Chỉ số đô la Mỹ đã ghi nhận hiệu suất hàng ngày tốt nhất trong gần 9 tháng ngay khi tỷ giá BTC/USD giảm sau dòng tweet khó hiểu của Elon Musk.
Giá Bitcoin đã giảm gần 5% vào sáng ngày 4/6 trong khi các nhà đầu tư vật lộn với những dòng tweet khó hiểu của Elon Musk về tiền điện tử, khiến nhiều người cho rằng CEO Tesla có thể bán 43.200 BTC còn lại của công ty.
Tuy nhiên, động thái đi xuống của Bitcoin xảy ra đồng thời với một đợt tăng đột biến lớn của chỉ số đô la Mỹ (DXY), làm dấy lên suy đoán có nhiều hơn một yếu tố đã đẩy nhanh quá trình lao dốc đáng kể của BTC trong phiên giao dịch đầu ngày thứ 6.
Nhìn lại, chỉ số đô la Mỹ (chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với các loại ngoại tệ hàng đầu) đã tăng 0,18% để đạt mức cao nhất trong ba tuần là 90,627 sau dòng tweet của Musk. Trong khi đó, cùng kỳ đã chứng kiến giá Bitcoin giảm 9,31% xuống mức thấp nhất trong ngày là 35.593 đô la.
Biểu đồ dưới đây minh họa phản ứng tức thì của Bitcoin đối với dòng tweet của Musk – một nến đỏ lớn trên biểu đồ hàng giờ và theo sau là các đợt giảm giá kéo dài. Ngược lại, đồng đô la bắt đầu tăng liên tục trên các thị trường truyền thống, cuối cùng ghi lại mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 9/2020.
Bitcoin giảm sau tweet của Musk cũng trùng hợp với sự phục hồi của thị trường chỉ số đô la Mỹ | Nguồn: TradingView
Các trader theo giai đoạn coi Bitcoin như một tài sản chống lại đô la, chủ yếu là vì tiền điện tử hàng đầu hoạt động như một thiên đường chống lại tình trạng mất giá của fiat. Câu chuyện dần nổi lên chủ yếu sau sự cố thị trường toàn cầu do đại dịch COVID-19 vào tháng 3/2020.
Sự kiện này đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tung ra các biện pháp hỗ trợ chưa từng có, bao gồm lãi suất gần bằng 0 và các chương trình mua trái phiếu không giới hạn để bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước hậu quả của đại dịch.
Trong khi đó, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra ba chương trình kích thích liên tiếp – 2,8 nghìn tỷ đô la vào tháng 3/2020, 900 tỷ đô la vào tháng 12/2020 và 1,9 nghìn tỷ đô la vào tháng 3/2021 – để giúp người Mỹ, thông qua thanh toán bằng séc trực tiếp.
Nợ công của Hoa Kỳ theo tháng kể từ tháng 4/2020 | Nguồn: Statista
Các chính sách mở rộng đã nâng gánh nặng nợ công của Mỹ từ 24,97 nghìn tỷ đô la vào tháng 4/2020 lên 28,174 nghìn tỷ đô la vào tháng 4/2021. Kết quả là sức mạnh của đô la Mỹ so với các loại tiền tệ lớn khác giảm mạnh hơn 12,5% kể từ tháng 3/2020. Trong khi đó, hiệu suất của Bitcoin cũng tăng 855%.
This Graph Shows The Development Of A 1000 USD Investment In #Bitcoin and traditional investments such as #Stocks, #Gold or #Dollar.
Bitcoin Despite Of The High Volatility Heavily Outperformed All Of Them In The Recent 10 Years. pic.twitter.com/TIae6U7PTo
— Vince Prince (@VincePrince244) June 2, 2021
“Biểu đồ này cho thấy sự phát triển của khoản đầu tư 1000 đô la vào Bitcoin và các khoản đầu tư truyền thống như chứng khoán, vàng, đô la.
Bất chấp mức độ biến động cao, Bitcoin vượt trội hơn nhiều so với tất cả chúng trong 10 năm gần đây”.
Động thái sụt giảm vào sáng sớm hôm qua trên thị trường Bitcoin xác nhận mối tương quan tiêu cực tức thì với đồng đô la Mỹ trong các khung thời gian ngắn.
