Parathread là gì? Những điều cần biết về Parathread trên Polkadot và Kusama

Updated: 02/04/2021 at 6:30

Parathread là một ý tưởng để các parachain tạm thời tham gia (trên cơ sở từng khối) bảo mật Polkadot mà không cần thuê một vị trí (slot) parachain chuyên dụng. Quá trình này được thực hiện thông qua việc chia sẻ một cách kinh tế nguồn tài nguyên khan hiếm của một vị trí parachain trong số các tài nguyên cạnh tranh (parathread). Các chuỗi có được vị trí parachain đầy đủ hoặc cảm thấy hợp lý về mặt kinh tế để làm như vậy có thể tham gia vào bảo mật được chia sẻ của Polkadot – mặc dù phải trả phí liên quan cho mỗi khối được thực thi. Ngoài ra, nó cũng cung cấp off-ramp đến các parachain không còn yêu cầu vị trí parachain chuyên dụng, nhưng muốn tiếp tục sử dụng Relay Chain.

Polkadot

Nguồn gốc

Theo một cuộc trao đổi ở Thành Đô, Trung Quốc, nguồn gốc của ý tưởng này xuất phát từ những quan niệm tương tự về nguồn bộ nhớ hạn chế trên các máy tính cá nhân đầu tiên vào những năm 80 và 90. Vì máy tính có số lượng bộ nhớ vật lý hạn chế nên khi một ứng dụng cần nhiều hơn, máy tính có thể tạo bộ nhớ ảo bằng cách sử dụng không gian hoán đổi trên đĩa cứng. Không gian hoán đổi cho phép dung lượng bộ nhớ của máy tính mở rộng và cho nhiều quy trình chạy đồng thời nhưng phải đánh đổi một số quy trình sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiến hành.

Parachain Parathread

Parachain và Parathread rất giống nhau từ quan điểm phát triển. Có thể tưởng tượng rằng một chuỗi được phát triển với Substrate ở các điểm khác nhau trong vòng đời của nó có thể có một trong 3 trạng thái: một chuỗi độc lập với cầu nối được bảo mật, parachain hoặc parathread. Trong đó, 2 trạng thái cuối cùng có thể chuyển đổi cho nhau với nỗ lực tương đối nhỏ vì khác biệt của chúng mang tính kinh tế nhiều hơn là công nghệ.

Parathread có cùng lợi ích khi kết nối với Polkadot mà một parachain đầy đủ có. Cụ thể, nó được phép gửi tin nhắn đến para{chain, thread} khác thông qua XCMP và được bảo mật với tính năng bảo mật kinh tế đầy đủ của bộ trình xác thực trên Polkadot.

Sự khác biệt giữa parachain và parathread là về kinh tế. Parachain phải được đăng ký thông qua một phương tiện tiêu chuẩn của Polkadot, như đề xuất quản trị hoặc đấu giá vị trí parachain. Parathread yêu cầu một khoản phí cố định để đăng ký mà trên thực tế sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí để có được một vị trí parachain. Tương tự như cách DOT bị khóa trong khoảng thời gian của các vị trí parachain và sau đó được trả lại cho người chiến thắng trong cuộc đấu giá, tiền đặt cọc cho một parathread sẽ được trả lại sau khi kết thúc thời hạn.

Việc đăng ký parathread chỉ đơn giản là đăng ký mã parathread với Relay Chain trên Polkadot. Khi một parathread đi vào hoạt động bằng cách tạo ra khối mới, sẽ có một khoản phí phải trả để tham gia đấu giá mỗi khối và đưa vào quá trình xác minh của khối Relay Chain tiếp theo. Tất cả parathread được đăng ký cùng cạnh tranh trong cuộc đấu giá này để parathread của họ được đưa vào tiến hành.

Có 2 quan sát thú vị cho parathread. Một, vì chúng cạnh tranh trên cơ sở mỗi khối nên tương tự như cách các giao dịch được đưa vào Bitcoin hoặc Ethereum. Tức là có khả năng phát triển thị trường phí tương tự, trong đó thời gian bận rộn hơn sẽ đẩy giá bao gồm parathread lên và thời điểm hoạt động thấp sẽ yêu cầu phí thấp hơn. Hai, cơ chế này khác biệt rõ rệt với cơ chế parachain – cơ chế parachain đảm bảo bao gồm miễn là vị trí của parachain được giữ, trong khi đăng ký parathread không cấp quyền như vậy cho parathread.

Parathread sẽ được vận hành như thế nào?

Một phần của các vị trí parachain trên Relay Chain sẽ được chỉ định là bộ phận của pool parathread. Nói cách khác, một số vị trí parachain sẽ không có parachain gắn liền với chúng và thay vào đó sẽ được sử dụng như một không gian dành cho (những) người chiến thắng trong cuộc đấu giá phí parathread theo khối mà có thể bao gồm ứng cử viên khối của họ.

Người đối chiếu sẽ đưa ra một giá thầu được chỉ định bằng DOT để bao gồm một ứng cử viên khối parathread. Tác giả của khối trên Relay Chain có thể chọn từ các giá thầu này để bao gồm khối parathread. Động cơ rõ ràng là để họ chấp nhận ứng cử viên khối có giá thầu cao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Các token từ giá thầu parathread có thể sẽ được chia theo tỷ lệ 80-20, có nghĩa là 80% được chuyển vào kho bạc Polkadot và 20% được chuyển đến tác giả của khối. Đây là cách phân chia tương tự cũng áp dụng cho phí giao dịch và giống như nhiều thông số khác trong Polkadot, có thể được thay đổi thông qua cơ chế quản trị.

