Là một trong những loại tiền điện tử hàng đầu trên thị trường, ETH thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư và trader. Hiểu các kỹ thuật phân tích giá có thể cung cấp hiểu biết sâu sắc và cải thiện quyết định trong thị trường tiền điện tử không ngừng thay đổi nhanh chóng.
Có thể sử dụng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá ETH và các kỹ thuật hàng đầu để phân tích chuyển động tiềm năng.
Sơ lược về lịch sử của Ethereum
Ethereum được lập trình viên Vitalik Buterin ấp ủ từ năm 2013 và chính thức ra mắt vào năm 2015. Tính năng chính của mạng là hỗ trợ tạo và thực hiện các hợp đồng thông minh cũng như ứng dụng phi tập trung (dApp) trên mạng.
Những khả năng này đã giúp cho Ethereum trở thành lựa chọn phổ biến cho các nhà phát triển, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái và sử dụng token gốc ETH.
ETH được sử dụng làm gas hoặc nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các giao dịch, thực hiện các hợp đồng thông minh và chạy dApp trên mạng Ethereum. Trong những năm qua, ETH đã củng cố vị trí là tiền điện tử lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường, có cộng đồng các nhà phát triển và người dùng đầy nhiệt huyết.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá ETH
Giá ETH bị vô số yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn đến biến động. Một số yếu tố chính phải kể đến là:
– Nhu cầu thị trường: Cung và cầu ETH trên thị trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá của nó. Các yếu tố như tăng cường áp dụng, ngày càng nhiều trường hợp sử dụng và sự quan tâm từ các nhà đầu tư tổ chức có thể thúc đẩy nhu cầu và giá cả.
– Thay đổi về quy định: Các quyết định về quy định và thay đổi chính sách của chính phủ đối với tiền điện tử có thể ảnh hưởng đến giá ETH. Quy định thuận lợi khuyến khích áp dụng, trong khi các chính sách hạn chế dẫn đến giảm nhu cầu.
– Tiến bộ công nghệ: Các cải tiến và nâng cấp mạng như chuyển đổi từ Ethereum 1.0 sang Ethereum 2.0 có thể tác động đến giá nhờ ảnh hưởng tích cực đến khả năng mở rộng, bảo mật và hiệu quả.
– Các sự kiện kinh tế vĩ mô: Các sự kiện kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính hoặc bất ổn chính trị, có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và gây ra biến động giá trên thị trường tiền điện tử, bao gồm cả ETH.
Các kỹ thuật hàng đầu để phân tích giá ETH
Phân tích giá ETH có thể được tiếp cận bằng 3 kỹ thuật chính: phân tích yếu tố cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích tâm lý.
Mỗi kỹ thuật cung cấp những hiểu biết riêng biệt và có thể đạt được phân tích toàn diện bằng cách sử dụng cả ba.
Phân tích các yếu tố cơ bản
Phân tích các yếu tố cơ bản đánh giá giá trị nội tại của ETH thông qua kiểm tra các yếu tố khác nhau, bao gồm:
– Công nghệ: Đánh giá công nghệ blockchain cơ bản, hiệu quả, tính bảo mật và tiềm năng phát triển trong tương lai của nó có thể cung cấp thông tin chi tiết về triển vọng dài hạn của ETH.
– Tiến độ phát triển: Đánh giá tiến độ của các dự án đang hoạt động, nâng cấp và cải tiến đối với mạng Ethereum có thể chỉ ra tiềm năng phát triển và áp dụng.
– Các trường hợp sử dụng trong thế giới thực: Phân tích các ứng dụng hiện tại và tiềm năng của Ethereum trong các ngành khác nhau có thể giúp xác định giá trị và nhu cầu lâu dài.
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật sử dụng dữ liệu giá lịch sử và các chỉ báo để xác định mô hình, xu hướng và biến động giá tiềm năng. Một số công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến cho ETH gồm:
– Biểu đồ giá:
Biểu đồ đường vẽ giá đóng cho từng khoảng thời gian và nối các điểm dữ liệu bằng một đường thẳng.
Biểu đồ đường của ETH | Nguồn: TradingView
Biểu đồ thanh sử dụng các thanh dọc để biểu thị giá cao, thấp, mở và đóng cho từng khoảng thời gian.
Biểu đồ thanh của ETH | Nguồn: TradingView
Biểu đồ nến hiển thị thông tin giống như biểu đồ thanh nhưng sử dụng hình dạng nến màu để biểu diễn chuyển động giá hấp dẫn hơn.
Biểu đồ nến của ETH | Nguồn: TradingView
– Đường trung bình động:
Đường trung bình động đơn giản (SMA) được tính bằng cách lấy trung bình giá đóng trong một khoảng thời gian xác định.
Đường trung bình động đơn giản của ETH | Nguồn: TradingView
Đường trung bình động hàm mũ (EMA) mang lại nhiều trọng số hơn cho các mức giá gần đây, giúp phản ứng nhanh hơn với thông tin mới.
Đường trung bình động hàm mũ của ETH | Nguồn: TradingView
Cả hai đường trung bình động trên đều giúp xác định xu hướng bằng cách làm dịu biến động giá.
– Hỗ trợ và kháng cự:
Các mức hỗ trợ đại diện cho các điểm giá mà tại đó áp lực mua dự kiến sẽ vượt áp lực bán, đẩy giá tăng trở lại.
Các mức hỗ trợ của ETH | Nguồn: TradingView
Tuy nhiên, các mức kháng cự là điểm giá mà áp lực bán dự kiến sẽ vượt áp lực mua, khiến giá đảo chiều đi xuống.
Các mức kháng cự của ETH | Nguồn: TradingView
Xác định các mức này có thể giúp trader đưa ra quyết định tốt hơn về thời điểm tham gia hoặc thoát khỏi giao dịch.
– Fib thoái lui:
Các mức Fib thoái lui dựa trên dãy Fibonacci, một dãy số trong đó mỗi số là tổng của hai số đứng trước (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, v.v.).
Các mức Fib thoái lui của ETH | Nguồn: TradingView
Trong phân tích kỹ thuật, Fib thoái lui được sử dụng để xác định hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trong xu hướng giá. Các nhà phân tích chia khoảng cách dọc giữa mức cao và mức thấp theo các tỷ lệ Fib chính (23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%).
– Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI):
Chỉ báo RSI là bộ dao động động lực đo tốc độ và sự thay đổi của chuyển động giá trên thang điểm từ 0 đến 100.
Nhìn chung, chỉ số RSI trên 70 cho biết tài sản bị quá mua (có khả năng định giá quá cao). Trong khi chỉ số RSI dưới 30 báo hiệu quá bán (có khả năng định giá thấp).
Chỉ số sức mạnh tương đối của ETH | Nguồn: TradingView
Chỉ số này có thể giúp các trader xác định các cơ hội mua hoặc bán tiềm năng.
– Dải Bollinger:
Dải Bollinger bao gồm 3 đường: đường trung bình động đơn giản (dải giữa) cùng với hai độ lệch chuẩn trên và dưới dải giữa (dải trên và dưới).
Khi các dải co lại, điều đó cho thấy mức độ biến động thấp và ngược lại.
Dải Bollinger của ETH | Nguồn: TradingView
Dải Bollinger cũng có thể giúp xác định khả năng đảo chiều khi giá chạm hoặc vượt ra ngoài dải.
– MACD (Đường phân kỳ hội tụ trung bình động):
MACD bao gồm hai đường. Một là đường MACD, là sự khác biệt giữa hai đường trung bình động hàm mũ (thường là đường EMA 12 ngày và 26 ngày). Và thứ hai là đường tín hiệu, là đường EMA của đường MACD (thường là đường EMA 9 ngày).
Đường phân kỳ hội tụ trung bình động của ETH | Nguồn: TradingView
Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu, nó cho thấy tín hiệu tăng giá. Ngược lại, khi nó cắt xuống bên dưới, nó cho thấy tín hiệu giảm giá.
– Ichimoku Cloud:
Đám mây Ichimoku bao gồm 5 đường: đường chuyển đổi, đường cơ sở, đường dẫn A, đường dẫn B và đường trễ.
Những đường này giúp xác định xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự cũng như các điểm vào và ra tiềm năng.
Đám mây Ichimoku của ETH | Nguồn: TradingView
Khi giá ở trên đám mây, báo hiệu xu hướng tăng và ngược lại. Bản thân đám mây hoạt động như một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tùy thuộc vào vị trí của giá so với nó.
– Lý thuyết sóng Elliott:
Lý thuyết sóng Elliott cho biết giá thị trường di chuyển theo mô hình sóng định kỳ bao gồm 5 sóng theo hướng của xu hướng chính (sóng đẩy) và ba sóng điều chỉnh ngược lại xu hướng (sóng điều chỉnh).
Những mô hình này có thể xảy ra trong các khung thời gian khác nhau, từ chu kỳ trong ngày đến nhiều năm.
Sóng Elliot của ETH | Nguồn: TradingView
Hiểu được cấu trúc của các sóng này có thể giúp trader xác định xu hướng đảo ngược tiềm năng và mô hình tiếp tục, dẫn đến các quyết định giao dịch tốt hơn.
Kết luận
Phân tích giá ETH là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các kỹ thuật khác nhau, bao gồm phân tích yếu tố cơ bản, kỹ thuật và tâm lý.
Nếu nắm vững các kỹ thuật này và kết hợp sử dụng chúng, bạn có thể hiểu rõ hơn về biến động giá của ETH và đưa ra quyết định sáng suốt khi giao dịch hoặc đầu tư vào loại tiền điện tử phổ biến này.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Nến nhận chìm giảm giá khủng khiếp ẩn hiện trên trên biểu đồ Bitcoin hàng tuần – $26k là mục tiêu tiếp theo?
- Ethereum sau Shapella: Các nhà phát triển đạt được tiến bộ cho bản nâng cấp Cancun-Deneb
- Dự đoán giá ETH hậu nâng cấp Shapella
Minh Anh
Theo Beincrypto