Dưới đây là những gì Sam Bankman Fried (SBF) đã nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại sau khi FTX nộp đơn xin phá sản.
Sam Bankman-Fried – Cựu CEO FTX
Vào thứ 3, cuộc phỏng vấn dài đầu tiên của Sam Bankman-Fried (SBF) kể từ khi FTX phá sản đã được nhà báo công dân Tiffany Fong đăng lên YouTube.
Vào ngày 16/11, cựu CEO đã đưa ra quan điểm về một số tuyên bố liên quan đến anh kể từ khi phá sản và tình trạng của các khách hàng FTX.US. Anh cũng nhắc đến FTT, token gốc của sàn giao dịch mà anh vẫn cho là có nhiều giá trị nội tại hơn hầu hết các loại tiền điện tử khác.
Điều gì đã khiến FTX và FTT sụp đổ?
Mở đầu, Fong đặt câu hỏi cho SBF về những tuyên bố trước đó rằng anh đã thay đổi hồ sơ tài chính của FTX thông qua “cửa sau” cho phép thực thi các lệnh mà không cần thông báo cho người khác. Tuyên bố này đã được Reuters lặp đi lặp lại nhiều lần trong những ngày sau khi FTX mất khả năng thanh toán, đồng thời bổ sung rằng cửa sau đã được sử dụng để chuyển tiền của khách hàng đến bàn giao dịch chị em của FTX, Alameda Research.
Đáp lại, cựu CEO cho biết:
“Tôi chắc chắn không xây dựng cửa sau trong hệ thống. Tôi không biết chính xác họ đang đề cập đến điều gì”.
Cụ thể, Reuters tuyên bố vào ngày 15/11 rằng cửa sau được Gary Wang – trưởng bộ phận kỹ thuật của FTX xây dựng. Chỉ có Wang, SBF và nhóm thân cận nhất của anh được biết về quá trình di chuyển các quỹ.
Về FTT, SBF khẳng định không tin token của sàn giao dịch là vô giá trị.
“Tôi nghĩ giá trị của nó gắn liền với mặt kinh tế hơn so với giá trị trung bình mà token có do cơ chết mua + đốt FTT, chiết khấu phí và dòng tiền”.
FTT bắt đầu tháng 11 ở mức hơn 20 đô la nhưng hiện giao dịch chỉ khoảng 1,33 đô la vào thời điểm viết bài. Giá lao dốc nhanh chóng khi CEO Binance Changpeng Zhao đe dọa bán 500 triệu đô la FTT trên thị trường mở.
SBF bác bỏ tuyên bố token bị sập do lệnh gọi margin (ký quỹ) tại Alameda và FTX (trong đó FTT được sử dụng làm tài sản thế chấp) hoặc do tài sản kém thanh khoản. Thay vào đó, anh khẳng định chỉ đơn giản là mất niềm tin vào sàn giao dịch đã dẫn đến đợt bán tháo ồ ạt làm giảm giá.
“Đây là phản ứng đối với những tin tức xoay quanh FTX và Alameda cũng như khả năng thanh toán của chúng tôi”, anh kết luận.
Những lo ngại xung quanh khả năng thanh toán của Alameda và FTX bắt đầu lan truyền sau khi bảng cân đối kế toán của Alameda bị rò rỉ vào ngày 2/11. Cụ thể, Alameda đã tiếp xúc quá nhiều với FTT, nắm giữ một nửa số token đang tồn tại.
Hối tiếc về vụ phá sản của FTX.US
Khi FTX nộp đơn bảo hộ phá sản vào ngày 11/11, nó đã kéo theo hàng trăm công ty liên kết, bao gồm cả Alameda Research và FTX.US.
Chỉ 1 ngày trước đó, Bankman-Fried khăng khăng tài sản tại FTX.US “không bị ảnh hưởng về mặt tài chính” do vụ sụp đổ, khiến nhiều người bối rối và tức giận với anh vào ngày hôm sau.
Cựu tỷ phú nói với Wong rằng anh đã bị ép buộc phải viết đơn cho FTX.US và khách hàng của chi nhánh Mỹ vẫn được hỗ trợ đầy đủ đối với tài sản của họ. Như vậy, họ có thể mong đợi phục hồi tốt sau khi phá sản – không giống như sàn giao dịch quốc tế.
“FTX.US có khả năng thanh toán khủng khiếp đến mức hoàn toàn có thể ném 250 triệu đô la vào bờ vực phá sản và nền tảng vẫn có khả năng thanh toán khoảng hơn 500 triệu đô la”.
FTX.US đã ngừng xử lý lệnh rút tiền của khách hàng on-chain kể từ ngày 11/11.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi kênh Tiktok của Tạp Chí Bitcoin tại đây: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Bất chấp cột mốc mới nhất của Ethereum, nhà đầu tư có thể thất vọng vì…
- Token FTT vẫn giao dịch trên $1 dù có 2 thực thể nắm giữ 73% tổng cung
- Genesis đã nhận được hơn 1 tỷ đô la giá trị FTT từ Alameda và FTX trong 3 tháng qua
Đình Đình
Theo Cryptopotato