Để đối phó với tình hình kinh tế đang ngày càng tệ đi do đại dịch COVID-19, các ngân hàng trung ương trên thế giới in nhiều tiền hơn bao giờ hết, thậm chí đã lên đến hàng nghìn tỷ đô la Mỹ. Có nhiều quan điểm kể cả ủng hộ và chỉ trích đối với hành động này.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ và đặc biệt là nới lỏng định lượng cũng được mang ra làm vũ khí đắc lực.
Nới lỏng định lượng (QE) là gì?
Nói một cách đơn giản, QE là hình thức chính sách tiền tệ được các ngân hàng trung ương sử dụng để tăng nhanh cung tiền trong nước và khuyến khích hoạt động kinh tế.
Để làm điều này, ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ và chứng khoán từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Mục tiêu ở đây là thông qua việc mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng, nguồn cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Những ngân hàng trước đây nắm giữ trái phiếu hiện nắm giữ tiền mặt. Bây giờ họ có nhiều tiền hơn, cung cấp nhiều khoản vay hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản và đầu tư trong nền kinh tế, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tương tự như tăng cung của bất kỳ tài sản nào khác, tăng cung tiền làm giảm giá trị của nó. Giảm giá trị của tiền có nghĩa là lãi suất thấp hơn và ngân hàng cho vay với các điều kiện dễ dàng hơn. Loại chính sách này thường chỉ được sử dụng khi lãi suất xấp xỉ 0, đó chính xác là tình trạng của chúng ta ngay bây giờ.
Nới lỏng định lượng có mang lại hiệu quả không?
Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử các chính phủ và ngân hàng trung ương thực hiện biện pháp quyết liệt như vậy, nhưng rất khó để so sánh thành công hay thất bại khi bối cảnh khác nhau rất nhiều.
Nói chung, QE có khả năng phá giá đồng nội tệ. Đối với các nhà sản xuất, QE giúp kích thích tăng trưởng vì hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn trên thị trường toàn cầu. Nhưng giá trị tiền tệ giảm làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giá tiêu dùng.
Trong trường hợp xấu nhất, các ngân hàng trung ương có thể gây ra lạm phát thông qua QE mà không có bất kỳ sự tăng trưởng kinh tế nào, dẫn đến giai đoạn “đình lạm” hay còn gọi là lạm phát suy thoái. Điều này xảy ra khi tỷ lệ lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng đều đều. Điều này khiến chính phủ tiến thoái lưỡng nan vì mọi chính sách kinh tế hạn chế lạm phát có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ thất nghiệp.
Hiện tại, các biện pháp cách ly ở nhiều mức độ khác nhau trên toàn cầu khiến hầu hết mọi hoạt động kinh tế trong thế giới thực sẽ hoặc đã bị đình trệ. Ngay cả khi mọi người có thể vay nhiều tiền hơn nhờ QE, họ không thể sử dụng nó để mua hàng nhằm thúc đẩy nền kinh tế một cách có ý nghĩa.
Ngay cả những người tạo điều kiện cho QE trước đây cũng đã lên tiếng về tác động không mong muốn mà chương trình QE tạo ra. Alistair Darling là Thủ tướng của Exchequer khi QE lần đầu tiên được giới thiệu ở Anh. Tình cờ, ông cũng là người được Satoshi Nakamoto nhắc đến tại tin nhắn mã hóa xuất hiện trong Bitcoin Genesis Block. Kể từ đó, ông nói rằng QE là “liệu pháp kích điện ngắn hạn”, ngụ ý nó là giải pháp không bền vững. Trong khi Nicholas Macpherson, thư ký thường trực của Kho bạc Anh từ năm 2005 đến 2016, thậm chí gay gắt hơn:
“QE như heroin – ngày càng tăng để tạo ra mức cao. Trong khi đó, tác dụng phụ tiêu cực tăng lên. Đã đến lúc thay đổi”.
QE like heroin: need ever increasing fixes to create a high. Meanwhile, negative side effects increase. Time to move on.
— Nick Macpherson (@nickmacpherson2) August 21, 2017
Có ý nghĩa như thế nào đối với Bitcoin?
Satoshi Nakamoto lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về một loại tiền tệ ngang hàng, phi tập trung trong bối cảnh nới lỏng định lượng được sử dụng phổ biến. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới tìm kiếm ý tưởng sáng tạo mới để thử và kéo nền kinh tế ra khỏi nỗi sợ hãi. Khi đó, QE hiện lên trong tâm trí họ.
