Chuyên viên mật mã học Matt Blaze cuối cùng đã bán tên miền Crypto.com cho công ty startup tại Thụy Sỹ tên Monaco. Ông đăng ký sở hữu tên miền này vào năm 1993 giữa cơn sốt mã hóa của thế giới công nghệ. Monaco là nền tảng thanh toán tiền mật mã với sứ mệnh “đẩy nhanh quá trình thế giới chuyển đổi sang tiền mã hóa”.
Vì vậy, tên miền crypto.com bây giờ chỉ cryptocurrency – tiền mã hóa.
RIP “crypto” – RIP một thuật ngữ viết tắt tượng trưng cho toàn bộ lĩnh vực mật mã học đứng sau nhiều sản phẩm, không chỉ là Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin hoặc Zcash hay bất kỳ đồng coin nào ra đời trong 10 năm qua.
Việc bán crypto.com cho chúng ta thấy tiền bạc không phải là vấn đề vì nhiều năm qua chủ nhân của nó vẫn không chịu bán trước nhiều lời chào giá cao ngất. Người ta đoán rằng cái giá của tên miền crypto.com có thể lên đến 5 triệu – 10 triệu USD; tuy nhiên Monaco không tiết lộ giá mua thực tế.
Nhiều độc giả thường than phiền về việc sử dụng sai nghĩa của thuật ngữ “crypto” trên các báo. Sử dụng cụm “cryptocurrency” – tiền mã hóa là chính xác hơn nếu nội dung bài báo nói về loại tiền này. Nhưng thuật ngữ đó cũng không phù hợp với tiêu đề báo chí cho lắm. Từ “coin” lại quá chung chung trừ khi được nhắc trên tờ báo về giao dịch coin.
Thuật ngữ thay thế khác ví dụ như ‘cryptoc’ chẳng bao giờ được áp dụng. Vì vậy, từ “crypto” rồi sẽ hoàn toàn mang ý nghĩa tiền mã hóa khi người ta đã quá chú ý và ghi nhớ cái tên này.
Hóa ra sự thay đổi về ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến giá của Bitcoin.
Mặt khác, cơn sốt nào cũng sẽ đến lúc hạ nhiệt; và qua thời gian thì thuật ngữ “crypto” hoàn toàn có thể trở lại ý nghĩa đúng nhất chỉ “mật mã học” khi cơn sốt tiền mã hóa nguội dần.
Tuy vậy, một nickname có thể đeo bám một sự vật hiện tượng nào đó rất lâu, khiến người ta mù quáng không hiểu logic thực sự của cái tên đó.
Hoặc ít nhất thuật ngữ sẽ thay đổi nếu được sử dụng nhiều. Ví dụ: “telephone” -> “phone” -> “mobile phone” -> “mobile”.
Crypto(currency) cuối cùng có thể mất đi tiền tố ‘crypto’ nếu công nghệ tiền mã hóa trở nên phổ biến đến nỗi được xem như “currency” – tiền tệ nói chung và chiếm đoạt hoặc thay thế luôn ý nghĩa của từ “currency”.
Tất nhiên, cộng đồng mật mã học (cryptography) không hài lòng về sự chuyển đổi thuật ngữ như vậy.
Và họ cũng có lập luận của riêng mình, rằng nếu không có lĩnh vực mật mã học nền tảng thì sẽ không có cái gọi là tiền ‘crypto’…
Has anyone had a "Crypto means Cryptography" shirt printed yet?
If I had some printed would anyone else want one?
I think I need something to passive-aggressively wear around my WeWork space.
— Amie Stepanovich (@astepanovich) April 4, 2018
https://twitter.com/samim/status/1010286486602833920
https://twitter.com/supersat/status/950229348094697472
Một chuyên gia máy tính cho biết: “’Crypto’ có thể mang nghĩa chỉ việc mã hóa hoặc mật mã học nhưng không bao giờ chỉ tiền tệ mã hóa. “Encryption” – mã hóa chỉ là một ứng dụng của “cryptography” – mật mã học (xây dựng sơ đồ cho mã hóa và các ứng dụng tương tự), nó cùng với “cryptanalysis” – giải mã (cố gắng phá vỡ các sơ đồ ấy) tạo nên “cryptology” – ngành mật mã học”.
Cộng đồng mật mã học nguyên thủy chắc chắn sẽ không thỏa hiệp với sự thay đổi ý nghĩa thuật ngữ này. Tình huống này gây ra vài nhầm lẫn về thông tin.
Tháng trước, website của ông Blaze tuyên bố rõ ràng rằng: “Website này không giao dịch hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến tiền tệ mã hóa. Trên đây là nội dung về mật mã học, bảo mật máy tính – an ninh mạng và nghiên cứu chính sách công nghệ”. Website đăng tải thêm dòng từ chối trách nhiệm: “Cảnh báo: Nhiều đồng coin mã hóa là scam, và tôi thật lòng khuyên bạn không nên đầu tư”.
Giờ đây, khách truy cập vào crypto.com sẽ không còn thấy những dòng cảnh báo như vậy nữa. Nhưng họ không tìm đến địa chỉ trên để đọc lời khuyên và cũng không cần thông tin liên hệ của Blaze. Vì vậy, không thể đổ lỗi cho Blaze vì biết thuận theo thời thế.
Ai biết được cơn sốt tiền mã hóa năm 2018 sẽ như thế nào? Có lẽ nó sẽ không thể tái định hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội như nhiều lời hứa hẹn về tiền mật mã.
Ở mức độ khác, có lẽ từ “crypto” nên dùng để chỉ thứ gì đó liên quan đến mật mã chứ không nên có ý nghĩa cố định.
(One was soon enough made available)
— Jon Evans (@rezendi) July 6, 2018
Blaze viết vào năm 1996: “Công nghệ mã hóa là chìa khóa cho tương lai của cuộc cách mạng thông tin. Nó cho phép các doanh nghiệp và cá nhân giao tiếp an toàn với nhau trên mọi nền tảng liên lạc giá thấp mà không sợ bị nghe lén”.
Ít ra thì quan điểm ấy vẫn không thay đổi.
Theo TapchiBitcoin.vn/TechCrunch
Nghiên cứu của Đại học Cambridge: Suy đoán về cái chết của Bitcoin chỉ là “sự phóng đại”