Càng gần đến thời điểm kết thúc năm thì chúng ta càng được chứng kiến các cuộc thảo luận về tương lai của ngành tiền điện tử sôi nổi hơn. Cụ thể, xu hướng tài chính và công nghệ toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc áp dụng tiền điện tử trong năm tới?
Bất chấp những chỉ trích, rất nhiều chuyên gia trong ngành và những người có niềm đam mê bất tận đã thấy trước một tương lai đầy hứa hẹn cho crypto. Các nhà đầu tư tổ chức hiện chú ý nhiều hơn đến các dự án và sản phẩm liên quan đến tiền điện tử. Không chỉ dừng lại ở đó, các trường đại học thậm chí đã bắt đầu cung cấp khóa học về tiền điện tử và công nghệ blockchain.
Giờ đây, các cuộc bàn luận về cách công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things có thể ảnh hưởng đến tiền điện tử dần trở nên phổ biến hơn, cho thấy khả năng ra mắt các ứng dụng mới. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu đối với xã hội không tiền mặt được thiết lập để có tác động thực sự đến cách cảm nhận quyền riêng tư và tự do. Như vậy, phải chăng tiền điện tử có thể cung cấp một giải pháp rất cần thiết ngay từ đầu năm 2020?
Tăng cường sử dụng AI và IoT
Dù cho ngành công nghiệp có thế nào, các chuyên gia đều sẵn sàng tuyên bố rằng trí tuệ nhân tạo là phát minh quan trọng tiếp theo. Sự phổ biến của các bộ dữ liệu, chứ chưa kể đến học máy và điện toán hiệu năng cao, đang thực sự đẩy thế giới vào thời đại AI. Nhiều người thậm chí cho biết công nghệ là dấu hiệu chắc chắn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sắp tới.
Tuy nhiên, mặc dù công nghệ AI phát triển nhanh chóng nhưng hiện tại vẫn có rất ít ứng dụng thực tế được phát triển. Theo báo cáo có tên là “The State of AI 2019” (trạng thái của AI trong năm 2019), các dự án liên kết với từ thông dụng AI nhận được thêm 50% tiền tài trợ. Sự cường điệu quá mức liên quan đến AI đã dẫn đến tình huống trong đó các ứng dụng thực sự vượt trội về số lượng so với các dự án chỉ tuyên bố là có liên quan đến AI.
Tin tốt là ngành công nghiệp tiền điện tử có nhiều ứng dụng khác nhau, nơi AI có thể được sử dụng để làm cho tiền điện tử hấp dẫn đối với thị trường chính thống. Ví dụ, tối ưu hóa hiệu quả tiêu thụ năng lượng trong quá trình khai thác. Đối với hầu hết các miner, năng lượng cần thiết để khai thác Bitcoin là một mối quan ngại rất lớn và một số chương trình nhất định có thể giúp giảm chi phí năng lượng. Điều này cung cấp tỷ suất lợi nhuận tăng cho các miner, do đó giảm phí giao dịch.
Một khi được triển khai, AI có khả năng tính toán xác suất hiệu suất của một node cụ thể và đề xuất các phương pháp có thể được sử dụng để cho phép các giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn trên blockchain. Hơn nữa, khi kết hợp với công nghệ IoT, các node khác nhau sẽ có thể giao tiếp tự động, giúp gia tăng hiệu quả về mặt giao thức đồng thuận trên blockchain.
Al, IoT và blockchain có thể được sử dụng để làm cho các thiết bị điện tử hoàn toàn tự chủ, do đó, thay vì sử dụng thẻ tín dụng, các thiết bị này có thể được lập trình để sử dụng tiền điện tử và giao dịch với nhau.
Về vấn đề này, Dominik Shiener, người sáng lập Iota – một dự án tìm cách tích hợp crypto vào IoT, tin rằng tự chủ nên là mục tiêu công nghệ cuối cùng:
“Tầm nhìn cuối cùng của tất cả những tiến bộ công nghệ này là chuyển từ tự động hóa sang tự chủ và biến máy móc thành các tác nhân kinh tế tự trị. Chỉ cần cung cấp cho máy một ví tiền và cách để xác minh, nhận và gửi thanh toán, chúng tôi đang tạo ra toàn bộ nền kinh tế máy mới, nơi các máy cung cấp dịch vụ và dữ liệu cho nhau”.
Shiener cũng nói thêm rằng bằng cách kết hợp IoT, AI và DLT, các ứng dụng mới và đột phá sẽ trở nên khả dụng, và do đó, “chúng tôi tránh xa các mạng tập trung hoàn toàn thất bại ngày nay, hướng tới ‘Phân cấp thông minh’, nơi các mạng của chúng tôi được phân cấp, có khả năng phục hồi, an toàn và thông minh”.