Có một số khác biệt quan trọng giữa tình hình trước đây và bây giờ. Đầu tiên, suy thoái kinh tế lần này một phần là do yếu tố chúng ta không kiểm soát được: COVID-19. Thứ hai, số tiền được bơm vào các nền kinh tế bây giờ nhiều hơn đáng kể so với trước. Thứ ba, mọi người trên toàn thế giới giờ đây có thể dễ dàng truy cập vào một loại tiền kỹ thuật số mà không cần mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ. Nếu giải pháp của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là nới lỏng định lượng thì của Satoshi là Bitcoin – sự khác biệt chính là chúng ta có quyền kiểm soát Bitcoin.
Tuy nhiên, Chính phủ bây giờ một lần nữa hướng đến QE. Vào ngày 12/3, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đưa ra thông báo lịch sử rằng họ đã lên kế hoạch tung ra 1,5 nghìn tỷ đô la để mua tài sản như một biện pháp khẩn cấp cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Vào ngày 23/3, Fed tuyên bố nới lỏng định lượng sẽ không có giới hạn. Kể từ đó, họ in hàng nghìn tỷ đô la từ hư không.
Chúng ta đang sống trong khoảnh khắc trớ trêu về kinh tế. Khi Fed bơm thêm tiền vào thị trường tài chính thì Bitcoin được thiết lập giảm một nửa phần thưởng khai thác (halving) vào tháng 5, khiến cho sự khác biệt về chính sách tiền tệ của Bitcoin và Fed hằn sâu hơn nữa. Các chuyên gia hàng đầu tin rằng Bitcoin có thể được hưởng lợi từ Hiệu ứng Cantillon của QE. Hiệu ứng Cantillon là giá tương đối thay đổi do cung tiền thay đổi. Omkar Godbole – nhà phân tích và người chuyên viết về chủ đề tiền điện tử giải thích rằng:
“Việc bơm tiền (QE và các chính sách thúc đẩy lạm phát khác) có thể không làm thay đổi sản lượng của nền kinh tế trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi tiền mới lưu thông trong nền kinh tế, nó có ảnh hưởng khác nhau đến nhiều lĩnh vực”.
Paul Marshall, đồng sáng lập của một trong những quỹ phòng hộ lớn nhất châu Âu Marshall Wace cũng trả lời Financial Times vào năm 2015 về cách QE mang lại lợi ích cho một số lĩnh vực nhất định hơn nhiều so với các lĩnh vực khác. “Ngân hàng được hưởng lợi lớn nhất. Các nhà quản lý tài sản và quỹ phòng hộ cũng góp phần. Chủ sở hữu của tài sản trông như kẻ cướp. Trên thực tế, bất cứ ai có tài sản đều trở nên giàu có hơn rất nhiều”. Mặt khác, trong mắt các thế hệ trẻ thường được cho là có ít vốn, thời đại kích thích chưa từng có của ngân hàng trung ương chỉ kéo dài sự bất an trong công việc, tăng giá bất động sản và tình trạng bất bình đẳng tài chính lan rộng.
Thật thú vị, nghiên cứu cho thấy thế hệ trẻ chắc chắn có hứng thú hơn với các khoản đầu tư vào Bitcoin thay vì lựa chọn cổ phiếu truyền thống. Một cuộc thăm dò được thực hiện thay mặt Blockchain Capital từ năm 2017 đến 2019 cho thấy 30% thế hệ millennials thích Bitcoin hơn trái phiếu chính phủ, 27% thích Bitcoin hơn cổ phiếu, 24% thích Bitcoin hơn bất động sản và 22% thích Bitcoin hơn vàng. Một báo cáo khác được công bố bởi công ty quản lý đầu tư Charles Schwab cho thấy millennials đầu tư vào Bitcoin nhiều hơn so với Disney hay Netflix trong quý 3/2019. Ngược lại, The Next Web cho biết các thế hệ người cao tuổi có xu hướng ủng hộ đầu tư chủ yếu vào công ty như Apple và Amazon. Do đó, QE sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Bitcoin?
Đa phần các chuyên gia đều cho rằng chính sách này sẽ kích thích tăng giá Bitcoin. Gần đây, một chương trình QE khổng lồ khác mang lại lợi ích cho Bitcoin, cả về danh tiếng như hàng rào chống lại những thay đổi tập trung đối với hệ thống tài chính và vật chất vì giá tài sản tăng dần. Simon Peters, nhà phân tích thị trường tại eToro chia sẻ cảm nghĩ rằng các nhà đầu tư sẽ hướng tới kiểu tài sản như Bitcoin. Bởi lẽ, “nắm giữ tiền mặt không có lợi trong những trường hợp này vì tiền bị mất giá và bạn đang mất sức mua. Đó là lúc những tài sản nhưng Bitcoin và crypto khác thấy được lợi ích”.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Fed bơm QE không giới hạn đang minh chứng cho giá trị vô cực của Bitcoin
- Cuộc biểu tình 13% của Bitcoin nhờ “QE vô hạn định” chỉ là fakeout?