Vào tuần trước, chia sẻ với Global Trade Review (GTR) trong cuộc phỏng vấn trên sân khấu tại Hội nghị thượng đỉnh Blockchain ở London, Marjan Delatinne cho biết Ripple và Swift không phải là đối thủ cạnh tranh, đúng hơn là “hỗ trợ nhau” để tăng trưởng.
Câu trả lời của Delatinne, vị lãnh đạo cấp cao Ngân hàng toàn cầu của Ripple, người cũng từng có thời gian làm việc với Swift, đã làm rõ trước các thắc mắc về việc có coi Ripple là đối thủ cạnh tranh với mạng thanh toán truyền thống, có tuổi đời hàng chục năm tuổi. Cụ thể:
“Về cơ bản, Ripple và Swift là khác nhau. Chúng tôi sẽ không thay thế Swift, vì Swift có giá trị riêng của mình và các ngân hàng có thể tận dụng lợi thế của hai sản phẩm này.”
Nói một chút về Delatinne, cô gia nhập công ty blockchain vào năm 2017, đã làm việc tại Swift được 10 năm, đảm nhiệm phụ trách mảng bán hàng dịch vụ Global Payments Innovation (GPI).
Dịch vụ GPI của Swift hướng đến việc không ngừng đổi mới trong việc cung cấp các giải pháp blockchain, trước bối cảnh gia tăng từ các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Sáng kiến này lần đầu công bố lần vào năm 2015 và chính thức hoạt động vào 2 năm sau đó, hứa hẹn thúc đẩy thời gian thanh toán nhanh hơn và khả năng theo dõi các khoản thanh toán.
Dựa trên số liệu của Swift, cứ trung bình một nửa số thanh toán GPI được ghi nhận, khách hàng thụ hưởng đều nhận được tiền sớm nhất trong vòng 30 phút và chậm nhất trong vòng 24 giờ – rõ ràng giải pháp Swift chứng tỏ tính hiệu quả hơn so với hệ thống cũ trước đây.
Trước đây, Ripple đã bỏ qua bản nâng cấp này vì cho rằng đây là “một cải tiến nhỏ” trên “nền tảng kiến trúc rất cũ”. Song, Delatinne đánh giá khách quan về Swift, cho rằng giải pháp GPI “mang lại giá trị” nhưng bản thân nó cũng gặp phải một số thách thức không thể xử lý được. Ngoài ra, Delatinne nói thêm:
“Swift hiện đang cải thiện đáng kể cách thức thanh toán diễn ra ở thời điểm hiện tại, nhưng chỉ dừng ở mức tin nhắn. Bạn có thể dễ dàng gửi tin nhắn cho một bên khác và tôi không xem đây là giải pháp, thực tế là giải pháp này có thể vừa gửi tin nhắn theo cách nhanh hơn và theo dõi nó liên tục. Đây là một sự cải tiến so với trước đây, điều có thể mất nhiều ngày.”
Swift được thành lập vào năm 1973 và tính đến nay có hơn 10.000 thành viên ngân hàng. Là một hệ thống nhắn tin, nó được sử dụng để gửi đơn đặt hàng thanh toán. Việc chuyển tiền thực tế thường được thực hiện từ một “tài khoản nostro” được tài trợ trước đó, mà ngân hàng có hợp đồng với ngân hàng đại lý địa phương.
Ripple đang cố gắng thay đổi cách tiến hành thanh toán xuyên biên giới này, sử dụng công nghệ blockchain và tiền điện tử. Sản phẩm gần đây nhất là xRapid, giúp các ngân hàng cung cấp thanh khoản theo yêu cầu ở nước ngoài khi tạo điều kiện thanh toán xuyên biên giới, mà không yêu cầu họ phải có quan hệ tương ứng. Để làm được điều này, hệ thống sử dụng XRP, 1 loại crypto được tạo bởi Ripple, chính là cầu nối giữa các loại tiền tệ.