Nhà đầu tư tổ chức, người dùng tăng cường quan tâm đến tiền điện tử
Một xu hướng khác có khả năng sẽ đưa tiền điện tử vào chính thống trong năm 2020 là sự quan tâm ngày càng tăng đối với các dự án liên quan đến tiền điện tử từ các nhà đầu tư tổ chức.
Một khảo sát của Fidelity cho thấy trong số 441 nhà đầu tư tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, 47% đã đánh giá cao rằng tài sản kỹ thuật số là một trò chơi công nghệ sáng tạo.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy hơn 70% số người được hỏi xem tài sản kỹ thuật là hứa hẹn và 4 trong số 10 người được hỏi nói rằng họ sẵn sàng đầu tư vào tài sản kỹ thuật số trong tương lai.
Thú vị hơn nữa, theo báo cáo, 22% các nhà đầu tư tổ chức đã sở hữu tài sản kỹ thuật số. Về cơ bản, mức độ quan tâm tiền điện tử hoặc tài sản kỹ thuật số đã trưởng thành từ một nhóm dự trữ gồm những người chấp nhận sớm đến các cố vấn tài chính, quỹ phòng hộ truyền thống và công ty gia đình.
Chẳng hạn, JP Morgan đã phát hành cho khách hàng của mình JPM Coin như một loại tiền điện tử mới nhằm tạo điều kiện chuyển tiền quốc tế giữa các khách hàng tổ chức dễ dàng hơn.
Hơn nữa, Morgan Creek Digital Assets (công ty quản lý tài sản) đã hợp tác với hai quỹ hưu trí có tổng tài sản trị giá 5.1 tỷ đô la. Thông qua quan hệ đối tác, Morgan Creek Digital Assets đã huy động được 40 triệu đô la và sẽ chuyển số tiền này vào quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào Bitcoin và các công ty liên quan đến blockchain khác.
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong quý cuối năm 2018 của Global Custodian và BitGo cho thấy 94% các khoản tài chính đã đầu tư vào dự án liên quan đến tiền điện tử.
Theo báo cáo, chỉ có 7% các khoản tài trợ “dự đoán sẽ giảm phân bổ trong 12 tháng tiếp theo” và phần còn lại rất lạc quan về khả năng tăng phân bổ của họ. Điều hấp dẫn nhất là mặc dù áp lực pháp lý nặng nề và biến động mà ngành công nghiệp tiền điện tử đang phải đối mặt, các nhà đầu tư tổ chức và quản lý quỹ đầu tư hầu như không có ý định ‘tẩy chay’ ngành.
Bởi vì quỹ tài sản tiền điện tử cần thể hiện đủ dòng vốn, chưa kể thanh khoản nên lãi suất tăng từ vốn tài chính là một chỉ số rõ ràng cho thấy ngành công nghiệp tiền điện tử đang phát triển. Chẳng hạn, Đại học Michigan đã lên kế hoạch tăng cổ phần của mình trong quỹ tiền điện tử được Andreessen Horowitz quản lý vào năm nay.
Các trường đại học hàng đầu khác có vốn đã thể hiện sự quan tâm đến tiền điện tử, chẳng hạn như Havard và Yale. Năm 2019, trường đại học Harvard cùng với hai quỹ lương hưu ở Virginia đã mua khoảng 95,8 triệu token của Blockstack, một nền tảng bảo vệ quyền kỹ thuật số, trị giá khoảng 11,5 triệu đô la vào thời điểm đó. Hơn nữa, Blockstack là nền tảng bán token đầu tiên được SEC cho là đủ điều kiện.
Đặc biệt, đối với đại học Yale, động thái đầu tư vào tiền điện tử dường như được lấy cảm hứng từ nghiên cứu của các nhà kinh tế làm việc tại Yale (Aleh Tsyvinski và Yukun Liu). Theo đó, họ đã báo cáo rằng mặc dù tiền điện tử thể hiện rất nhiều biến động, chúng cũng cho thấy lợi nhuận cao hơn rủi ro do biến động.
Tăng cường vi mạch và sử dụng các hệ thống không tiền mặt trên toàn cầu
Trên toàn thế giới, phong trào xã hội không tiền mặt toàn cầu đang tăng tốc. Từ Châu Phi, Châu Âu, Châu Á đến Châu Mỹ, không thiếu các quốc gia thay thế tiền giấy vì sự tiện lợi của tiền điện tử hoặc tiền polyme.
Ở những nơi như Thụy Điển, việc tiến tới một xã hội không tiền mặt đã hiệu quả đến mức tiền mặt lưu thông trong nước đã giảm xuống chỉ còn 1% GDP. Hơn nữa, luật pháp Thụy Điển đã cho phép các nhà bán lẻ có thể từ chối thanh toán tiền mặt hoàn toàn.
