câu trả lời cho các vấn đề kinh tế của đất nước có thể là đưa ra một hệ thống lưu thông kép, tương tự như hệ thống được sử dụng ở Brazil để khắc phục lạm phát tràn lan vào những năm 1990, hệ thống Đơn vị của Giá trị Thực (URV).
Bằng cách này, tiền mã hóa sẽ mang một phần gánh nặng trong thương mại và chia sẻ nó với Bolivar.
“Vì thực tế là chúng ta cần một yếu tố tin cậy khác, không có gì tốt hơn tiền mã hóa trong khi cùng lúc đó các chính sách kinh tế sẽ đủ thời gian quan tâm đến việc làm cho Bolivar lấy lại giá trị và lấy lại sức mạnh của nó,” Olmos nói.
Olmos tiếp tục chỉ ra rằng ông không tin các luật hiện hành trong Hiến pháp Venezuela loại trừ khả năng sử dụng tiền mã hóa để thanh toán như một phần của kế hoạch điều chỉnh.
Nhà kinh tế cho biết “Điều nên làm là nhận ra tiềm năng sử dụng nó và dành cho nó một khoảng trống để phát triển để nó hoạt động bình thường và tạm thời,” chuyên gia kinh tế nói, nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng sẽ là “tăng giá trị Bolivar. Chúng ta thậm chí có thể sử dụng nó ở dạng kỹ thuật số.”
Khi được hỏi về việc đưa Petro vào một phần của kế hoạch phục hồi, nhà kinh tế phủ nhận điều đó hoàn toàn, cho biết thêm: “Petro đã thất bại vì nó có cấu trúc dựa trên sự can thiệp, tập trung quyền lực và sử dụng một cách bắt buộc.”
Hai tầm nhìn của một quốc gia
Tất nhiên, kết quả sẽ được xác định bởi người nắm giữ tương lai của Venezuela. Như Olmos đã nói: Từ ngày 10 tháng 1, chúng tôi có hai tầm nhìn về cùng một quốc gia.
Như nhà kinh tế kể lại, có một kế hoạch kinh tế cho năm 2019 – 2025 về mặt lý thuyết bao gồm blockchain và tiền mã hóa. Tuy nhiên, “tài liệu này vẫn chưa được xuất bản và cũng chưa được ai nhìn thấy,” ông nói.
Mặt khác, không rõ vị trí nào sẽ được đảm nhiệm, vì lí do chính quyền phụ trách, điều hành bởi Chủ tịch Quốc hội, Juan Guaidó, vẫn chưa đưa ra ý kiến thêm về tiền mã hóa trong kế hoạch phục hồi Venezuela của họ.
- Giao dịch Bitcoin [BTC] tại Venezuela giảm mạnh sau khi quốc gia này bị mất điện trên diện rộng
- Litecoin (LTC) đang bùng nổ. Đây có phải là hiệu ứng Venezuela không?