Phó Thống đốc Sir Jon Cunliffe của Ngân hàng Anh được cho là người gần đây nhất nói về CBDC và stablecoin. Nhắc đến tiền điện tử như một làn sóng phát triển công nghệ mới, Cunliffe tuyên bố việc chấp nhận tiền điện tử có thể đe dọa hoạt động cho vay truyền thống.
Sir Jon Cunliffe – Phó Thống đốc Ngân hàng Anh
Mặt khác, Cunliffe khẳng định stablecoin liên kết với các nền tảng công nghệ lớn và phương tiện truyền thông xã hội có thể sẽ sớm trở thành xu hướng. Cụ thể:
“Trong một thế giới như vậy, tùy thuộc vào cách thức và liệu stablecoin có được hỗ trợ bằng các tài sản tài chính khác không, việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế thực thông qua hệ thống ngân hàng có thể trở nên suy yếu hoặc thực sự biến mất. Đó sẽ là thay đổi dẫn đến hậu quả kinh tế sâu sắc”.
Cunliffe cũng cảnh báo các cơ quan tài chính phải chuẩn bị cho những tác động mà stablecoin mang lại. Theo đó, Hội đồng Ổn định tài chính (FSB) sẽ đưa ra “các khuyến nghị về quy định liên quan đến stablecoin”.
Phân tích sâu hơn về lời hứa ‘ngân hàng không ràng buộc’ của Libra, Cunliffe lưu ý rằng những đề xuất nhất định từ stablecoin đã làm sáng tỏ một số thất bại và chi phí của hệ thống tài chính trong nước hiện tại.
“Hệ thống thanh toán xuyên biên giới bán lẻ tương đối chậm, tốn kém, không đáng tin cậy và nhiều người không có quyền truy cập vào chúng. Đề xuất Libra của Facebook là một ví dụ điển hình về stablecoin có các lợi ích như vậy”.
Hơn nữa, nói về những rủi ro liên quan đến CBDC, Cunliffe lưu ý CBDC quá thành công và có thể trở thành “kẻ thống trị và một điểm thất bại cục bộ trong chính nó”.
Người tiêu dùng có cần đến CBDC không?
Cơn sốt số hóa được thúc đẩy từ những tiến bộ công nghệ và làm suy giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt. Chính điều này đã khiến các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải tìm cách tiếp cận thận trọng và khám phá các trường hợp sử dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.
Trong báo cáo hàng quý mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tổ chức Thụy Sĩ đã cấu trúc cách tiếp cận của mình theo nhu cầu từ phía người dùng và các lựa chọn thiết kế kỹ thuật liên quan. BIS biểu thị bằng đồ họa và đặt tên là “Kim tự tháp CBDC”, sắp xếp nhu cầu của người dùng vào các lựa chọn thiết kế cho ngân hàng trung ương.
Báo cáo của BIS đã nêu:
“Trọng tâm cách tiếp cận của chúng tôi là khía cạnh ‘bán lẻ’ của CBDC; chúng tôi hỏi người dùng cần gì từ CBDC. Do đó, chúng tôi phác thảo cách phát triển CBDC thông qua phương thức tiếp cận xuất phát từ nhu cầu của người dùng để lựa chọn thiết kế”.
Kim tự tháp CBDC | Nguồn: BIS
Về nhu cầu người dùng, Kim tự tháp CBDC bao gồm các tính năng như khả năng sử dụng ngang hàng giống như tiền mặt, thanh toán theo thời gian thực thuận tiện, bảo mật thanh toán, quyền riêng tư, khả năng tiếp cận rộng rãi và dễ sử dụng trong thanh toán xuyên biên giới ở cột bên trái. Ở cột bên phải là các lựa chọn thiết kế liên quan.
Báo cáo có nội dung:
“Nhu cầu hàng đầu của người dùng là CBDC giống như tiền mặt đối với ngân hàng trung ương, có thể chuyển nhượng trong các thiết lập ngang hàng”.
Báo cáo của BIS đã thừa nhận mối quan tâm chính trong việc chấp nhận CBDC nằm ở khả năng sử dụng của nó. Người dùng khó có thể chấp nhận CBDC nếu không thuận tiện hơn so với thanh toán điện tử hiện tại.
CBDC được xem là dự án nghiêm túc hiện tại. Đã có một vài đề xuất được thực hiện để cấu trúc, phác thảo và cân nhắc những ưu và nhược điểm. Nó thậm chí còn được nhấn mạnh trong Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2020 tại Davos, nơi ConsenSys đã phát hành whitepaper phác họa khuôn khổ của một đề xuất thiết thực cho CBDC trên blockchain Ethereum.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Bitcoin có thể giành chiến thắng trong cuộc đua vương quyền với CBDC?
- Canada là quốc gia tiếp theo tham gia cuộc đua CBDC