Từ ngày 22/4 đến ngày 29/4, các chỉ số cơ bản về giá Bitcoin đã ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất kể từ ngày 13/3. Cụ thể, Bitcoin tăng 23.63%, với vốn hóa thị trường tăng 17.5%.
Trên thực tế, các chỉ số cơ bản on-chain cũng có giai đoạn sôi động với mức tăng trưởng 32.47% về khối lượng giao dịch và tăng 6.6% về số lượng địa chỉ hoạt động.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất hàng tuần của Arcane Research, số dư Bitcoin do các sàn giao dịch nắm giữ lại không mấy khả quan.
📈The Weekly Update – Week 18📈
Another week with several interesting topics to cover! Read a brief summary here: https://t.co/pmsce2fWaT
👇Here are some of the highlights!👇 (1/7)
— Arcane Research (@ArcaneResearch) May 1, 2020
“Cập nhật hàng tuần – tuần 18
Một tuần nữa với nhiều chủ đề thú vị! Đọc bản tóm tắt ngắn gọn ở đây: https://theweeklyupdate.substack.com/p/the-weekly-update-week-18-d72
Bao gồm nhiều điểm đáng chú ý!”
Theo biểu đồ đính kèm, các địa chỉ sàn giao dịch Bitcoin đã mất hơn 10% tổng số tích lũy BTC sau sự cố và con số này vẫn chưa được cải thiện trên các biểu đồ. Arcane Research tiếp tục nêu bật một vài khả năng có thể dẫn đến kịch bản hiện tại, bao gồm số lượng hodler ngày càng tăng và sự thiếu tin tưởng vào các sàn giao dịch có uy tín.
Câu chuyện về hodler chắc chắn đã được cải thiện
Sau vụ sụp đổ của thị trường truyền thống vào tháng 3, nhiều người đã bán Bitcoin lấy tiền mặt để có vốn thanh khoản trong giai đoạn COVID-19. Với tâm lý thị trường được cải thiện trong vài tuần qua, các trader và nhà đầu tư chắc chắn đã quay trở lại không gian, nhưng có xu hướng HODL BTC vào lúc này.
Nguồn: charts.woobull.com
Biểu đồ đính kèm cho thấy sự thay đổi đáng kể về khả năng HODL của các địa chỉ BTC trong 1 ngày (đường màu xanh), 1 tuần (đường màu hồng) và 1 tháng. Sự thay đổi là dấu hiệu cho thấy số lượng địa chỉ hodling trong tháng qua đã tăng lên trong không gian.
Mất niềm tin vào sàn giao dịch và các cuộc tấn công gần đây
Không tin tưởng vào các sàn giao dịch là một dấu hiệu đầu cơ, nhưng có thể có nguyên nhân khác. Mọi chuyện được châm ngòi từ cuộc tấn công DDOS bị cáo buộc có chủ ý của BitMEX, khiến trader không thể giao dịch trên sàn. Nhiều người đổ lỗi cho BitMEX về việc Bitcoin giảm giá và cho rằng sự cố một phần hoặc trở nên trầm trọng hơn do cách xử lý của sàn giao dịch đối với tất cả các vị trí đã thanh lý.
Tuy nhiên, tâm lý đó không được bảo vệ khi giá đã phục hồi sau khi BitMEX ngừng hoạt động.
Ngoài ra, các tấn công liên quan đến tiền điện tử đã gây ảnh hưởng cho uy tín của những người xử lý tài sản kỹ thuật số.
Binance là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới, đã bị tấn công DDOS vài ngày trước và mặc dù không có khoản tiền nào bị mất nhưng đó là dấu hiệu cho thấy các sàn và tổ chức bên thứ ba này là mục tiêu của thế lực xấu.
Giao thức dForce của Defi đã mất 25 triệu tiền điện tử, trong đó mặc dù BTC được custody không bị tổn hại hoặc bị đánh cắp nhưng nó sẽ là bằng chứng khiến mọi người mất niềm tin.
Mặc dù những giả định này không thể được coi là lý do chính gây giảm số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch, nhưng chắc chắn nó có vai trò trong đó.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Kháng cự $9500 của Bitcoin khiến cho cuộc biểu tình halving “chết từ trong trứng nước”
- Sell Wall Bitcoin trị giá 8 triệu đô la sẽ ngán đường bất kỳ xu hướng tăng ngắn hạn nào