Tuy nhiên, trên biểu đồ hàng tuần, hai tài sản tiếp tục có xu hướng nghịch đảo với nhau, nhắc nhở rằng Musk, có 1,3 tỷ đô la BTC trong thị trường 690 tỷ đô la, vẫn không liên quan so với những lo ngại kinh tế vĩ mô cấp bách hơn, bao gồm cả lạm phát.
Tương quan âm của Bitcoin và chỉ số đô la Mỹ kể từ tháng 3/2020 | Nguồn: TradingView
Elon Musk chỉ là một giai đoạn
Theo hồ sơ quý đầu tiên của công ty, Tesla tiếp tục vật lộn để tạo ra thu nhập từ doanh số bán xe điện. Trong số 594 triệu đô la mà họ báo cáo, chỉ chưa đầy 100 triệu đô la đến từ hoạt động kinh doanh thực tế. Mặt khác, phần còn lại là thông qua việc bán các khoản nắm giữ BTC có lãi (~272 triệu) và các khoản tín dụng theo quy định.
Nói tóm lại, trò chơi Bitcoin của Musk tương tự như trò chơi của một trader bán lẻ.
Doanh nhân tỷ phú cho đến nay vẫn coi tiền điện tử như một công cụ để bù đắp cho hoạt động kém hiệu quả của công ty mình.
Điều đó được chứng minh rõ ràng hơn thông qua động thái “quay lưng” của anh ấy về việc ngừng chấp nhận BTC làm phương thức thanh toán, tiếp theo là các dòng tweet có thể yêu cầu Tesla bán toàn bộ số Bitcoin đang nắm giữ và sau đó đăng tải meme chia tay. Thú vị hơn, trong cùng ngày, phương tiện truyền thông toàn cầu Reuters đã đưa tin doanh số bán xe Tesla tại Trung Quốc giảm 50% do vấn đề chất lượng.
Nhưng ảnh hưởng của Musk đối với thị trường Bitcoin đang giảm dần với mỗi tweet chống tiền điện tử, chứng tỏ quy mô tác động đến tiền điện tử đang giảm. Ví dụ: vào giữa tháng 5, cuộc tranh cãi của anh cùng những người ảnh hưởng trên Twitter đã làm sụp đổ tỷ giá BTC/USD từ mức cao là 58.000 đô la xuống thấp nhất là 30.000 đô la – giảm khoảng 42%. Nhưng ngay sau đó, cặp này đã lấy lại gần 30% khoản lỗ.
Trong khi đó, nến Elon Musk mới nhất cuối cùng chỉ xóa 3.500 đô la trong định giá Bitcoin, ghi nhận mức lỗ khoảng 9% trong ngày.
Một người dùng Twitter cho rằng:
“Việc quy trách nhiệm giảm giá lần này cho Elon là phủ nhận thực tế bứt phá không có khối lượng và không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự 39.500 đô la. Trước khi anh ấy tweet, giá đã giảm sau 3 lần cố gắng phá vỡ”.
Do vậy, Bitcoin tiếp tục giao dịch tăng trong dài hạn, được thúc đẩy cao hơn nhờ các chỉ số cơ bản chống đô la tương tự đã thu hút các công ty như Tesla đến với nó ngay từ đầu. Nhiều tín hiệu lạc quan hơn đối với tiền điện tử dự kiến sẽ đến từ gói chi tiêu chính phủ trị giá 6 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden, gây thêm áp lực giảm giá đối với đồng đô la Mỹ.
Nhà kinh tế Daniel Lacalle đã viết:
“Kế hoạch vay nợ khổng lồ của Biden và việc in tiền của Fed có thể thực sự làm tổn hại đến tình trạng dự trữ của đô la Mỹ”.
Hiện tại, tiền điện tử vẫn còn trong tình trạng lấp lửng về kỹ thuật, chờ đợi một động thái quyết định để bước ra khỏi phạm vi 32.000 – 40.000 đô la.
- IOTA, NEAR đòi lại các mức chính, COTI có theo sau?
- Nhu cầu đối với Bitcoin sẽ cao hơn khi giá tăng lên?
- Khi nào ảnh hưởng của Elon Musk đối với Bitcoin sẽ kết thúc?
Đình Đình
Theo Cointelegraph