Sonic, mạng Solana layer 2 tập trung vào chơi game, đã huy động được 12 triệu đô la trong vòng tài trợ Series A do Bitkraft Ventures dẫn đầu, với sự tham gia của Galaxy Interactive, Big Brain Holdings và những người khác.
Nhà sáng lập và CEO Sonic, Chris Zhu, nói rằng dự án đã bắt đầu gây quỹ cho vòng này vào tháng 4 và kết thúc vào đầu tháng 6. Vòng này được cấu trúc dưới dạng vốn chủ sở hữu với các chứng quyền bằng token và đưa mức định giá pha loãng hoàn toàn của Sonic lên 100 triệu đô la.
Là một phần của thỏa thuận, Bitkraft tham gia hội đồng quản trị của Sonic. Vòng Series A nâng tổng số tiền tài trợ của Sonic lên 16 triệu đô la, trước đó đã huy động được 4 triệu đô la trong vòng hạt giống vào năm 2022.
Sonic là gì?
Sonic là mạng Solana layer 2 tập trung vào game do Mirror World Labs (MWL – một pháp nhân của Sonic) phát triển. MWL đã xây dựng công nghệ độc quyền HyperGrid Framework, cho phép mở rộng quy mô theo chiều ngang thông qua các rollup trên Solana và Sonic đang được xây dựng bằng công nghệ đó.
“Sonic cung cấp trải nghiệm game on-chain cực kỳ nhanh, dựa trên Solana Virtual Machine (SVM), với chi phí tối thiểu”, Zhu nói và cho biết thêm rằng các nhà phát triển có thể “triển khai liền mạch dApp (ứng dụng phi tập trung) từ các chain Máy ảo Ethereum (EVM) tới Solana thông qua trình thông dịch của HyperGrid”.
Justin Swart, Giám đốc của Bitkraft Ventures, cho biết trong một tuyên bố rằng anh kỳ vọng Sonic SVM sẽ trở thành “điểm đến phù hợp cho bất kỳ studio game nào muốn xây dựng trò chơi trong hệ sinh thái Solana”.
Theo Zhu, bản thân Sonic bắt đầu là một game di động. Dự án sau đó nhận ra rằng còn thiếu cơ sở hạ tầng chơi game. Ví dụ, các ứng dụng như game gặp khó khăn trong việc nội hóa giá trị trên layer Solana dùng chung, không được thiết kế chỉ dành cho một ứng dụng. Zhu nói thêm rằng các ứng dụng cụ thể có thể yêu cầu các tính năng tùy chỉnh như quyền riêng tư, thanh toán tức thời, quy tắc chuyển tài sản và tuân thủ – những tính năng này không được hỗ trợ.
Zhu cho biết game Sonic vẫn tồn tại và được sử dụng làm bản demo cho tài liệu kỹ thuật. Dự án cũng đã xây dựng một ứng dụng phi tập trung có tên World Store, là công cụ tổng hợp tài sản được thiết kế để hỗ trợ các studio game trong việc phân phối và thanh toán tài sản. Mạng layer 2 là công cụ cuối cùng của Sonic để tăng cường chấp nhận game trên Solana.
Theo Zhu, đối thủ cạnh tranh gần nhất của Sonic là Eclipse, mặc dù họ đang xây dựng SVM Layer 2 trên Ethereum. Zhu nói thêm, Ronin Chain và Redstone Network cũng có thể được coi là đối thủ cạnh tranh của Sonic.
Ra mắt mainnet và token Sonic
Zhu cho biết Sonic hiện đang có mặt trên devnet, nơi nhóm 5 studio game đầu tiên đang xây dựng bằng công nghệ của họ. Chiến dịch testnet được khuyến khích có tên “Odyssey” sẽ ra mắt vào cuối tuần này, cho phép người dùng gửi giao dịch, chơi các game khởi chạy trên Sonic và kiếm “nhẫn” cho các hoạt động on-chain của họ. Zhu nói thêm rằng những chiếc nhẫn giống như point (điểm), sẽ không được chuyển đổi trực tiếp thành token của Sonic, nhưng những người đóng góp sẽ được thưởng theo một cách nào đó.
Zhu tiết lộ mainnet và token của Sonic dự kiến sẽ ra mắt vào quý 3 năm nay.
Để đạt được mục tiêu đó, Sonic đang tìm cách mở rộng team phát triển cốt lõi, team phát triển và quan hệ game cũng như team marketing trên toàn cầu,. Số lượng nhân viên hiện tại của Sonic là 20 người và team nòng cốt của họ ở New York.
Sonic cũng có các chương trình tài trợ và tăng tốc dành cho nhà phát triển game tích hợp trên nền tảng của mình. Quy mô của chương trình tài trợ là 20 triệu đô la và bao gồm hỗn hợp các khoản tài trợ token, giao dịch swap token và stablecoin hoặc fiat.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- XRP, LINK, ETH nổi bật so với BTC trong khi DOGE, SOL và BCH gặp khó khăn
- Fantom ra mắt Sonic Foundation cho Sonic Chain mới
- Fantom hứa hẹn airdrop với sự ra mắt của Sonic
Đình Đình
Theo The Block