Để theo kịp với những thay đổi này, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển đã thiết lập kế hoạch phát hành phiên bản kỹ thuật số của tiền fiat quốc gia có tên là ‘e-krona’. Sau vài năm nữa khi vi mạch trở nên phổ biến hơn, các chuyên gia dự đoán đất nước này có thể là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới hoàn toàn không dùng tiền mặt, mang lại một số lợi thế lớn.
Người Thụy Điển thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt bằng cấy ghép vi mạch và cho biết họ có thể thanh toán vé tàu, tiền ăn tại nhà hàng và thậm chí mở văn phòng mà không gặp bất tiện khi rút ví, điện thoại hoặc chìa khóa. Tuy nhiên, giá cho sự tiện lợi này là mối đe dọa giám sát và an toàn thông tin cá nhân.
Mặc dù phương thức thanh toán điện tử có thể mang lại sự thuận tiện, nhưng hồ sơ chi tiết về giao dịch mua hàng, địa điểm và thời gian của người dùng được ghi lại. Dữ liệu có thể được bán và maketing bởi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, nhà bán lẻ và công ty xử lý thanh toán của người dùng.
Ở Trung Quốc, thanh toán kỹ thuật số đã trở thành công cụ phổ biến đến mức hệ thống tín dụng xã hội của đất nước đã được xây dựng xung quanh nó. Cho đến nay, thanh toán bằng tiền mặt ở Trung Quốc đã giảm từ 96% trong năm 2012 xuống còn 15% vào năm 2019.
Khi các quốc gia tiếp tục nắm bắt phong trào không tiền mặt, mọi người sẽ dần mất khả năng giao dịch giá trị mà không có sự tham gia của các bên thứ ba hoặc các tổ chức chính phủ. Một xã hội không tiền mặt có thể cho phép các chính phủ bảo vệ người dân của họ khỏi bọn tội phạm tốt hơn, nhưng phải trả giá bằng sự riêng tư và tự chủ dữ liệu của mỗi công dân. Về vấn đề này, Ray Wang, người sáng lập, chủ tịch và nhà phân tích tại Constname Research, bình luận:
“Đây là nghịch lý. Các công ty dự định chiếm được lòng tin của chúng tôi để quản lý danh tính kỹ thuật số của chúng tôi. Tất cả dường như có các mô hình kinh doanh (hoặc cạnh tranh) xâm phạm niềm tin đó bằng cách bán dữ liệu”.
Các loại tiền điện tử như Bitcoin có thể cung cấp hàng rào chống lại phong trào không tiền mặt, cho phép mọi người giao dịch giá trị mà không cần sự tham gia của các bên thứ ba hoặc chính phủ. Mặc dù không riêng tư như thanh toán bằng tiền mặt về dữ liệu người dùng, thanh toán Bitcoin – giống như thanh toán bằng tiền mặt – được phân cấp và không yêu cầu bên thứ ba nhờ vào blockchain. Do đó, khi các xã hội không có tiền mặt, nhu cầu về các phương thức thanh toán thay thế như Bitcoin và các loại tiền điện tử khác sẽ được cung cấp theo nhu cầu.
Hơn nữa, với sự không chắc chắn về kinh tế toàn cầu (lưu ý rằng tiền fiat bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ), tiền điện tử có thể sẽ cung cấp một hàng rào chống lại lãi suất âm.
2020 và trước đó
Mặc dù xu hướng toàn cầu có thể làm nổi bật những thay đổi quan trọng vẫn chưa xảy ra nhưng tương lai vẫn rất khó lường. Những gì xảy ra vào năm 2020 và hơn thế nữa thì bất cứ ai cũng đoán được.
Sự trỗi dậy của các lĩnh vực chủ chốt đến từ Công nghiệp 4.0 như AI, IoT và blockchain có thể thay đổi quy mô sức mạnh một cách nhanh chóng và theo hướng chưa từng thấy trước đây. Càng nhiều sự quan tâm đến công nghệ blockchain thì càng là một dấu hiệu rõ ràng về những gì tương lai sẽ mang lại. Người ta vẫn phải tính đến nhiều yếu tố khác trước khi đưa ra câu trả lời dứt khoát về việc liệu tiền điện tử có bước vào thị trường chính thống hay không?
Hy vọng, với dòng vốn thể chế ngày càng tăng, chưa kể đến ảnh hưởng của các xu hướng nêu trên, ngành công nghiệp sẽ được hợp pháp hóa trong mắt công chúng chính thống.
- Bitcoin có thể giải cứu các nước đang phát triển phải đối mặt với gánh nặng nợ lớn
- Việt Nam có nguy cơ tụt hậu trong nền kinh tế không tiền mặt
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph