Vào ngày 16/02, 6 dự án Blockchain lớn là OmiseGo, Cosmos, Golem, Maker và Raiden, đã thành công với các đợt ICO hàng trăm triệu đô la hồi năm ngoái, cùng với hãng đầu tư mạo hiểm Nhật Global Brain vừa mới lập nên Ethereum Community Fund (ECF), để cấp tiền cho các dự án và doanh nghiệp trong hệ sinh thái Ethereum.
ECF sẽ bắt đầu hoạt động với nguồn quỹ 100 triệu USD, huy động từ 6 dự án Blockchain trên. Một số thành viên của Ethereum Foundation bao gồm cả nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin theo kế hoạch sẽ được mời về làm cố vấn cho tổ chức này. Buterin trả lời với trang tin tức TechCrunch:
Ethereum đã phát triển vượt kỳ vọng của tôi trong mấy năm vừa qua, thế nhưng công việc thì rõ ràng vẫn chưa kết thúc. chuyển giao giá trị để đáp ứng đúng theo kỳ vọng trước đó chính là trọng tâm trong năm 2018; trong đó những nỗ lực như là ecf mà giúp thúc đẩy hệ sinh thái tiến lên sẽ khiến điều này trở thành hiện thực.
Mục tiêu cá nhân của Buterin là tài trợ cho các dự án mã nguồn mở
Vào tháng 09/2017, Buterin tiết lộ rằng lượng cổ phần của anh trong OmiseGo và Kyber Network sẽ được phân bổ về một quỹ tư nhân để tài trợ cho các dự án mã nguồn mở, phát triển các công nghệ tiến bộ như là giải pháp mở rộng quy mô cho mạng lưới Blockchain Ethereum.
Buterin đã nhấn mạnh rằng anh sẽ không làm cố vấn cho bất kì dự án nào ngoài OmiseGo và Kyber Network và tất cả những thứ anh nhận được từ hai dự án trên sẽ được sử dụng để cải thiện giao thức Ethereum. Vào thời điểm ấy, người sáng lập Ethereum cho biết:
tôi tuyên bố rằng 100% cổ phần omisego và kyber network của tôi hoặc sẽ được làm từ thiện, hoặc sẽ được cá nhân tôi cấp vốn cho các cơ sở hạ tầng lớp thứ hai (kênh giao dịch, ví đa chữ ký…) hoặc là sự kết hợp của cả hai.
Tuy nhiên, Buterin sẽ chỉ tài trợ cho các dự án nào mà hoàn toàn để mã nguồn của mình mở và không vì mục tiêu tài chính hay kiếm lời.
“Phải là 100% mã nguồn mở, không có kế hoạch kiếm tiền (kể cả từ token ICO), và phải có hữu ích,” Buterin viết, cho rằng các dự án mã nguồn mở, kể cả những cái tập trung mở rộng quy mô Ethereum, đang gặp khó trong việc kiếm nguồn tiền tài trợ.
“Các dự án cơ sở hạ tầng mã nguồn mở hiện tại đang gặp khó trong việc huy động vốn nếu như không làm ICO và có lộ trình với token; hy vọng tôi có thể giúp đỡ họ.”
Nhiều khả năng nguyên tắc chỉ cấp tiền cho các dự án mã nguồn mở của Buterin sẽ được mang vào áp dụng cho Ethereum Community Fund. TechCrunch báo cáo rằng các khoảng trợ cấp sẽ nằm trong khoảng từ $50,000 đến $500,000, và một số dự án sẽ nhận thêm tài trợ để hoàn tất quá trình phát triển trong dài hạn. Nếu đúng như vậy thì chỉ những dự án mã nguồn mở nào mà không vì lợi ích tài chính mới có thể trở thành đối tượng được cấp vốn của ECF.
Thiếu nhà phát triển làm việc trong mảng mở rộng quy mô
Trước đó, đồng sáng lập Augur Joey Krug công khai bày tỏ những nghi ngại của mình về việc thiếu nhà phát triển và các dự án mã nguồn mở về mở rộng quy mô mạng lưới Ethereum. Krug nói:
ethereum thật sự cần thêm nhà phát triển trong sharding, proof of stake và plasma, vì con số ở hiện tại là không đủ. nó cũng cần thuê thêm người để tổ chức quy củ các hoạt động, điển hình là giờ solidity mới được kiểm toán một cách toàn diện.
Nếu như không có các giải pháp mở rộng quy mô, mạng lưới Ethereum vẫn sẽ tiếp tục vật lộn khi mỗi ngày đều phải gồng mình xử lí đến hơn 1 triệu giao dịch. Đồng sáng lập Coinbase Fred Ehrsam cũng từng nhấn mạnh rằng mạng lưới Ethereum sẽ phải cải thiện mình gấp 100 lần để có thể hỗ trợ cho các ứng dụng phân quyền với hàng triệu người dùng.
Các giải pháp mở rộng quy mô cần phải bao quát đến cả những Dapp phổ biến
Trong vài tháng qua, sự xuất hiện của một loạt những ứng dụng phân quyền thành công như là CryptoKitties, CryptoKribs, Bancor và EtherCraft đã khiến Blockchain Ethereum thật sự phải vật lộn với các vấn đề về quy mô. Đơn giản là bởi những Dapp như CryptoKitties có thể dễ dàng làm tắc nghẽn trầm trọng mạng lưới do đó một giải pháp hiệu quả phải giải quyết được luôn cả bất cập này.
Sự phát triển của các phương án như là Sharding hay Plasma mà giúp gia tăng kích thước giao dịch có thể sẽ được tăng tốc nhờ nguồn tài trợ đến từ các tổ chức như ECF, và nhờ đó, Ethereum có thể tiến hoá thành một nền tảng tốt hơn cho các ứng dụng phân quyền.