Gã khổng lồ game Trung Quốc Tencent mới đây đã cho ra mắt một trò chơi thực tế ảo (AR) có tên Let’s Hunt Monsters, về cơ bản là một tựa game hợp nhất các khái niệm cơ bản trong cả CryptoKitties và Pokémon Go. Chỉ vài ngày sau khi ra mắt, nó đã trở thành trò chơi di động số một của Trung Quốc trên cửa hàng ứng dụng iOS.
Theo South China Morning Post, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã ra mắt trò chơi thực tế ảo (AR) vào thứ năm tuần trước (11 tháng 4). Nó cho phép người dùng bắt hàng trăm quái vật ảo trong khi bay trên đường phố và giao dịch mèo con dựa trên blockchain thông qua một chức năng riêng biệt.
Điều này có nghĩa là Let’s Hunt Monsters về cơ bản kết hợp cả Pokémon Go và CryptoKitties vào chỉ một trò chơi. Trung Quốc thực chất không có phổ biến các trò chơi này, trong khi chúng thành công đáng kinh ngạc ở Phương Tây và Nhật Bản.
Pokémon Go là tựa game di động, có tổng doanh thu ước tính 2,5 tỷ đô la, phụ thuộc vào Google Maps cho lối chơi dựa trên vị trí của nó. Thế nhưng , Google Maps bị cấm ở Trung Quốc. CryptoKitties, mặt khác, phụ thuộc vào Ethereum, loại tiền được sử dụng để mua và bán mèo kỹ thuật số. Trung Quốc cũng cấm mua bán cryptocurrency . Hai điều này vô hình chung ngăn cản chúng phát triển tại quốc gia đông dân nhất thế giới . Thế nhưng, game mới của Tencent là sự sao chép những điều hay nhất của 2 trò chơi này và loại bỏ 2 yếu tố cản trở này trên tựa game của mình.
Sự khác biệt giữa blockchain và cryptocurrency với cách nhìn của Trung Quốc
Trở lại năm 2017, Trung Quốc đã cấm giao dịch tiền điện tử và mặc dù các tòa án sau đó đã tiết lộ về tiền điện tử nên được pháp luật bảo vệ như tài sản. Lệnh cấm khiến tiền điện tử khó truy cập trong nước, khiến việc sử dụng các ứng dụng như CryptoKitties trở nên khó khăn.
Tuy nhiên , khác với cách nhìn nhận về cryptocurrency, Chính phủ Trung Quốc lại cực kì chăm chú phát triển công nghệ blockchain, cho rằng đây là một phần của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Theo báo cáo của Blockdata, Trung Quốc xếp thứ 1 với nhiều dự án blockchain nhất (263), chiếm 25% tổng số các dự án trên toàn cầu. Trung Quốc cũng xếp hạng 1 về số lượng hồ sơ bằng sáng chế (225) trong năm 2018, theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization). Hoa Kỳ đứng thứ 2 về số lượng hồ sơ bằng sáng chế.
Ba gã khổng lồ internet Trung Quốc là Alibaba, Tencent và Yahoo đang điều hành các dự án blockchain của riêng họ. Alibaba đứng thứ 1 trong Top 100 Xếp hạng bằng sáng chế doanh nghiệp Blockchain với hơn 90 bằng sáng chế liên quan đến blockchain.
Tencent thành công lớn với Let’s Hunt Monsters
Trong khi các công ty game khác nhau đã cố gắng tạo ra các sản phẩm tương đương của cả hai trò chơi ở Trung Quốc, thì không có game nào cất cánh như bản mash-up của Tencent, theo SCMP. Trò chơi nhanh chóng trở thành trò chơi miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên kho ứng dụng iOS, đánh bại các tựa game như PUBG Mobile và Honor of Kings. Thế nhưng, cũng không thể không tính tới hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ của Tencent . Đây cũng là công ty chủ sở hữu của Wechat, siêu ứng dụng 1 tỷ người dùng.
Trong trò chơi, người chơi cũng có thể đập bóng vào quái vật trên màn hình để bắt chúng và có thể triệu tập mèo kỹ thuật số để giao dịch chúng thông qua nền tảng blockchain Tencent. Họ đã đổi lấy các khoản tín dụng trong trò chơi, tuy nhiên, không phải bằng tiền thật.
Gã khổng lồ chơi game Trung Quốc đã có được giấy phép kiếm tiền từ Let’s Hunt Monsters thông qua các giao dịch mua bán vật phẩm trong trò chơi. Một nguồn doanh thu khác cho nó dựa trên các chiến dịch marketing từ các cửa hàng bán lẻ giảm giá cho những người chơi khám phá khu vực của họ , đây cũng là một hình thức quảng cáo tự nhiên được các cửa hàng nhỏ thích thú.
- Chính sách mới của Trung Quốc không đồng nghĩa với lệnh cấm khai thác Bitcoin – Đây là lý do tại sao
Thạch Sanh
Theo Tapchibitcoin/Cryptoglobe