Trang chủ Tạp chí Tin tức Altcoin Solana và Ethereum: Cuộc chiến giành quyền thống trị layer 1

Solana và Ethereum: Cuộc chiến giành quyền thống trị layer 1

Trận chiến của các chuỗi layer 1 diễn ra từ năm 2020, vào giữa Mùa hè DeFi. Trước đợt tăng giá năm 2021, xét về các chuỗi layer 1, Ethereum chắc chắn là gã khổng lồ của lĩnh vực tài chính phi tập trung. Theo đó, blockchain này có lợi thế người đi trước.

Nhưng không có gì là bất biến theo thời gian.

Việc trở thành nền tảng đi đầu không phải lúc nào cũng là tốt. Kiến ​​trúc của Ethereum đã trở nên tồi tệ khi hàng nghìn ứng dụng phi tập trung (dApp) được xây dựng trên nó. Trong whitepaper (sách trắng) của Ethereum, Vitalik đã chỉ ra bộ ba bất khả tri blockchain. Về bản chất, một blockchain có thể có tốc độ, khả năng mở rộng và bảo mật, nhưng không phải cả ba cùng một lúc. Đây là vấn đề mà chúng ta đang cố gắng giải quyết với tất cả các blockchain layer 1 khác nhau.

Một trong những ứng cử viên được đánh giá cao nhất trong số đó có lẽ là Solana. Chắc chắn, Solana là một blockchain mới. Nhưng mặc dù chỉ mới đi vào hoạt đông không lâu, nó đã thu hút đám đông những người muốn làm giàu nhanh chóng và cả những nhà đầu tư thích VC theo dõi tiền thông minh. Tuy nhiên, thay vì quan sát chuyển động giá, chúng ta nên xem xét chuyên sâu và cố gắng xác định blockchain nào tốt hơn.

Solana và Ethereum

Mới hơn không phải lúc nào cũng có nghĩa là tốt hơn. Trên thực tế, sự trưởng thành của Ethereum có nghĩa là đã có thời gian để tồn tại với hàng nghìn dApp. Nhiều dApp này cũng đã truyền cảm hứng cho các dự án tương tự trên các chuỗi khác.

Cơ chế đồng thuận

Các cơ chế đồng thuận cho Solana và Ethereum không thể khác hơn được nữa. Bitcoin và Ethereum đều sử dụng Proof-of-Work (PoW). Điều đó là tốt cho một mạng giao dịch như Bitcoin, nhưng Ethereum thì không.

Đồng thuận Proof-of-Work của Ethereum dựa trên mô hình đấu giá, vì vậy người dùng cạnh tranh bằng cách đặt giá để đưa giao dịch của họ vào khối tiếp theo. Trong thời gian mạng bị tắc nghẽn, bạn có thể tưởng tượng ra các kịch bản đặt giá cao ngất ngưỡng mà mô hình này có thể tạo ra. Phí gas điên cuồng trên Ethereum sẽ kìm hãm khối lượng giao dịch. Một bất cập to lớn khác của PoW là hoạt động khai thác sử dụng nhiều năng lượng. Đó là lý do tại sao mạng sẽ chuyển đổi sang đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) trong vài tháng tới, tạo ra phiên bản ETH 2.0.

Tại sao PoS được cho là tốt hơn PoW? Đầu tiên, PoS tiêu tốn ít năng lượng hơn. Cụ thể, thay vì chạy thiết bị phần cứng chuyên dụng, trình xác thực cho đồng thuận PoS cần phải có số lượng token gốc tối thiểu nhất định được stake trong chuỗi. Số lượng ETH đã stake trong mạng đảm bảo bạn sẽ không hành động đi ngược lại lợi ích của chính mình. Bơi vì bạn sẽ không hành động như một tác nhân độc hại để xâm phạm cùng một mạng mà bạn đã đầu tư vào. Đổi lại, bạn được thưởng vì đã giúp bảo mật mạng.

Với những ưu điểm đó, Solana sử dụng PoS ngay từ đầu và kết hợp với cơ chế sáng tạo Proof-of-History (PoH). Bài viết sẽ tìm hiểu thêm về PoH ở phần thảo luận về khả năng mở rộng. Hiện tại, cả SOL và ETH đều có thể được stake trên các mạng tương ứng của chúng. Nhưng đối với Solana, việc kết hợp hai cơ chế đồng thuận làm cho mạng hoạt động rất hiệu quả. Vậy, điều này có nghĩa là gì khi người dùng giao dịch trên blockchain? Nó giống như sự phát triển của tương lai: Nhanh chóng và thậm chí không làm người dùng mệt mỏi về vấn đề chi phí giao dịch. Phí giao dịch trên Solana chỉ bé bằng hạt đậu.