Kinh tế học trên Parathread

Có 2 nguồn kinh phí trả cho những người đối chiếu:

1. Giả sử một parathread có hệ thống token cục bộ của riêng nó, người đối chiếu sẽ được thanh toán từ phí giao dịch bằng token cục bộ đó. Nếu parathread không triển khai token cục bộ hoặc token cục bộ của nó không có giá trị (ví dụ: chỉ được sử dụng để quản trị), thì có thể sử dụng DOT để khuyến khích người đối chiếu.

2. Trợ cấp giao thức parathread. Một parathread có thể đúc các token mới để cung cấp thêm khuyến khích cho người đối chiếu. Có thể số lượng token cục bộ để đúc cho parathread là hàm theo thời gian, càng nhiều thời gian trôi qua giữa các khối parathread được bao gồm trong Relay Chain thì càng nhiều token mà parathread sẵn sàng trợ cấp để được xem xét bao gồm. Việc thực hiện chính xác quá trình đúc tiền này có thể thông qua lạm phát cục bộ trên parathread hoặc thông qua một kho dự trữ như kho bạc.

Người đối chiếu có thể được thanh toán bằng tiền tệ của parathread. Tuy nhiên, Relay Chain chỉ giao dịch với đơn vị tiền tệ chung của Polkadot (DOT). Người đối chiếu sau đó phải gửi các ứng cử viên khối với giá thầu bằng DOT.

Hoán đổi vị trí Parachain

Một parachain có thể giữ vị trí parachain để hoán đổi vị trí này với parathread, theo đó parathread “nâng cấp” thành parachain đầy đủ và parachain trở thành parathread. Chuỗi cũng có thể ngừng trở thành parachain và tiếp tục như một parathread mà không cần hoán đổi vị trí. Vị trí nếu không có người sử dụng sẽ được bán đấu giá trong kỳ đấu giá tiếp theo.

Ngoài ra, vị trí còn cung cấp một off-ramp cho các parachain đã hết hợp đồng thuê và không có đủ mức sử dụng để dẫn chiếu gia hạn; họ có thể vẫn được đăng ký trên Relay Chain nhưng chỉ sản xuất các khối mới khi họ cần.

Parathread giúp giảm bớt tình trạng dừng đột ngột thời hạn sử dụng vị trí parachain bằng cách cho phép các parachain vẫn đang làm điều gì đó hữu ích tạo ra các khối, ngay cả khi việc thuê một vị trí parachain không còn khả thi về mặt kinh tế.

Minh Anh

Theo Polkadot

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Trong một bức “tâm thư công khai” đầy cảm xúc được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội X (Twitter), một thành viên lâu năm trong cộng đồng Web3 đã lên tiếng chỉ trích chiến dịch Binance Alpha – chương trình thu hút người dùng bằng cách tích lũy... ...

Trong bối cảnh thị trường crypto nhìn chung vẫn ảm đạm, token gốc của Helium (HNT) đã ghi nhận mức tăng nhẹ 1% trong ngày và giao dịch quanh mức 3,92 USD tại thời điểm báo chí. Tuy đây là tín hiệu tích cực trong ngắn hạn, nhưng các chỉ... ...

Solana đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính phi tập trung (DeFi), khiến cái tên “Kẻ huỷ diệt Ethereum” do cộng đồng đặt ra ngày càng trở nên xứng đáng. Với tổng giá trị bị khóa (TVL) vượt mốc 10,9 tỷ USD –... ...

Thị trường đang xuất hiện nhiều tín hiệu cho thấy khả năng bắt đầu một đợt luân chuyển vốn mạnh mẽ từ Bitcoin sang altcoin – thường được gọi là “mùa altcoin” (altseason). Tính đến thứ Bảy, ngày 10/5, chỉ số thống trị của Bitcoin (BTC Dominance – BTC.D) đã... ...

Các coin “Made in the USA” tiếp tục là tâm điểm trên thị trường crypto toàn cầu, với tổng giá trị gần 500 tỷ đô la – một con số ấn tượng phản ánh sức mạnh đổi mới công nghệ và sự tin tưởng từ cộng đồng quốc tế. Tuy... ...

Theo báo cáo mới công bố ngày 14 tháng 5 của PitchBook, dòng vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào lĩnh vực crypto trong Quý I/2025 đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị, bất chấp sự suy giảm đáng kể về số lượng thương vụ. Diễn... ...

Một bước tiến mang tính bước ngoặt cho ngành crypto tại Hoa Kỳ đang đến gần khi Thượng viện được kỳ vọng sẽ bỏ phiếu thông qua Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia cho stablecoin của Hoa Kỳ – gọi tắt là Đạo luật GENIUS... ...

Khi thị trường crypto tiếp tục duy trì đà tăng ấn tượng, một sự phân kỳ rõ nét trong tâm lý nhà đầu tư đã bắt đầu xuất hiện – đặc biệt rõ rệt trong hành vi giao dịch xung quanh XRP và Ethereum. Ở một thái cực, XRP đang... ...

Bitcoin dao động quanh vùng giá quen thuộc trong phiên mở cửa Phố Wall ngày 14/5, khi giới đầu tư thận trọng chờ đợi các tín hiệu kinh tế vĩ mô mới từ Hoa Kỳ. Bitcoin cần chinh phục lại mốc 108.000 đô la để breakout Theo dữ liệu từ... ...

Ethereum (ETH) tăng vọt 43,6% từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 14 tháng 5, nhưng mức giá hiện tại ngay dưới $2.600 vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh năm 2021 là $4.868. Một số nhà phân tích cho rằng đà tăng giá hiện tại “chỉ là khởi... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode