Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố báo cáo dài 62 trang về các hành vi, thái độ và kinh nghiệm của những người nắm giữ tiền kỹ thuật số ở Đông Nam Á.
Cuộc khảo sát cho thấy một số phát hiện liên quan đến hồ sơ của những người ở Malaysia, Việt Nam và Philippines sở hữu tiền kỹ thuật số như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH).
Dựa trên mẫu của 3.006 người tham gia trực tuyến, nghiên cứu cho thấy 34% Millennials, từ 25 đến 34 tuổi sở hữu tiền kỹ thuật số. Nhóm tuổi đại diện cho quyền sở hữu cao nhất đối với tài sản tiền kỹ thuật số ở ba quốc gia châu Á. Ngoài ra, 82% người nắm giữ tiền kỹ thuật số có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với Philippines và Việt Nam nơi có ít nhất 88% người tham gia có trình độ học vấn cao.
Khi nói về giới tính, không có sự khác biệt đáng kể về thống kê về quyền sở hữu tiền kỹ thuật số giữa nam và nữ.
Ý định trong tương lai của chủ sở hữu tiền kỹ thuật số ở ba quốc gia này tiết lộ rằng 53% đã muốn nắm giữ tiền kỹ thuật số của họ thay vì bán, trade hoặc chi tiêu. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể ở Việt Nam nơi 59% người tham gia thích nắm giữ tài sản tiền kỹ thuật số của họ.
Về mức độ hiểu biết về tiền kỹ thuật số, hơn 80% không hiểu rõ về tài sản mã hóa (crypto asset) của họ. Theo khảo sát, chỉ có 17% số người được hỏi trả lời rằng họ hiểu rất rõ về tiền mã hóa. Việt Nam có số người được hỏi cao nhất, những người biết rất rõ về đầu tư kỹ thuật số của họ ở mức 23%.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy động lực chính trong số những người đam mê tiền kỹ thuật số là mong muốn kiếm tiền nhanh chóng. Phần lớn những người được hỏi đã mua tiền kỹ thuật số đều tham gia vì lợi nhuận, với 41% số người tham gia trên cả ba quốc gia xác nhận rằng họ đã mua tiền điện tử để làm giàu nhanh chóng. Phát hiện này trái ngược với kết quả cho thấy 53% thích nắm giữ tài sản mã hóa của họ. Chỉ 32% nói rằng họ đã mua tiền kỹ thuật số để thanh toán hoặc mua hàng trực tuyến.
Về ICO, Các nhà đầu tư ICO Việt Nam bày tỏ mục tiêu kiếm tiền nhanh (46%) so với những người tại Philippines (38%) và Malaysia (38%). Các nhà đầu tư ICO người Mã Lai đã mua chúng như một quỹ đầu tư dài hạn hay quỹ hưu trí (37%) hoặc để cung cấp một quyền thừa kế (20%).
Khi được hỏi về cách họ nghe về tiền kỹ thuật số lần đầu tiên. Nhìn chung, phần lớn những người được hỏi lần đầu tiên nghe về những điều này từ các bài báo trực tuyến và các nền tảng truyền thông xã hội. Các mạng xã hội đã được báo cáo là tích cực hơn trong việc truyền bá tin tức ở Philippines (35%) và Việt Nam (34%) so với Malaysia (20%).
Các bài báo trực tuyến và mạng xã hội cũng là nguồn thông tin quan trọng về ICO. Phần lớn những người hiện đang đầu tư vào ICO đã đề cập đến phương tiện truyền thông xã hội (35%) và các bài báo trực tuyến (23%). Điều thú vị là, gấp đôi số người được hỏi ở Việt Nam (41%) và Malaysia (20%) gọi các nền tảng mạng xã hội là một nguồn thông tin.
Đa số người được hỏi (69%) đã từng nắm giữ tiền kỹ thuật số đã mua chúng theo lời khuyên của người khác. Đặc biệt, 81% số người được hỏi ở Việt Nam đã đầu tư dựa trên lời khuyên của người khác. Ngược lại, 45% số người được hỏi ở Philippines không được khuyên nên đầu tư vào tiền kỹ thuật số.
Cuối cùng, theo OECD ước tính có 7,7 triệu USD đã được huy động tại Việt Nam bởi các đợt phát hành ICO trong nửa đầu năm 2019, so với 9 triệu USD trong cả năm 2018. Và điều đặc biệt là các đợt phát hành này không phải chịu bất kỳ quy định nào. Những công ty phát hành ICO thường đặt trụ sở tại Singapore hoặc Hồng Kông chứ không có pháp nhân tại Việt Nam.
- SBI trở thành đối tác chuyển tiền hàng đầu của Ripple, cung cấp dịch vụ cho Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia khác
- Việt Nam lọt top các quốc gia có tỷ lệ người sở hữu tiền điện tử cao
- Việt Nam chiếm tới 8% tổng số vụ lừa đảo tiền điện tử trên toàn cầu
Thạch Sanh
Theo AZCoin News