Thời gian ngừng hoạt động

Về sự cố ngừng hoạt động, Ethereum được hưởng lợi từ việc trở thành blockchain OG (ban đầu) vì cũng từng có rất nhiều khúc mắc kỹ thuật trong những ngày đầu nhưng đã được giải quyết. Mặc dù mạng đôi khi bị tắc nghẽn, nhưng chưa bao giờ ngừng hoạt động, nhờ được phân cấp hơn đáng kể so với hầu hết các chuỗi. Trên thực tế, đó là một phần lý do khiến Ethereum gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô. Dự án vẫn muốn một người dùng tiền điện tử điển hình có thể chạy một node Ethereum trên phần cứng bình thường. Vitalik đã chỉ ra rõ ràng những hạn chế của mạng layer 1 trong whitepaper Ethereum.

Mặt khác, Solana vẫn đang loay hoay với rất nhiều vấn đề mà chưa tìm được lối ra. Cho đến nay, chuỗi đã gặp sự cố ngừng hoạt động vài lần kể từ khi ra mắt. Vì vậy, cần phải xem xét kỹ hơn một chút về những sự cố này.

Tất cả các lần ngừng hoạt động dường như là do Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS) gây ra. Cuộc tấn công DDOS xảy ra khi tác nhân độc hại tấn công mạng với mục đích áp đảo nó. Trong hai trường hợp, kẻ tấn công dường như đã cố tình nhắm mục tiêu vào mạng. Kết quả là Solana ngừng hoạt động trong vài giờ, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư.

Măt khác, cũng có lần ngừng hoạt động khác không phải do bị tấn công trực tiếp. Thay vào đó, trong một đợt Initial DEX Offering, một loạt các bot dường như đã làm quá tải mạng. Theo báo cáo, mạng đã đạt đỉnh 400.000 giao dịch mỗi giây (TPS) vào thời điểm xảy ra sự cố. Chắc chắn sự cố đã dấy lên một vài hồi chuông cảnh báo và tất cả các tin tức đều chỉa mũi nhọn vào sự cố cả Solana. Trong khi đó, nhiều người cho rằng các bài báo lẽ ra phải nhấn mạnh thực tế Solana có thể xử lý tới 400.000 TPS.

Tốc độ giao dịch

Khi nói đến tốc độ giao dịch, Solana chiếm ưu thế. Trên thực tế, Solana là một trong những blockchain nhanh nhất trong việc xử lý các giao dịch. Điều này rõ ràng liên quan đến kiến ​​trúc mạng. Trong khi Ethereum ưu tiên phân quyền, Solana tập trung vào thông lượng.

Hiện tại, Ethereum có thể đảm đương 30 TPS. So sánh với Solana, mạng có thể xử lý hơn 50.000 TPS mà không bị đe dọa sụp đổ do quá tải. Visa xử lý 65.000 TPS, vì vậy các con số đang trở nên có thể so sánh. Bạn cảm thấy điều này không có gì ấn tượng? Hãy suy nghĩ về thời gian. Visa hoạt động trong nhiều thập kỷ. Ngược lại, blockchain là một công nghệ mới ra đời.

Và mọi thứ chỉ mới bắt đầu nóng lên.

Cuối cùng, bạn nghĩ những con số này có ấn tượng không? Sau đó, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi Ethereum thông báo có thể xử lý 100.000 TPS sau Merge? Tuyệt vời. Ethereum chỉ mới xuất hiện được khoảng một vài năm. Nó thực sự phi tập trung và mạng tuyên bố sẽ có thể xử lý hơn Visa hàng chục nghìn giao dịch mỗi giây? (Visa là tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất trên thế giới!)

Ngôn ngữ lập trình

Các ngôn ngữ lập trình chính được sử dụng để phát triển trên Solana là Rust C và C++. Ngược lại, Solidity là ngôn ngữ lập trình chính cho blockchain Ethereum. Vậy, Solidity và Rust khác nhau như thế nào?

