Việc thiếu các quy định và giám sát là nguyên nhân to lớn gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây. Đó là kết luận của một báo cáo mới đây từ một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Một báo cáo khác, từ Vụ Khảo cứu Quốc hội, nhấn mạnh vai trò của tiền điện tử. Sự không đồng nhất này rất đáng chú ý.
Theo báo cáo của Michael S. Barr, Phó Chủ tịch Giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây một phần là do các quy định và việc giám sát lỏng lẻo. Báo cáo khảo sát tình trạng quản lý và giám sát của Silicon Valley Bank (SVB). Theo Barr, SVB thất bại phần lớn là do sự yếu kém trong công tác quản lý của lãnh đạo cấp cao và sự giám sát lỏng lẻo của hội đồng quản trị.
Các ngân hàng được nới lỏng quy định từ thời Trump
“Chúng ta phải tăng cường việc giám sát và quy định của Cục Dự trữ Liên bang dựa trên những gì chúng ta đã biết. Báo cáo này đại diện cho bước đầu tiên trong quá trình đó”, báo cáo nêu rõ.
Báo cáo của Barr đề cập ngắn gọn đến tiền điện tử như một rủi ro đối với các ngân hàng. Nhưng từ “tiền điện tử” chỉ xuất hiện ba lần trong một báo cáo dài 118 trang. Báo cáo phần lớn đổ lỗi cho những thất bại trong công tác giám sát của các cơ quan quản lý. Và nó rất thẳng thắn về việc ai là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất ở đây.
Tổng thống Trump đã nới lỏng quy định cho ngành ngân hàng trong suốt bốn năm cầm quyền. Bao gồm việc hủy bỏ các phần của Đạo luật Dodd-Frank, nới lỏng Quy tắc Volcker và chèn ép Cục Bảo vệ Tài chính người tiêu dùng.
Báo cáo nêu rõ rằng việc thông qua Đạo luật Tăng trưởng Kinh tế, Cứu trợ theo quy định và Bảo vệ Người tiêu dùng vào năm 2019 dẫn đến “các yêu cầu giám sát và quy định lỏng lẻo hơn” đối với Silicon Valley Bank. Chúng cũng bao gồm các yêu cầu về mức vốn và thanh khoản thấp hơn.
Hơn nữa, báo cáo thừa nhận rằng “mặc dù các yêu cầu quản lý và giám sát cao hơn có thể không ngăn được sự thất bại của công ty, nhưng có thể đã củng cố khả năng phục hồi cho SVB.”
Vào Thứ sáu, ngày 10 tháng 3 năm 2023, các cơ quan quản lý tiểu bang đã đóng cửa SVB sau khi ngân hàng này rơi vào tình trạng bank run. Sự thất bại của SVB đã trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ và lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.
Ngoài ra, hai ngân hàng khác ở Hoa Kỳ là Signature và Silvergate cũng bị phá sản vào tháng 3 năm 2023.
Tiền điện tử chỉ xếp thứ 5 trong số những rủi ro đối với các Ngân hàng Dự trữ. Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang
Báo cáo nêu bật những điểm yếu trong việc quy định và giám sát, bao gồm nhu cầu tăng cường khung giám sát và quy định. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ngân hàng lớn và sự cần thiết phải liên tục đánh giá khuôn khổ giám sát và quy định để phát hiện những rủi ro mới mà đang hình thành.
Theo quan điểm của Barr, một khuôn khổ giám sát mạnh mẽ hơn có thể nâng cao tốc độ, lực lượng và tính linh hoạt của việc giám sát. Đặc biệt là đối với các công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh, mô hình kinh doanh tập trung hoặc các yếu tố rủi ro cao khác.
Tổng thống Joe Biden trước đây đã thúc giục Quốc hội đưa ra các quy định cứng rắn hơn nhằm “giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra sự cố ngân hàng kiểu này một lần nữa”.
Các ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền
Trái ngược với phân tích của Barr, một báo cáo gần đây khác của Vụ Khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ đã đánh giá vai trò của tiền điện tử trong cuộc khủng hoảng ngân hàng. Báo cáo này đã xem xét Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank, và Silvergate Bank.
Báo cáo ngày 25 tháng 4 lưu ý rằng cả ba ngân hàng đã tiếp xúc với ngành công nghiệp tiền điện tử, nắm giữ tiền gửi, cho vay và cung cấp mạng thanh toán cho các công ty tiền điện tử.
Silvergate có mức độ tập trung cao nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Hơn 90% tổng số tiền gửi của nó đến từ tiền gửi của khách hàng tiền điện tử. SVB và Signature Bank có mức độ tiếp xúc tương đối khiêm tốn.
Báo cáo phát hiện ra rằng có mối liên hệ nhất định giữa những thất bại của ngành ngân hàng và thất bại của các công ty tiền điện tử cụ thể. Sự biến động của tiền điện tử đã góp phần làm cạn kiệt nguồn tiền gửi. Trong một số trường hợp, các ngân hàng đã bán các chứng khoán trông có vẻ an toàn để bù lỗ nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Ngân hàng truyền thống lớn đầu tiên của EU đầu tư vào tiền điện tử
- Lượng tìm kiếm cách mua Vàng và Bitcoin tăng mạnh trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng
Itadori
Theo Beincrypto