Ví dụ: Một ngân hàng tại Mỹ với úng dụng xRapid, có thể quy đổi đô la Mỹ vào XRP thông qua một sàn giao dịch và gửi XRP tới một sàn giao dịch đặt tại Mexico. Sau đó, XRP tại đây được quy đổi thành đồng peso. Tất cả quá trình này diễn ra trong vài phút và với chi phí thấp hơn so với các phương thức truyền thống thường thấy, với các giao dịch chuyển tiền tương tự mất nhiều ngày, khách hàng phải chịu phí ngoại hối cao và phải yêu cầu các ngân hàng giữ vốn trong “tài khoản nostro”. Theo Del Delnene nhận định:
“Ngày nay, hàng nghìn tỷ đô la được các ngân hàng gắn trên các tài khoản tiền tài trợ trên toàn thế giới để đảm bảo rằng việc trao đổi giá trị trong hệ thống ngân hàng đại lý đang diễn ra. Nhưng điều này phải đánh đổi chi phí cao: vốn lưu động cho các doanh nghiệp sẽ bị “khóa tạm thời”. Với giải pháp xRapid hiện giúp người dùng có được khả năng thanh khoản nhanh và tối ưu chi phí thấp, mà không có nghĩa vụ phải ứng vốn trước cho ngân hàng.”
Vào tháng 10/2018, Ripple đã chính thức ra mắt xRapid, nền tảng thanh toán thời gian thực của Ripple, trên thị trường. Ước tính, xRapid hiện được hơn 20 tổ chức tài chính sử dụng. (So với khoảng 200 người dùng sản phẩm đầu tiên của họ, xCurrent. Trong khi, xCurrent chỉ dựa trên công nghệ blockchain khi chỉ là một hệ thống nhắn tin thanh toán, hệt như Swift).
Theo Delatine nhận định, bán một giải pháp dựa trên nền tảng crypto cho các ngân hàng không hẳn là thách thức. Cụ thể:
“Chúng tôi rõ ràng vẫn đang trong giai đoạn giáo dục. Khi nói chuyện với các ngân hàng, chúng tôi vẫn phải đảm bảo rằng họ hiểu việc sử dụng sản phẩm này không phải là giữ XRP trên bảng cân đối kế toán của họ. Điều đó rất quan trọng đối với các ngân hàng, bởi vì họ sẽ phải báo cáo với các cơ quan quản lý.”
Delatine nhấn mạnh rằng các tổ chức tài chính không nên nắm giữ XRP, mà chỉ sử dụng nó như một loại tiền tệ.
Delatinne cũng bình luận về thông báo của Facebook vào ngày 18/6 trong sự kiện ra mắt Libra, một loại crypto mới sẽ cho phép hàng tỷ người dùng thực hiện các giao dịch tài chính trên toàn cầu.
“Rõ ràng tôi thấy đó là một tin tuyệt khi mà một công ty như Facebook bước vào lĩnh vực thú vị này, hệt như JP Morgan đã làm cách đây vài tháng trước. Tất cả những điều này mang lại sự tin cậy nhiều hơn cho cộng đồng này. Vì vậy, càng nhiều thương hiệu nổi tiếng tham gia càng giúp crypto đón nhận tín hiệu tốt. Với chúng tôi, đây là sự chứng minh cho những gì chúng tôi đã nói trong bảy năm qua.”
Cô nhấn mạnh rằng mô hình kinh doanh Facebook khác với mô hình của Ripple, cụ thể:
“Những gì chúng ta thấy là cách tiếp cận của họ không nhất thiết là họ sẽ làm việc với bên hệ thống tài chính – họ muốn biến đổi hoàn toàn nó và mang lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho khách hàng. Về cơ bản, hướng tiếp cận của chúng tôi là khác nhau: chúng tôi không những đang làm việc với hệ thống mà còn sẵn lòng làm việc với các ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và cơ quan quản lý.”
Hòa Phạm
Tạp chí Bitcoin | Gtreview