Thứ nhất, Ethereum là nền tảng blockchain phổ biến nhất cho DeFi và NFT. Nhiều dApp DeFi được xây dựng trên Ethereum trước tiên (tức là với Solidity). Do sự phổ biến của Ethereum, nhiều blockchain layer 1 khác muốn mô phỏng sự thành công này bằng cách cho phép các nhà phát triển chỉ cần chuyển các hợp đồng thông minh dựa trên Solidity của họ. Cụ thể, có một số blockchain tương thích với Ethereum Virtual Machine (EVM), hoạt động với code Solidity. Ví dụ như các chuỗi phổ biến Fantom Opera, Avalanche Contract Chain (C-Chain) và BNB Chain. Vì vậy, nếu bạn muốn thử học ngôn ngữ hợp đồng thông minh, Solidity là một lựa chọn chắc chắn. Nếu bạn đã quen thuộc với các ngôn ngữ web như Javascript, bạn sẽ không mất nhiều thời gian với Solidity.

Hãy so sánh điều này với Rust, hiện có ít ứng dụng dành riêng cho blockchain hơn. Tuy nhiên, có một số điểm chính phù hợp với Rust:

1. Nó không phải là một ngôn ngữ giới hạn cho các hợp đồng thông minh. Rust được sử dụng trong nhiều ứng dụng off-chain, bao gồm cả tài chính. Có nhiều nhà phát triển Rust trên thế giới hơn các nhà phát triển Solidity.

2. Rust ngày càng phổ biến. Nó hiện đang được các chuỗi layer 1 mới sử dụng, đạt được rất nhiều động lực nhanh chóng trong thời gian gần đây. Ngoài Solana, còn có NEAR và Terra.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để học Rust. Điều này là do trước tiên bạn phải làm quen với cú pháp Rust (Cú pháp của solidity ở mức siêu cơ bản).

Khả năng mở rộng

Khi nói đến khả năng mở rộng, vấn đề chính với Ethereum là PoW cần thời gian và năng lượng để xác minh. Cụ thể, tất cả các node được yêu cầu đồng thuận để xác minh trạng thái hiện tại của blockchain. Ngược lại, Solana là một chuỗi không trạng thái.

Solana có thể trở thành mạng không trạng thái nhờ đồng thuận PoH. PoH liên quan đến việc đánh dấu thời gian của các giao dịch, đảm bảo giao dịch được xác minh theo tuần tự. Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng theo trình tự? Bạn có thể bỏ qua xác minh đồng thuận về trạng thái hiện tại. Hơn nữa, bạn cũng có thể loại bỏ mempool. Đó là tên của không gian lưu trú tạm thời cho các khối đang chờ xác thực.

Loại bỏ các chức năng này cho phép Solana mở rộng quy mô nhẹ nhàng và dễ dàng hơn nhiều. Solana cũng không cần bất kỳ giải pháp layer 2 nào. Tuy nhiên, nó có một lỗ hổng lớn.

Số lượng node ít hơn có nghĩa là Solana tập trung hơn so với Ethereum. Tốt nhất hãy nghĩ về phân quyền trên quy mô lớn. Không phải mọi sự phân quyền đều tốt và không phải mọi sự tập trung đều xấu. Chúng có các trường hợp sử dụng cụ thể cũng như sự đánh đổi. Một thách thức khác với khả năng mở rộng của Ethereum là dưới hình thức TVL (tổng giá trị bị hóa). Chắc chắn rồi, khi nói đến vốn hóa thị trường, Ethereum chiến thắng rõ ràng.

Nhưng liệu điều này có còn đúng trong tương lai?

Các chuỗi layer 1 khác đã và đang giành giật thị phần của Ethereum. Đó là lý do tại sao The Merge sẽ khiến mọi thứ trở nên thú vị. Một mối quan ngại khác, nghiêm trọng hơn vào lúc này là liệu các giải pháp layer 2 như Polygon có bắt đầu chiếm lấy TVL của layer cơ sở Ethereum hay không.

Kết luận

Solana và Ethereum là hai chuỗi chính cần chú ý vào lúc này. Mặc dù Solana có tốc độ cao hơn, nhưng đôi khi nó vẫn bị các vấn đề về sự cố ngừng hoạt động của mạng cản trở. Mặt khác, Ethereum đã tồn tại được một thời gian, nhưng đang bắt đầu trở nên “lão hóa”. Tuy nhiên, mọi con mắt đang đổ dồn vào The Merge và liệu nó có thể hiện đại hóa và mở rộng thành công hay không?

