Một ngân hàng Nhật Bản đã tận dụng phán quyết rằng stablecoin không phải là tiền mã hóa. Ngân hàng đầu tiên của Toyama đã đưa ra một dự án thí điểm để kiểm tra stablecoin của riêng mình, Frist Bank Coin (FBC), và kế hoạch thương mại hóa các token vào tháng 10 năm 2019. Các stablecoin sẽ được gắn liền với tiền tệ quốc gia Nhật Bản, đồng Yên với tỷ lệ 1:1.
Stablecoin mới ban đầu sẽ được sử dụng trong ngân hàng, và nhân viên của nó sẽ có cơ hội sử dụng nó tại trụ sở chính của ngân hàng như một phương tiện thanh toán được chấp nhận. Các nhân viên ngân hàng cũng sẽ sử dụng stablecoin cho các mục đích chuyển tiền thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh.
Các Stablecoin và quy chế tiền mã hóa tại Nhật Bản
Đồng FBC không phải là stablecoin đầu tiên được tung ra tại Nhật Bản. Vào tháng Tư, Ngân hàng Tài chính Mitsubishi UFJ, một trong những ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản, đã thử nghiệm một stablecoin (MUFG) cho phép họ sử dụng hàng hóa tại một cửa hàng tiện lợi tự quản.
Trong đợt thí điểm này, hiện đang ở giai đoạn tiến hành, nhân viên của ngân hàng chỉ cần quét một sản phẩm họ cần mua bằng ứng dụng di động MUFG và thanh toán sẽ được thực hiện tự động.
Vào đầu tháng 10, GMO Internet Group, một trong những công ty internet lớn nhất và là nhà điều hành một trong 16 sàn giao dịch tiền mã hóa được cấp phép tại Nhật Bản đã công bố kế hoạch tung ra một đồng tiền ảo ổn định gắn với đồng Yên vào năm 2019. Gã khổng lồ ngành Internet tuyên bố dự án vẫn tiến triển tốt khi họ nhận được sự hỗ trợ từ một số ngân hàng trong nước.
Tuần trước, Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA), cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của Nhật Bản đã phán quyết rằng stablecoin không được coi là tiền mã hóa.
Cơ quan quản lý cho biết:
“Về nguyên tắc, các stablecoin được gắn liền với các loại tiền tệ hợp pháp không rơi vào danh mục ‘tiền tệ ảo’ của Đạo luật dịch vụ thanh toán”.
FSA cũng nói thêm rằng các công ty không bắt buộc phải đăng ký với bất kỳ tổ chức nào khi họ phát hành stablecoin.
Ngành công nghiệp tiền mã hóa Nhật Bản được cấp quyền điều chỉnh chính nó, và phán quyết về stablecoin có nghĩa là các stablecoin cần phải có bộ quy tắc riêng của chúng.
Stablecoin – Chén Thánh của thế giới tiền mã hóa
Stablecoin đã được coi là chén thánh của ngành công nghiệp tiền mã hóa vì chúng được gắn vào một tài sản ổn định, và giá của chúng được cách ly khỏi sự biến động đã ‘tạo nên hình tượng’ Bitcoin và cản trở việc áp dụng chính thống như một vật tích trữ giá trị đáng tin cậy về giá trị và phương tiện thanh toán.
Tuy nhiên, một trong những stablecoin nổi tiếng nhất, Tether (USDT) đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông vì những sai lầm trong vài tháng qua. Stablecoin này mất sự gắn liền tương đương với đồng USD do phản ứng tiêu cực công khai, và tại một thời điểm, giá của nó giảm xuống dưới $0.90.
Nó đã lấy lại phần giá trị bị mất do một số biện pháp khắc phục như hợp tác với Ngân hàng Deltec và tiết lộ rằng số dư ngân hàng của nó hơn 1.8 tỷ đô la, đủ để chi trả cho tất cả các token đang lưu hành.
Xem thêm:
Bull-run tiền mã hóa đã bắt đầu, Santiment khẳng định
Nguồn: TapchiBitcoin.vn/blokt