Theo báo cáo của Reuters, Giám đốc điều hành Allianz Global Investors (GI) Andreas Utermann khuyến khích các nhà quản lý cấm tiền mã hóa.
Tại một hội nghị được tổ chức tại London, trả lời Andrew Bailey, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh. Utterman nói:
“Bạn nên cấm tiền mã hóa. Cá nhân tôi rất ngạc nhiên khi các cơ quan quản lý không mạnh tay hơn”.
Các nhà quản lý không cấm tiền mã hóa
Gần đây, G20 – một diễn đàn toàn cầu gồm có các quan chức chính phủ từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã đi đến thống nhất để quản lý không gian tiền mã hóa chủ yếu để đảm bảo rằng loại tài sản kỹ thuật số này không được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động tội phạm và rửa tiền.
Một tuyên bố được đưa ra bởi G20 nói rằng:
“Chúng tôi sẽ quản lý tài sản tiền mã hóa để chống rửa tiền và chống lại việc tài trợ cho khủng bố theo tiêu chuẩn của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính FATF và chúng tôi sẽ xem xét các phản ứng khác khi cần thiết”.
Với sự dẫn dắt của G20 để quản lý tiền mã hóa, nhiều chính phủ có thể sẽ hoãn lại việc áp dụng lệnh cấm đối với tiền mã hóa vì làm như vậy có thể khiến chính phủ trở nên tụt hậu trong khi các cá nhân và tổ chức tiếp tục sử dụng loại tiền tệ đồng thuận này cho các trường hợp sử dụng khác nhau.
Nếu các chính phủ xây dựng một hệ sinh thái hiệu quả và thiết thực cho các doanh nghiệp tiền mã hóa, họ có thể hưởng lợi từ tiền thuế do các nhà đầu tư nộp và trấn áp tội phạm khi các nền tảng giao dịch tiền mã hóa được quy định chặt chẽ được yêu cầu trang bị các phương thức xác thực danh tính khách hàng (KYC) và chống rửa tiền (AML).
Tuy nhiên, nếu chính phủ ban hành lệnh cấm giao dịch tiền mã hóa, phần lớn các hoạt động tài sản kỹ thuật số có thể chuyển sang thị trường ngầm và nền tảng ngang hàng (P2P). Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho chính quyền trong việc giám sát và quản lý.
Công nghệ blockchain và tiền mã hóa cũng đã trở thành một biểu tượng đổi mới cho các nền kinh tế lớn. Ngay cả Trung Quốc, nơi đã nghiêm cấm giao dịch tiền mã hóa, vẫn đang tiếp tục dẫn đầu các sáng kiến về phát triển blockchain.
Hàn Quốc cũng đã coi công nghệ blockchain là một trong những trụ cột chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khuyến khích các tài năng trẻ ở nước này bước chân vào không gian blockchain.
Ở các nền kinh tế nhỏ hơn như Malta, Singapore và Thụy Sĩ, chính quyền khuyến khích cho các doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la và các startup đang phát triển nhanh chóng từ các thị trường mới nổi như tiền mã hóa.
Tiền tệ đồng thuận rất khó để cấm và hạn chế và nếu làm như vậy thì các chính phủ sẽ không được hưởng lợi từ nó.
Nasdaq và Fidelity
Trong khi một số tổ chức tài chính nói về sự sụp đổ của tiền mã hóa thì nhiều tập đoàn lớn như Nasdaq, Fidelity, ICE, NYSE và Goldman Sachs đang tăng cường cơ sở hạ tầng hỗ trợ tiền mã hóa.
Bốn tổ chức lên kế hoạch để vận hành các giải pháp lưu ký đáng tin cậy, thị trường hợp đồng tương lai và sàn giao dịch để phục vụ các nhà đầu tư trong thị trường tài chính truyền thống.
Khi các công nghệ giám sát giao dịch và hệ thống KYC trở nên tinh vi hơn, sẽ rất khó để tiền mã hóa có thể tiếp xúc nhiều hơn với các hoạt động tội phạm và rửa tiền mà tiền giả.
Chỉ riêng năm 2018, hai ngân hàng Danske và Deutsche Bank đã phải chịu hai vụ bê bối rửa tiền mà giá trị thậm chí còn vượt qua toàn bộ tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa.
Theo: TapchiBitcoin.vn/ccn
Xem thêm:
Craig Wright: “BTC là hàng hóa, không phải là loại hình tiền tệ mới”
Giá BTC: ‘Không có tệ nhất, chỉ có ngày càng tệ hơn’
Thị trường gấu cản trở nỗ lực bình ổn của Coincheck sau vụ trộm $530 triệu