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Minh Anh

Theo Coingecko

MỚI CẬP NHẬT

Joe Lubin: Các nhà phát hành Ethereum ETF mong đợi staking sẽ sớm được...

Các nhà phát hành quỹ hoán đổi danh mục Ethereum (ETF) hy vọng rằng các quỹ cung cấp dịch vụ staking có thể "sớm"...

Giá TORN tăng 175% sau khi Tòa án Hoa Kỳ lật ngược lệnh trừng...

Tòa án Quận phía Tây Texas đã ra lệnh đảo ngược quyết định trước đó ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với...

Thợ đào Bitcoin chứng kiến biên lợi nhuận gấp 3 lần mặc dù độ...

Các thợ đào Bitcoin đang ghi nhận mức lợi nhuận tăng gấp ba lần, bất chấp độ khó khai thác ngày càng gia tăng. Mô...

Vụ lừa đảo “ví XRP của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ” lan truyền trên...

Một vụ lừa đảo trên mạng xã hội gần đây đã gây xôn xao cộng đồng crypto, khi những cá nhân có trụ sở...

Tin vắn Crypto 22/01: Nhiệm kỳ tổng thống của Trump là “bình minh” đối...

Từ nhận định nhiệm kỳ tổng thống của Trump là "bình minh" đối với Bitcoin đến World Liberty đã chi 2,65 triệu USD để...

BNB Chain giới thiệu giải pháp phát triển AI Agent

BNB Chain, mạng lưới blockchain ban đầu do Binance phát triển, đã công bố một giải pháp AI Agent mới, nhằm hợp lý hóa...

Giá JUP giảm 4% khi Jupiter chuẩn bị airdrop 600 triệu đô la token

Nền tảng tổng hợp DEX hệ Solana, Jupiter, sẽ triển khai đợt airdrop mang tên “Jupuary” vào lúc 15:30 UTC hôm nay (tức 22:30...
Binance giúp người dùng tiết kiệm 1,75 tỷ USD

Binance giúp người dùng tiết kiệm 1,75 tỷ USD phí chuyển tiền trong hai...

Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới theo khối lượng giao dịch, tuyên bố rằng người dùng của họ đã...
Bitcoin

3 chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng cần theo dõi khi giao...

Việc xác định thời điểm mua và thời điểm bán Bitcoin là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư. Một loạt...

EigenLayer Rewards v2 chính thức ra mắt trên Mainnet

Giao thức restaking Ethereum EigenLayer vừa công bố bản nâng cấp mainnet với phiên bản Rewards v2. Trọng tâm chính của bản nâng cấp EigenLayer...

Việc triển khai Uniswap v4 sẽ bắt đầu vào tuần này

Uniswap Labs thông báo rằng việc triển khai phiên bản v4 sẽ bắt đầu dần dần trong tuần này, nhằm tạo điều kiện cho...

Memecoin của Trump gây rủi ro cho luật tiền điện tử lưỡng đảng: TD...

Theo báo cáo từ ngân hàng đầu tư TD Cowen, memecoin của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Official Trump (TRUMP), có thể có...

Ethereum Foundation đấu đá nội bộ và khối lượng DApp giảm khiến giá ETH...

Vitalik Buterin đã phản hồi các lời kêu gọi thay đổi lãnh đạo tại Ethereum Foundation (EF), bác bỏ yêu cầu giám đốc điều...
Token TRUMP và MELANIA giả ghi nhận dòng tiền chảy vào 4,8 triệu đô la trong 24 giờ

Token TRUMP và MELANIA giả mạo đã thu hút 4,8 triệu đô la trong...

Memecoin mang tên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng vọt về mức độ phổ biến trong những ngày trước lễ nhậm chức...
Phantom thông báo tài sản người dùng vẫn an toàn sau cáo buộc 'lỗ hổng'

Phantom đảm bảo tài sản người dùng vẫn an toàn sau cáo buộc về...

Phantom, một trong những ví tiền điện tử hàng đầu trên blockchain Solana, khẳng định rằng lỗ hổng bảo mật mới được báo cáo...

Obol Collective chuẩn bị ra mắt token OBOL và airdrop cho hàng nghìn người...

Obol Collective, một nhóm trong ngành được thành lập vào năm ngoái với mục tiêu thúc đẩy công nghệ xác thực phân tán (DVT),...